Đánh giá thông tin trên mạng

Một phần của tài liệu Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến (Trang 145 - 146)

Tiếc là xét đoán giá trị nguồn thông tin càng trở nên thách thức hơn khi bạn tìm kiếm thông tin „dễ dãi‟ trên mạng, nghĩa là bên ngoài tư liệu được xuất bản. Để đánh giá nguồn thông tin trực tuyến, trước hết hãy duyệt qua danh sách kiểm nêu trên về phê phán các mẩu tư liệu. Sau đó xem xét thêm các điểm bổ sung sau đây.

Nhà soạn thảo/nhà tài trợ. Ai chịu trách nhiệm trang web này? Có phải là một cơ quan chính thức hay một nhóm phi chính phủ,… không? Bạn biết gì về cơ quan này? Hãy xem có một người tài trợ bên ngoài trả tiền cho trang này không. Nếu bạn cho rằng trang web này đáng nghi do nhà tài trợ, đừng phí thời gian đọc các văn bản ở đó. Cũng nên nhớ rằng thông tin do một cơ quan đáng tin cậy chung chung đưa ra không nhất thiết đúng sự thật. Như thông tin thống kê chính thức có thể căn cứ trên các dữ liệu xấu hoặc bị chỉnh sửa vì lý do chính trị.

Chọn lựa trong các cổng thông tin hàn lâm. Các tổ chức và cá nhân thiết lập cổng thông tin thường biết nhiều về các „tay chơi‟ trong một lĩnh vực cụ thể và mức độ tin cậy của số người này. Họ cố gắng chọn các trang chất lượng cao, và loại bỏ các trang xấu. Do đó một cách hay để tìm các trang tốt là sử dụng cổng thông tin tốt. Cổng thông tin thường được điều hành bởi các thủ thư với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu và các nhà lâm sàng. Nhiều trang liệt kê trong tài liệu này là các cổng thông tin.

Thông tin mở về danh tính. Hãy tìm các tài liệu mạng có ký tên, với các tác giả được xác định. Sau đó bạn có thể hỏi các câu hỏi tương tự về những người này như bạn hỏi về các tác giả của tài liệu in. Cẩn thận với những tài liệu có tác giả ẩn danh, trừ khi cơ quan chịu trách nhiệm được xác định rõ. Cảnh giác với kẻ giả danh xưng tên là các chuyên gia khoa học. Do thiếu hệ thống thẩm định, trên mạng bạn nhiều khả năng gặp phải họ hơn là trong tư liệu khoa học.

Ngôn ngữ. Chất lượng cách viết thường là thước đo tốt về chất lượng chung. Ngôn ngữ có thích hợp cho một chủ đề nghiêm túc không? Có rõ ràng và không vòng vo không? Có sạch lỗi chính tả và lỗi văn phạm không? Các từ kỹ thuật có được định nghĩa không?

Tài liệu tham khảo tới các nguồn gốc thông tin. Thông tin được trình bày như là các „sự kiện‟ trên các trang web cần được chứng minh. Nói cách khác, người soạn thảo nên làm rõ nguồn gốc thông tin, nêu tài liệu tham khảo thư mục đối với tài liệu in, xác định những người ra tuyên bố chính sách, ...

Nhất quán bên trong và bên ngoài. Kiểm tra các trang về tính nhất quán và tính hợp lý bên trong. Tuyên bố trong phần này có phù hợp với tuyên bố ở nơi khác trong trang này không? Có thêm bớt gì không? Bạn có chắc các tuyên bố về „sự kiện‟ là có thật không? Các tác giả này có tham gia vào các cuộc tranh cãi không lành mạnh, như rút ra các kết luận sai lầm từ các tuyên bố đúng không? So sánh thông tin trên một vài trang web về cùng chủ đề cũng là một cách hay. Tìm ra những điểm mà các trang web bất đồng và xem bạn có thể hình dung ra các lý do bên dưới không.

136

Cảnh giác với kẻ lừa đảo và gian lận!

Một phần của tài liệu Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến (Trang 145 - 146)