Phân loại các nhà tài trợ và các quỹ tài trợ

Một phần của tài liệu Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến (Trang 127 - 129)

Các nhà tài trợ có thể được phân loại dựa vào nơi họ nhận tiền, cách và nơi họ tài trợ, và mức độ họ tham gia vào công việc họ tài trợ. Các loại sau đây không dành riêng cũng chẳng đầy đủ. Nói cách khác, một nhà tài trợ có thể xếp vào hơn một 'hộp' và không phải tất cả các loại đều được liệt kê ở đây. European Foundation Centre có một bảng phân loại các quỹ tài trợ tại Châu Âu với 15 loại khác nhau, thậm chí còn nhiều nhóm không được nêu ở đây.

Các cơ quan Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc là một tổ chức lớn và phức hợp với nhiều cơ quan và chương trình. Như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), UNICEF, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) và Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc (UNIFEM). Các bộ phận này thường được gọi là „đa phương‟ do nhận tiền từ nhiều nước. Đến lượt họ lại thường tạo ra các tài trợ của riêng mình, thường dành cho chính phủ các nước thu nhập thấp và đôi lúc dành cho cả các tổ chức phi chính phủ.

118

Ngân hàng phát triển

Các ngân hàng quốc tế này được biết đến nhờ các khoản cho vay dành cho các chính phủ và sự tham gia của họ trong các chính sách kinh tế. Các ngân hàng phát triển quốc tế bao gồm Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Phát triển Châu Phi và các ngân hàng phát triển vùng. Mặc dù các ngân hàng này làm việc chủ yếu với các chính phủ, họ cũng cấp phát tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ.

Cơ quan Phát triển Chính thức (ODA)

Các ODA hàng đầu là các tổ chức như SIDA ở Thụy Điển, DFID ở Anh và USAID ở Mỹ. Các cơ quan này chuyển một phần ngân sách phát triển quốc tế của nước họ cho chính phủ các nước nghèo hơn, cũng như cho các tổ chức hoạt động trong các vấn đề quốc tế. Hỗ trợ như vậy được gọi là hỗ trợ „song phương‟ và các nước cung cấp tài trợ thường được gọi là các „nhà tài trợ song phương‟.

Các nước tài trợ chọn tiêu biểu các nước „đối tác‟ nào đó để nhận hỗ trợ song phương. Nên lưu ý rằng các ODA thường thay đổi ưu tiên tài trợ của họ theo sức ép chính trị, phản hồi từ các nước nhận và các đánh giá tính hiệu quả đối với các chương trình tài trợ hiện tại.

Một số ODA là đa phương, như Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD. Liên minh Châu Âu (EU) là một nguồn tài trợ đa phương khác. Hệ thống tài trợ EU phức tạp tới mức việc viết bản đề nghị tài trợ (và xử lý báo cáo nếu được nhận) đòi hỏi phải được huấn luyện đặc biệt và thậm chí các đại học Châu Âu hiện có các văn phòng đặc biệt để xử lý đơn xin và các tài trợ EU.

Chương trình tài trợ của doanh nghiệp

Nhiều công ty dành một phần lợi nhuận của mình cho các chương trình tạo phúc lợi cho các cộng đồng hoặc các nước họ có mặt. Các quỹ doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau; một số tập trung vào một cộng đồng đơn lẻ, và số khác lại có phạm vi toàn cầu.

Quỹ tài trợ tư nhân

Các quỹ tài trợ tư nhân đặt nền tảng từ tài sản riêng của một cá nhân hoặc gia đình, với các tài trợ được cấp theo quan tâm ban đầu của người sáng lập và của ban quản trị hiện thời. Các tổ chức này là một nguồn tài trợ khổng lồ, đặc biệt là tại Mỹ, nơi hệ thống thuế khuyến khích việc xây dựng các quỹ. Hiện tại có khoảng 80.000 quỹ tài trợ tư nhân ở Mỹ.

Quỹ tài trợ công cộng

Các quỹ tài trợ công cộng nhận tiền từ nhiều nguồn khác nhau, chứ không chỉ từ tài sản của một gia đình đơn lẻ. Họ dựa chủ yếu vào các chiến dịch quyên góp tiền gây quỹ, sau đó sẽ phân phát cho các hoạt động chọn lọc. Các quỹ cộng đồng, một phân nhánh của các quỹ tài trợ công cộng, thường giới hạn các tài trợ của họ cho một địa điểm cụ thể, một thị trấn hoặc thành phố hoặc ở một vùng lớn hơn.

Các quỹ tài trợ tự vận hành

Một số quỹ tài trợ tư nhân được xếp loại „operating‟ hoặc „operational‟. Các quỹ này sử dụng tài trợ của mình để tự tiến hành các hoạt động, chứ không tài trợ cho các tổ chức khác.

119

Bạn có thể tìm thấy nhiều nguồn tài trợ trên mạng. Quỹ tài trợ quốc tế

Một vài quỹ tài trợ đặt tại một nước nhưng chuyển tất cả hoặc hầu hết tài trợ của mình cho các sứ mạng quốc tế; các quỹ này thường được gọi là các quỹ tài trợ quốc tế. Như Bernard van Leer Foundation ở Hà Lan, Soros Network of Foundations ở Mỹ, Aga Khan Foundation ở Thụy Sĩ, …

Tổ chức phi chính phủ (NGO) và từ thiện quốc tế

Một số tổ chức có cơ sở pháp lý tại một nước – thường là một nước phát triển - nhưng lại gây quỹ khắp thế giới và sử dụng chúng vào các chương trình tại các vùng đang phát triển. Chúng thường được gọi là các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoặc từ thiện quốc tế. Như CARE và Save the Children.

Từ thiện và Quỹ ủy thác

Tại Anh cũng như các nước Thịnh vượng Chung, từ „foundation‟ không có ý nghĩa pháp lý. Thay vào đó, các quỹ tư nhân hoặc doanh nghiệp có thể được đặt vào các quỹ ủy thác từ thiện để dùng vào mục đích nhân đạo. Các hiệp hội và tổ chức phi chính phủ quyên góp tiền và sử dụng chúng cho các hoạt động của chính mình thường được gọi là các tổ chức từ thiện hay chỉ gọi là từ thiện.

501(c)3s

Tại Mỹ, các tổ chức và các cơ quan phi lợi nhuận có thể xin Internal Revenue Service (IRS) miễn thuế. Có nhiều loại pháp nhân đủ điều kiện, như nhà thờ, trường đại học, tổ chức phi chính phủ và quỹ tài trợ và nhiều loại khác nhau được mô tả trong phần áp dụng của luật IRS. Nhiều quỹ tài trợ cho tiền là 501(c)3s, nhưng các tổ chức nhận tiền của họ cũng là 501(c)3s.

Một phần của tài liệu Tìm kiếm thông tin y tế trực tuyến (Trang 127 - 129)