V. Bộ Tài chính và TCQLVTS, Hội đồng cổ phần hoá Doanh nghiệp:
1. Khái quát tình hình thực hiện CPH DNNN trong những năm qua.
1.3.6. Cơ chế chủ quản.
Theo nhận định của một số chuyên gia, việc duy trì cơ chế chủ quản đối với các Doanh nghiệp Nhà nớc nh hiện nay có thể gây ra tình trạng cục bộ giữa các ngành kinh tế và góp phần hình thành một môi trờng kinh doanh không bình đẳng giữa các loại hình Doanh nghiệp. Điều này là nỗi lo lớn đối với các Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Cơ chế chủ quản đã gây ra tâm lý e ngại cổ phần hóa cho rất nhiều Doanh nghiệp Nhà nớc hiện nay. Việc cổ phần hóa một Doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan chủ quản cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự bất lợi hơn rất nhiều so với các đơn vị còn lại, bởi ngoài việc đợc ban phát theo chỉ tiêu, kế hoạch, các Doanh nghiệp trực thuộc còn nhận đợc rất nhiều ân huệ vô hình mà cấp chủ quản đã tạo điều kiện cho họ. Điều này khiến cho các Doanh nghiệp cổ phần khó có thể cạnh tranh đợc với Doanh nghiệp Nhà nớc.
Điều dễ nhận thấy nhất là sau khi cổ phần hóa, khả năng thắng thầu của Doanh nghiệp đối với các gói thầu mà cơ quan chủ quản (của các Doanh nghiệp này trớc đó) làm chủ đầu t trở nên rất xa vời bởi mối quan hệ giữa chủ đầu t với CTCP không phải là mối quan hệ cha- con (chủ đầu t và Doanh nghiệp trực thuộc) nữa mà đã trở thành “kẻ bán- ngời mua” theo nghĩa thông thờng.
Việc duy trì cấp chủ quản đã tạo ra một sân chơi có tính độc quyền mà những ngời ngoài cuộc khó có thể chen chân vào đợc. Thực tế cho thấy, có khá nhiều Doanh nghiệp ngành xây dựng có đủ khả năng để thắng thầu đối với các gói thầu của ngành giao thông. Tuy nhiên, do không có sự nâng đỡ của bàn tay vô hình của cấp chủ quản, nên khả năng thắng thầu là rất nhỏ.
Khắc phục sự thiếu công bằng nêu trên, nếu những gói thầu do cơ quan chủ quản làm chủ đầu t, thì tất cả các đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản của Nhà nớc sẽ không đợc phép tham dự thầu. Trong cơ chế thị trờng, nên áp dụng nguyên tắc: “ai làm hài lòng chủ đầu t, thì ngời đó sẽ dành phần thắng”.
Tuy vậy, giải pháp nêu trên khó có tính khả thi và sự lập luận của các bên về giải pháp này cũng chỉ mang tính một chiều. Và nh vậy, xem ra, chỉ có xóa bỏ cấp chủ quản đối với các Doanh nghiệp Nhà nớc thì mới có đợc một sân chơi thực sự thống nhất và bình đẳng cho mọi loại hình Doanh nghiệp.