Việc rao bán cổ phần, Cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của Cty may Chiến Thắng (Trang 76 - 79)

V. Bộ Tài chính và TCQLVTS, Hội đồng cổ phần hoá Doanh nghiệp:

5. Việc rao bán cổ phần, Cổ phiếu.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Công ty cổ phần đạt đợc những kết quả bớc đầu khích lệ, nhng còn một số vấn đề tồn tại: làm thế nào để ngời lao động mua đủ và giữ đợc Cổ phiếu; các ngành, các cấp đối xử cha bình đẳng với Công ty cổ phần; cần xác định rõ vai trò quản lý Nhà nớc của các cơ quan chức năng thành phố với Công ty cổ phần...

 Mặc dù các văn bản hớng dẫn CPH Doanh nghiệp Nhà nớc có quy định việc bán Cổ phiếu cho nhà đầu t trong nớc trên cơ sở giá trị thực tế của Doanh nghiệp, nhng phơng pháp định giá này đợc sử dụng nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên mua Cổ phiếu sở hữu Doanh nghiệp Nhà nớc qua việc bán cổ phần với giá thấp. Việc rao bán cổ phiếu của Công ty Dệt may Sài Gòn trong tiến trình cổ phần hóa xem ra rất thành công khi trị giá cổ phiếu đợc đăng ký mua lên tới 30 tỷ đồng, trong khi phần vốn Nhà nớc tại Doanh nghiệp chỉ là 24,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là thời gian trớc đó, Công ty Dệt may Sài Gòn mặc dù đã đợc rao bán vài ba lần song không tìm đợc ngời mua do việc định giá phần vốn Nhà nớc tại Doanh nghiệp là 28 tỷ đồng. Nhng chỉ sau khi phần vốn Nhà nớc tại Doanh nghiệp đợc hạ xuống thì cổ phiếu đã bán đợc rất nhanh chóng. Trờng hợp trên cho thấy ranh giới để đánh giá Doanh nghiệp đó làm ăn

tốt hay xấu, cổ phiếu có hấp dẫn đợc cổ đông hay không xem ra vẫn cha cụ thể và các tiêu chí để xác định giá trị Doanh nghiệp đã cha tính hết các yếu tố có liên quan để đa ra một mức giá hợp lý nhất.

 Các văn bản hớng dẫn việc bán cổ phần Doanh nghiệp Nhà nớc CPH cho nhà ĐTNN cũng quy định giá Cổ phiếu do ngời chủ sở hữu Doanh nghiệp bán cho nhà ĐTNN là có thể đợc đàm phán nhng không đợc thấp hơn mức giá tính toán bằng phơng pháp kế toán, và việc bán Cổ phiếu sẽ đợc tiến hành theo phơng pháp đấu giá nếu nhu cầu mua Cổ phiếu của các Doanh nghiệp vợt quá 30% so với số lợng Cổ phiếu đợc phép bán cho nhà ĐTNN.

Mặc dù Quy chế bán cổ phần cho ngời nớc ngoài đã đợc ban hành nhng việc bán cổ phần cho ngời nớc ngoài cũng cha tiến triển đợc bao nhiêu. Rất ít Doanh nghiệp đủ điều kiện để bán đợc cổ phần cho ngời nớc ngoài. Tuy nhiên, thực tế cũng có những Doanh nghiệp làm ăn tốt muốn bán cổ phần cho nớc ngoài thì lại nằm trong diện cha cổ phần hoá hoặc một số Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì tỷ lệ cổ phần mà đối tác nớc ngoài muốn mua lại lên tới 70%.

Cần phải thấy điểm khác biệt cơ bản giữa việc cổ phần hoá DNNN và việc cổ phần hoá Doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở chỗ, cổ phần hoá Doanh nghiệp có vốn ĐTNN không làm thay đổi chủ sở hữu mà chỉ thay đổi hình thức sở hữu. Do đó, cần áp dụng phơng pháp định giá theo thị trờng khi tiến hành cổ phần hoá các Doanh nghiệp này.

 Việc cán bộ nhân viên của các Doanh nghiệp không có đủ tiền mua cổ phiếu cùng với việc giải quyết các vớng mắc trong quá trình cổ phần hoá vẫn cha thông thoáng cũng gây không ít khó khăn cho Doanh nghiệp. Ví dụ nh trong quá trình bán cổ phần Công ty Điện tử Phú Thọ Hoà, Tổng công ty Điện tử Việt Nam đề xuất bán 15% cổ phiếu cho đối tác nớc ngoài nhng cũng phải trình duyệt rất nhiều cơ quan chức năng nh Bộ Công nghiệp, Văn phòng

Chính phủ mới có đ… ợc quyết định đồng ý vào tháng 3/2001. Thế nhng, do nản lòng vì chờ đợi quá lâu nên phía nhà đầu t nớc ngoài lại không nhiệt tình mua cổ phiếu nữa.

Một trong những nguyên nhân làm chậm tốc độ bán cổ phần tại nhiều Doanh nghiệp hiện nay là do những qui định về hạn chế mua cổ phần đối với các cổ đông. Những qui định đó đã và đang tạo ra "bức tờng" ngăn cách giữa ngời mua và kẻ bán.

Theo qui định hiện hành, đối với các Doanh nghiệp Nhà nớc thực hiện cổ phần hóa thì lãnh đạo Doanh nghiệp không đợc mua cổ phần vợt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông. Ràng buộc này quá khắt khe. Khi cổ phần cha đợc bán hết, Giám đốc Doanh nghiệp làm sao mà biết đợc mức cổ phần trung bình sẽ là bao nhiêu để mà đăng ký mua.

Không chỉ có Giám đốc Doanh nghiệp, các cổ đông khác trong Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cũng bị khống chế mua cổ phần. Theo qui định hiện nay, một cá nhân chỉ đợc mua 5-10%, một pháp nhân đợc mua 10-20% tổng số cổ phần của Doanh nghiệp.

Sự khống chế nói trên là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều Doanh nghiệp sau khi đã có quyết định cổ phần hóa nhng hàng năm trời vẫn không thể bán hết cổ phần. Xí nghiệp Điện cơ thuộc Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Doanh nghiệp này đã có quyết định chuyển thành Công ty cổ phần từ tháng 1 năm 1999, nhng mãi đến tháng 8 năm 1999 mới bán đợc 37,28% số cổ phần, buộc phải đa cổ phần Nhà nớc lên cao hơn dự kiến ban đầu.

Chính vì những vớng mắc nêu trên, ngay từ cuối năm 1999, Bộ Tài chính và Ban quản lý - đổi mới Doanh nghiệp Trung ơng đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi một số điều trong Nghị định 44 để khơi thông cho quá trình cổ phần hóa, trong đó có ý kiến đề nghị xóa bỏ mức giới hạn mua cổ phần của ngời lao

động trong Doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn thực hiện việc này cần phải sửa Điều 13 của Pháp lệnh chống tham nhũng qui định đối với các Doanh nghiệp Nhà nớc cổ phần hóa, cán bộ lãnh đạo chỉ đợc phép mua cổ phần không vợt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông.

Hy vọng rằng, khi Pháp lệnh chống tham nhũng đợc sửa đổi, sẽ có căn cứ để điều chỉnh lại một số quy định trong Nghị định 44/CP.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK của Cty may Chiến Thắng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w