6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003
2.3.2 Thất bại trong đàm phán
Những cuộc sáp nhập đôi khi không thể kết thúc vì hai công ty không thể đồng ý với những điều khoản và điều kiện cần sựđồng ý chung. Trong một số trường hợp, đàm phán có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
Đàm phán sáp nhập đôi khi cực kỳ phức tạp và kéo dài. Từ đầu năm 2002, London Stock Exchange (LSE) đã mất nhiều năm để tìm kiếm một đối tác sáp nhập tiềm năng. LSE đã từng đứng ở vị trí hàng đầu ở thị trường chứng khoán Châu Âu. Tuy nhiên, những năm gần đây, hai đối thủ xuất hiện, đó là Deutsche Borse (của Đức) và Euronext (là sự tham gia của thị trường chứng khoán Amsterdam, Brussels, Lisbon và Paris). Sự hợp nhất những thị trường
chứng khoán đã làm cho Euronext lớn mạnh trong khi LSE trở nên bị cô lập ở Châu Âu. Vì vậy, LSE đối mặt với những vấn đề từ những nhà sản xuất dầu mỏ, công ty dược phẩm và nhà sản xuất ô tô. Sự lựa chọn hoặc là tiếp tục cô lập hoặc sáp nhập. LSE tham gia vào những cuộc đàm phán tỉ mỉ và phức tạp với Nasdaq (của Mỹ). Sự sáp nhập này cho phép cả hai thị trường tuân theo xu hướng hợp nhất các thị trường và sẽ cho phép Nasdaq có một vị trí vững chắc ở Châu Âu. Điều này có ý nghĩa quan trọng với Nasdaq vì năm 1991 sự mua lại Easdaq của nó đã thất bại trong việc đáp ứng mong đợi của thị trường. Cả LSE và Nasdaq nhận ra rằng bất kỳ dựđịnh sáp nhập hoặc mua lại nào cũng sẽ bị chống đối bởi Deutsche Borse và Euronext. Cả hai thị trường này lập tức sẽ tung ra những điều chống lại ngay khi LSE và Nasdaq thông báo kế hoạch sáp nhập. Kết quả là mong muốn kết hợp giữa LSE và Nasdaq đã không trở thành hiện thực.
Sự kéo dài của quá trình đám phán sẽ khiến cho quá trình thực hiện ngày càng trở nên phức tạp hơn với những tình huống không lường trước được, khiến các nhà quản trị lúng túng và tất yếu dẫn đến kết quả không như mong muốn.