6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003
3.3.2 Những khó khăn và thách thức trong hoạt động M&A tại Việt Nam
3.3.2.1 Khung pháp lý về hoạt động M&A chưa hoàn thiện
Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Tuy nhiên, hoạt động M&A tại Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn xuất phát từ vấn đề pháp lý, có thể kể ra như sau:
Thứ nhất, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện M&A chỉ dựa trên khung pháp lý dành cho Cổ phần hoá, phát hành và niêm yết chứng khoán. Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật cạnh tranh 2004 và Luật chứng khoán 2006, chưa có sự chuyên biệt. Điểm vướng ở đây là khái niệm về sáp nhập và mua lại chưa được chuẩn hóa, không được quy định thống nhất trong các luật có liên quan.
Thứ hai, hoạt động M&A vẫn còn đang được quy định rải rác trong các luật, văn bản pháp luật khác nhau, những quy định một cách chung chung, chưa có hệ thống chi tiết. Điều này không những làm cho các bên tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện mà còn làm cho các cơ quan quản lý khó kiểm soát các hoạt động M&A.
Chúng tôi xem xét một vài điểm cụ thểở một số luật để cho thấy tính chung chung cũng như sự chồng chéo trong quy định thực hiện M&A tại Việt Nam:
- Luật doanh nghiệp là văn bản pháp lý duy nhất điều chỉnh cả loại hình công ty trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động M&A. Nhưng thực tế, các quy trình thực hiện hoạt động M&A lại để hở khoảng trống khi các quy định hiện nay trong Luật doanh nghiệp chỉ mang tính sơ lược và chưa có được những quy trình cụ thểđể thực hiện tiến trình này. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công trong hoạt động M&A của các doanh nghiệp không cao. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn những đường đi khác nhau, như trở thành đối tác chiến lược, một hình thức thâu tóm theo chiều chéo thay vì chính thức bắt tay vào quy trình để thực hiện hoạt động M&A.
- Luật đầu tư (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006) có trước khi Việt Nam gia nhập WTO (11/01/2007) nên vẫn còn sự khác biệt giữa luật và cam kết, như phân định việc mua cổ phần là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.
- Luật đầu tư đã quy định hình thức hoạt động M&A, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Quyết định 36/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 11/3/2003 trước đây quy định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 30%, trong khi Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/9/2007 hướng dẫn Luật doanh nghiệp không hạn chế việc mua (điều 10), thì Luật chứng khoán năm 2006 lại giới hạn 49%. Sự chồng chéo này khiến các doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện M&A.
Thứ ba, cơ chế kiểm soát hoạt động M&A chưa phù hợp với thực tiễn phát triển. Việc kiểm soát các hình thức hoạt động M&A mới dừng ở mức giám sát thông qua Luật cạnh tranh và Luật chứng khoán và cũng mới dừng ở vấn đề giao dịch nội bộ, giao dịch của cổđông lớn. Luật cạnh tranh đã sử dụng “ngưỡng thị phần” làm cơ sở phân loại nhóm tập trung kinh tế và làm tiêu chí để xác định khả năng gây hại của các trường hợp tập trung kinh tế. Tuy nhiên, ở khía cạnh quản lý doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động M&A mà thị phần kết hợp trên thị trường liên quan chiếm từ 30 – 50% có nghĩa vụ phải thông báo với cơ quan cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp chưa hề quan tâm đến việc này, có thể doanh nghiệp chưa xác định được “ngưỡng thị phần” kết hợp của mình chưa đến 30% hoặc họ chưa quan tâm đến luật Cạnh tranh và không nghĩ rằng luật này sẽđiều chỉnh các hành vi đó.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, rào cản pháp lý là khó khăn lớn nhất cho việc thực hiện hoạt động M&A tại Việt Nam.
3.3.2.2 Hệ thống thông tin cho hoạt động M&A còn yếu kém
Khó khăn tiếp theo của hoạt động M&A Việt Nam là thiếu thông tin về doanh nghiệp mục tiêu và những thông tin tài chính chưa minh bạch. Do công ty mục tiêu luôn muốn bán được giá cao, nên có xu hướng đưa ra những thông tin có lợi cho doanh nghiệp mình, còn những thông tin thực sự cần thiết thì lại không được công bố. Từ đây đã tạo ra một rào cản làm hoạt động M&A chưa thực sự sôi động và thách thức này cũng là một trong những yếu tố gia tăng rủi ro cho hoạt động M&A tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư chưa thật sự chính xác và rõ ràng cũng hạn chế phần nào đến việc xây dựng và tiến hành hoạt động M&A của các doanh nghiệp. Do trong quá trình thẩm định giá trị và hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, thông tin cung cấp của đối tác chưa được minh bạch rõ ràng nên sẽ dẫn đến việc “lừa” nhau về mặt giá trị, vì vậy rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
3.3.2.3 Mức độ am hiểu hoạt động M&A của bên mua và bên bán chưa cao
Hiện tại có rất nhiều công ty tại Việt Nam có nhu cầu thực hiện M&A, nhưng do mức độ am hiểu cũng như trình độ kiến thức còn yếu kém nên việc tiếp xúc và tiến hành hoạt động M&A gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy mà đa phần các thương vụ M&A tại Việt Nam đều có sự tham gia của một bên là nước ngoài, chính điều này làm khả năng các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào những cái bẫy của những công ty nước ngoài là rất lớn, giống như trường hợp của công ty nước giải khát Chương Dương hoặc là của kem đánh răng Dạ Lan.
3.3.2.4 Tổ chức trung gian hoạt động chưa mạnh
Ở các quốc gia phát triển các tổ chức trung gian đóng vai trò là người tạo lập thị trường, tổ chức trung gian làm cầu nối giữa người bán và người mua, nơi cung cấp đầy đủ các dịch vụ và thông tin phục vụ hoạt động M&A. Đối với Việt Nam, hiện nay có khá nhiều các công ty chứng khoán, ngân hàng, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A, tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nguồn nhân sự, trình độ công nghệ, cơ sở dữ liệu và thông tin mà những tổ chức này hoạt động rất kém chuyên nghiệp, chưa thể hiện được vai trò tạo lập thị trường, hoạt động mua bán vẫn diễn ra với hình thức thuận mua vừa bán.
Trong những khó khăn mà các tổ chức trung gian đang gánh phải thì thiếu nguồn nhân sự chuyên môn là yếu tố khó khăn hàng đầu.Đây cũng là hệ quả tất yếu do hoạt động M&A còn khá non trẻ tại Việt Nam nên việc đào tạo nhân sự trong ngành này còn khá mới, phần lớn là từ nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán chuyển qua.
Ở Việt Nam, hàng chục trang web mua bán công ty lần lượt được khai sinh và được xem là nơi giao dịch của thị trường M&A. Điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của các công ty tư vấn, môi giới về M&A. Trên thế giới, hoạt động M&A không diễn ra dưới hình thức như vậy, chúng được thực hiện thông qua những nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp vao và nội dung thương thảo thương vụ M&A mang tính tuyệt mật đến phút cuối cùng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp, thậm chí hủy hoại ngay cả những dựđịnh đang được tiến hành.
Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng, họ vừa làm môi giới vừa làm tư vấn cho các thương vụ M&A. 3.3.3 Những nguyên nhân thất bại đặc trưng của hoạt động M&A tại Việt Nam
Mặc dù hoạt động M&A tại Việt Nam mới đi vào hoạt động trong thời gian gần đây, nhưng cũng như các thương vụ M&A trên thế giới, hoạt động M&A tại nước ta cũng đã mắc phải những sai lầm và dẫn đến thất bại. Các thương vụ này tất nhiên có những nguyên nhân thất bại giống như trên thế giới, ngoài ra, với đặc điểm riêng có của thị trường Việt Nam đã
tạo nên những nguyên nhân thất bại đặc trưng. Từ những phân tích về đặc điểm cũng như những khó khăn của hoạt động M&A tại Việt Nam, phần tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích những nguyên nhân thất bại đặc trưng này.
Nguyên nhân nền tảng dẫn đến các thất bại của các thương vụ M&A tại Việt Nam là do sự chưa hoàn thiện của thị trường này, đây cũng là sự thiếu sót khiến cho hoạt động M&A tại nước ta chưa thể phát triển như trên thế giới. Ngoài ra, những lỗ hỏng trong hành lang pháp lý cũng là một nguyên nhân đáng chú ý. Bên cạnh đó, có thể kể đến những nguyên nhân khác như: bất cân xứng thông tin, thiếu các tổ chức trung gian chuyên nghiệp và thiếu hiểu biết của các bên tham gia thực hiện thương vụ M&A.
3.3.3.1 Thị trường M&A chưa hoàn chỉnh
Ở nước ta, các yếu tố cấu thành nên thị trường như bên cung, bên cầu, các tổ chức trung gian đều đã có sẵn, nhưng vẫn chưa thể hình thành nên một thị trường giao dịch hoàn chỉnh. Nguyên nhân nằm ở chỗ, tuy nước ta đã có các yếu tố cầu thành, nhưng các yếu tố này vẫn chưa thật sự hoàn thiện và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Do vậy, vẫn không thể hình thành nên một thị trường M&A hoàn chỉnh và sôi nổi.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động M&A của Việt Nam dễ đi đến thất bại. Từ kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, ở những nước đã hình thành nên thị trường hoàn thiện, mọi hoạt động M&A đều được giao dịch trên thị trường, được các yếu tố cung cầu tác động, làm cho hoạt động mua bán trở nên sôi động hơn và có tính cạnh tranh cao hơn. Trong khi đó, ở nước ta, mua bán doanh nghiệp lại được đăng trên các trang web là chủ yếu. Điều này cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp, vì không thể dễ gì đánh giá một doanh nghiệp qua những thông tin trên báo đài. Hoạt động M&A không phải là hoạt động mua bán hàng hóa bình thường, do đó, không thể rao bán trên website như những hàng hóa khác được. Phải có các tổ chức đứng ra nắm thông tin bên nào cần mua, bên nào cần bán, và đem những doanh nghiệp cần mua và cần bán vào trong một cái “chợ” để chúng giao dịch với nhau, chứ không thể chỉ là bên nào đi mua thì phải chạy đi tìm bên bán như hiện trạng ở nước ta bây giờ. Điều đó sẽ gây khó khăn cho cả hai bên mua và bán, làm cho hoạt động kém sôi nổi hơn.
Để cho hoạt động M&A phát triển như trên thế giới, cần thiết phải thúc đẩy những yếu tố làm cho thị trường non trẻở Việt Nam hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
3.3.3.2 Thất bại do khung pháp lý chưa hoàn thiện
Vì còn nhiều thiếu sót trong hệ thống pháp lý nên khi các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoạt động M&A cảm thấy rất lúng túng. Lúng túng là bởi vì họ không biết nên làm như thế nào, làm như thế là có đúng luật hay không hay sau này có bị kiện cáo gì không? Các
doanh nghiệp rất ngại phải đụng đến luật pháp. Ngoài ra, họ còn lo sợ khi có rắc rối xảy ra, họ không biết phải dựa vào đâu để có thểđòi lại công bằng. Một phần do e sợđiều này mà nhiều doanh nghiệp đã không dám tiến hành mua bán, sáp nhập, vì họ sợ những rắc rối pháp lý nảy sinh về sau. Do đó, các vụ M&A đã thất bại từ khi mới hình thành ý tưởng do tâm lý lo ngại.
Một khía cạnh khác dẫn đến các thương vụ M&A tại Việt Nam khó có thể thành công là thủ tục cấp phép và sửa giấy phép chậm chạp, rườm rà. Điều này làm cho các thương vụ M&A thất bại ngay từ vòng đàm phán ban đầu, do thời gian xử lý các thủ tục quá lâu, dẫn đến việc các nhà đầu tư có thể thay đổi ý định, không tiến hành mua bán nữa.
Thêm nữa, những doanh nghiệp Việt Nam muốn thực hiện M&A ở nước ngoài cũng chưa thể dựa vào văn bản pháp luật nào một cách chính thức, điều này hạn chế những cơ hội mở rộng thị trường thông qua M&A hoặc khi tiến hành gặp phải khó khăn về cách thức cũng như các điều kiện bên phía đối tác đưa ra. Có thể nói doanh nghiệp Việt Nam “mò mẫm” trong những tình huống này. Vì vậy thất bại trong việc thực hiện M&A ra nước ngoài là điều dễ hiểu.
3.3.3.3 Thất bại do bất cân xứng thông tin
Đây là một vướng mắc rất lớn mà các nhà đầu tư quan tâm tới hoạt động M&A của Việt Nam phản ánh lại, đó là chính cơ chế tài chính, sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Cả bên mua và bên bán đều không thật sựđưa ra các thông tin cụ thể và chính xác về doanh nghiệp mình. Điều này thật sự nguy hiểm và dễ dẫn đến thất bại cho một thương vụ M&A. Đối với người muốn mua họ không thể nhanh chóng tìm được công ty mục tiêu hay ngược lại, vì thế làm tốn nhiều thời gian và chi phí cho một thương vụ giao dịch. Ngoài ra, khi đã xác định được đối tác giao dịch thì việc tìm kiếm các thông tin liên quan để đánh giá và định giá giá trị doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn.
Việc thiếu thông tin khiến công ty đi mua không thểđánh giá giá trị của công ty đi bán, không biết được những vấn đề phát sinh sau khi thực hiện M&A như những khoản nợ không được công khai, những khoản nợ tiềm tàng chưa phát sinh, những vấn đề vi phạm hợp đồng, pháp luật, bảo vệ môi trường mà bên mua không được cung cấp đầy đủ.
Tại Việt Nam, hoạt động M&A giữa một doanh nghiệp nước ngoài và một doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Các doanh nghiệp trong nước thường có xu hướng tin tưởng vào cái mác các doanh nghiệp từ nước ngoài, do đó, họ có thể bị che mắt, và bỏ qua việc tìm hiểu thông tin chính xác về công ty đi mua. Và nhiều trường hợp đã cho thấy rằng, vì không tìm hiểu và phân tích kĩđối tác, nên từ việc với mục đích ban đầu chỉ là hợp tác, dần dần các doanh nghiệp bên bán đã bị thâu tóm một cách dễ dàng.
Do vậy, việc cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và chính xác là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của các thương vụ M&A. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam thì đây là một vấn đề còn nhiều thiếu sót, làm cho các thương vụ M&A tại Việt Nam diễn ra không như mong đợi.
3.3.3.4 Thất bại do thiếu các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp
Hiện tại trên thị trường Việt Nam đã có một số công ty được xem là chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động M&A, trong đó có môi giới mua lại, sáp nhập doanh nghiệp như: IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, Công ty cổ phần mua lại doanh nghiệp và kết nối quốc tế ICE. Số lượng công ty có nhu cầu tham gia các sàn môi giới giao dịch này ngày càng tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Sự kém phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng của các công ty tư vấn khiến cho các doanh nghiệp khi tiến hành M&A không biết lấy thông tin từ đâu cũng như thực hiện phương pháp nào, các bước thực hiện đúng ra sao…để có thểđạt được mục tiêu chiến lược M&A của mình.