Làm suy kiệt tài chính

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 46)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

2.4.2 Làm suy kiệt tài chính

Để thực hiện một thương vụ, bên mua và bên bán đều phải chuẩn bị những nguồn kinh phí đáp ứng cho quá trình thương lượng thỏa thuận để mua lại, sáp nhập, đặc biệt là bên mua, phải bỏ ra một số tiền lớn để mua lại. Nếu một thương vụ mà thất bại trong khi bên mua chưa thu hồi được lợi ích gì thì điều này không khác gì một vụ đầu tư thất bại làm giảm khả năng thanh toán có nguy cơ dẫn đến suy kiệt tài chính và đưa đến phá sản. Điều này không chỉảnh hưởng tới bên mua và bên bán – chấm dứt sự sống cho cả hai mà còn ảnh hưởng tới cổ đông và những chủ nợ.

Việc không tìm hiểu kĩ trước khi sáp nhập khiến cho doanh nghiệp chịu những chi phí không ngờ tới như phải thanh toán các khoản nợ do doanh nghiệp trước khi sáp nhập để lại.

Còn phải kểđến việc kết quả của một thương vụ không biết trong ngày một ngày hai mà có thể rất lâu sau đó khiến cho cái chết của doanh nghiệp kéo dài, lôi kéo thêm nhiều thành phần bị thiệt hại do sự thất bại này:

- Các cổđông mới, tin tưởng vào một sự phát triển tốt đẹp trong tương lai và đầu tư vào doanh nghiệp nhưng không biết có một cái chết không báo trước.

- Những chủ nợ cho doanh nghiệp vay tiền để thực hiện thương vụ, có khả năng họ sẽ không được thanh toán nợ và mất trắng trong cuộc đầu tư thất bại.

- Các định chế tài chính giúp sức cho thương vụ, không chỉ bị ảnh hưởng về tài chính mà còn bịảnh hưởng đến uy tín trên thương trường.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)