Daiichi mua lại công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG (2006)

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 64 - 65)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

3.3.1.3 Daiichi mua lại công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG (2006)

Việc tập đoàn bảo hiểm Daiichi của Nhật Bản mua lại toàn bộ cổ phần của Bảo Minh - CMG là trường hợp chưa có tiền lệ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, vốn đang rất khó khăn và chịu áp lực cạnh tranh mạnh.

Trong suốt thời kỳ từ năm 1999 đến khi chuyển nhượng, liên doanh này luôn trong trong tình trạng lỗ kỹ thuật và xếp hàng cuối cùng trong số 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam xét theo doanh thu phí bảo hiểm hằng năm. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng của số lượng hợp đồng khai thác mới thì Bảo Minh - CMG xếp hàng thứ 3 trên thị trường.

“Chuyện chuyển nhượng này phù hợp với chiến lược của Bảo Minh và chiến lược của Tập đoàn Daiichi. Bảo Minh là doanh nghiệp chuyên về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Sau cổ phần hóa, chiến lược phát triển của Bảo Minh đã được hội đồng quản trịđề ra và biểu quyết tại Đại hội cổ đông thường niên đầu năm 2006 là tập trung vào dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, vốn là thế mạnh của Bảo Minh trong nhiều năm qua”, ông Nguyễn Thế Năng, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo Minh, giải thích.

Daiichi, đối tác nhận chuyển giao liên doanh bảo hiểm nhân thọ, là một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ nhì tại Nhật Bản, nơi có thị trường bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai thế giới. Daiichi cũng là công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 6 trên thế giới tính theo doanh thu phí bảo hiểm gộp hàng năm (29 tỷ USDMỹ trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2006).

Vốn điều lệ của Bảo Minh - CMG là 25 triệu USD nhưng vốn thực góp là 12.2 triệu USD trong đó Bảo Minh góp 6.1 triệu USD. Giá trị của hợp đồng chuyển nhượng vẫn chưa được phép tiết lộ. Nhưng theo ông Năng, các bên đều hoàn toàn hài lòng với mức giá chuyển nhượng như trong hợp đồng.

Thành lập vào năm 1902, tại Nhật Bản, Daiichi cung cấp một danh mục dịch vụ tài chính đa dạng, bao gồm bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí và quản lý tài sản với một mạng lưới phân phối toàn quốc bao gồm hơn 40 nghìn tư vấn chuyên nghiệp, làm việc toàn thời gian. Tính đến thời điểm tháng 3/2006, Daiichi quản lý khối tài sản lên tới hơn 276 tỷ USD Mỹ.

“Việt Nam sẽ là thị trường nước ngoài đầu tiên mà Daiichi có công ty bảo hiểm nhân thọ do mình sở hữu 100%. Daiichi cũng đang tiếp tục nghiên cứu để mở rộng hoạt động tại những thị trường tiềm năng khác”, đại diện của Daiichi tại Việt Nam nhấn mạnh.

Ngay sau khi việc chuyển nhượng được hoàn tất, Công ty sẽđược đổi tên thành Công ty bảo hiểm nhân thọ Daiichi Việt Nam và hoàn thiện hoạt động kinh doanh đểđáp ứng nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ của khách hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)