Hoạt động M&A Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

3.2.2 Hoạt động M&A Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, khác với thế giới, thị trường M&A lại sôi nổi hơn với sự gia tăng số thương vụ lên 146, nhiều hơn 35.2% so với năm 2007 nhưng giá trịđã giảm 35.02% đạt 1,117 triệu USD. Điều này đã phản ánh tốc độ chậm lại của một số giao dịch mua bán lớn và tốc độ cổ phần hóa chậm do hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá. Thực tế cũng cho thấy, xét về giá trị các giao dịch, Việt Nam dường như phải chịu tỷ lệ phần trăm giật lùi cao hơn hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tăng số lượng các giao dịch mua bán được thông báo là cao hơn nhiều so với các nước khác và các khu vực khác.

Sở dĩ có sự tăng trưởng này vì sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến cho các quỹđầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩđến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam.

Giống như trên thế giới, các thương vụđều được thực hiện nhanh chóng với sự thúc đẩy từ cả hai bên mua và bán. Mối quan tâm hàng đầu của những đối tác đi mua lại hiện nay là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề với họ. Bên mua thường “để mắt” đến các lĩnh vực viễn thông, bán lẻ và phân phối, hàng tiêu dùng, bất động sản, vật liệu xây dựng. Tiêu chí của họ là những công ty có thị phần ổn định, có khả năng tăng trưởng, hệ thống phân phối tốt, bộ máy quản trị hiệu quả. Họ tận dụng thời cơ này để nuốt những đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường, đồng thời cũng là một cách để tiết kiệm chi phí.

Điểm khác biệt lớn trong hoạt động M&A hiện tại so với trước đây là đối tác nước ngoài đi mua đa số là các doanh nghiệp đã hoạt động, hiện diện tại Việt Nam. Trong tình hình khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, không có nhiều công ty nước ngoài mạo hiểm mở rộng đầu tư ở thị trường mới mà họ chưa có kinh nghiệm hoặc chưa hiểu biết rõ, trong khi không ít doanh nghiệp Việt Nam mất thời gian tìm kiếm đối tác ởđâu đó trong khi đối tác có thể chào bán lại chính là khách hàng thường xuyên của mình. Bên mua và bán không gặp được nhau.

Trong giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện M&A bằng cách mua lại cổ phần với giá rẻ. Với tình hình ảm đạm của thị trường, khả năng tăng vốn từ các cổđông hiện hữu đã không còn, cộng thêm với sự thua lỗ từ những hoạt động tự doanh trong thời gian qua, rất khó cho nhiều công ty chứng khoán nhỏ tiếp tục hoạt động nếu không bán được cổ phần cho các đối tác nước ngoài. Vì vậy, khó khăn trong khủng hoảng có thể làm tăng xu hướng M&A trong lĩnh vực chứng khoán.

Sự suy giảm trên thị trường tác động tới tốc độ tăng trưởng của thị trường tài chính và bất động sản. Dòng tiền đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp đều giảm. Tổng vốn FDI vào Việt Nam giảm, gói kích cầu của chính phủ có tác động tức thời tới thị trường tài chính, ngân hàng nhưng về cơ bản, khi hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thì dòng tiền mới khó được tạo ra và góp phần làm giảm động lực phát triển cho hai thị trường tài chính và bất động sản. Tính thanh khoản của thị trường sẽ yếu đi, kết quả là nhiều dự án bất động sản sẽ có nhu cầu được chuyển nhượng.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)