Nhận định hoạt động M&A sau khủng hoảng

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 51 - 54)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

3.1.2.2 Nhận định hoạt động M&A sau khủng hoảng

Trong sáu tháng đầu năm 2009, hoạt động M&A thế giới vẫn mang một màu ảm đạm. Hoạt động M&A dường như đóng băng trước thị trường tín dụng khó khăn. Tổng giá trị các vụ M&A trong sáu tháng trên toàn thế giới chỉđạt 1,100 tỷ USD, mức thấp nhất từ nửa đầu năm 2004.

Tuy nhiên, hoạt động M&A đã bắt đầu khởi sắc cuối năm 2009. Các giao dịch đã tăng lên đáng kể, điển hình tại Bắc Mỹ tổng trị giá giao dịch đạt 115.6 tỷ USD trong tháng 11, nhiều nhất kể từ tháng 9 năm 2008.

Có các quan điểm cho rằng trong tình hình tài chính khó khăn và tín dụng đóng băng thì M&A là một điều xa xỉ, chỉ nên thực hiện trong những thời điểm hoàn hảo và nên từ bỏ trong lúc tình hình xấu đi. Điều này hoàn toàn sai. Mọi thỏa thuận luôn có sự rủi ro, nhưng không làm gì trong lúc kinh tế suy thoái có thể là điều rủi ro nhất trong tất cả. M&A là công cụ quan trọng trong việc thi hành chiến lược kinh doanh, bởi lẽ chiến lược kinh doanh cần được thi hành trong suốt chu kỳ kinh doanh, trong thời điểm kinh tế diễn biến hoàn hảo hoặc xấu đi. Thực tế cho thấy rằng có nhiều những thỏa thuận mang lại giá trị được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế.

Tình hình kinh tế khó khăn đã làm giảm nhiệt hoạt động M&A, tuy nhiên nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong các thương vụ M&A. Bởi trong khủng hoảng, cả bên bán và bên mua đều tỏ ra ít khắt khe hơn và vì vậy các cuộc thương thảo mang lại kết quả nhiều hơn, hay nói cách khác dễ mua bán công ty hơn. Hơn thế nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, khó khăn kinh tế là thử thách đối với doanh nghiệp này, song lại là cơ hội đối với các doanh nghiệp khác. Cả thử thách và cơ hội đều gia tăng động lực, thúc đẩy các bên trong hoạt động M&A. Điều này cũng dễ hiểu bởi thời kỳ khủng hoảng sẽ thanh lọc những công ty không đủ tiềm lực đểđứng vững, và tất nhiên khi đã không thể duy trì được hoạt động trong lúc khó khăn thì buộc các công ty vừa và nhỏ phải cần đến sự hỗ trợ từ những tiềm lực mạnh hơn. Thậm chí những công ty có thể đứng vững được trước cơn bão tài chính cũng phải cần đến những giải pháp khả thi để gia tăng tiềm lực tài chính nhằm phát triển và mở rộng thị phần. Và một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiến hành mua bán và sáp nhập.

Có thể nói, dựa trên sự phục hồi cuối năm 2009, hoạt động M&A sẽ có những bước tiến vượt bậc vào thời gian tới, mà cụ thể là năm 2010.

 Nhận định hoạt động M&A năm 2010

Năm 2010 bắt đầu với một số điểm đáng chú ý, các con số đã có xu hướng đi lên một cách vững vàng hơn, khác hẳn với cách đó một năm:

- Riêng trong tháng 3/2010, số thương vụ tăng 25% so với tháng 2/2010.

- M&A toàn cầu cũng tăng mạnh, nổi bật nhất là Châu Á Thái Bình Dương với 20%, tiếp theo là Bắc Mỹ 4% và Châu Mỹ La Tinh 2% .

Biểu 3.3 Xu hướng các thương vụ M&A theo số lượng

(Nguồn: www.intralinks.com)

Đồng thời có sự thay đổi cơ cấu ngành trong hoạt động M&A:

- Các thương vụ tăng mạnh nhất là trong ngành viễn thông, truyền thông, sản phẩm tiêu dùng, khoa học đời sống.

- Tăng khiêm tốn là trong công nghiệp, sản xuất, bất động sản và lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

- Và một sự tăng trưởng nhẹ nhàng cho ngành dịch vụ tài chính.

Với những thay đổi đó, chúng tôi đưa ra những nhận định cho hoạt động M&A năm 2010 như sau:

Đầu tiên, với sự lạc quan về tình hình kinh tế, hoạt động M&A năm 2010 sẽ có những bước đi mới, khởi đầu cho một thời kì mới, tăng trưởng sẽ xuất hiện trở lại bao gồm cả việc xem M&A như một phương tiện tăng trưởng như vậy.

Thứ hai, các nhà tài trợ tài chính (quỹ phòng hộ, các quỹ cổ phần tư nhân, đầu tư mạo hiểm) sẽ trở lại. Trong 9 tháng đầu năm 2009, chỉ có khoảng 3% thương vụ M&A toàn cầu từ các nhóm này - mức thấp nhất kể từ năm 2000 và cũng giảm khoảng 25% khối lượng năm 2007. Ngay cả một sự gia tăng nhỏ từ các quỹ này cũng có thể là một chất xúc tác cho sự tăng trưởng của M&A trong năm 2010.

Thứ ba, các thị trường mới nổi vẫn là sự thu hút rất lớn cho hoạt động M&A. Có thể nói Trung Quốc là một điểm sáng trong hoạt động M&A toàn cầu. Không chỉ Trung Quốc, những

Xu hướng các thương v M&A theo s lượng

TL % thay đổi so với Quí I 2008

thị trường châu Á khác sẽ là thị trường cho những công ty cần mở rộng. Xu hướng này có thể là chất xúc tác cho làn sóng M&A tiếp theo hy vọng sẽ xuất hiện trong năm 2010.

Thứ tư, có thểđược coi là điều quan trọng nhất, đó là sự lạc quan. Hoạt động M&A tăng giảm dựa trên sự sẵn lòng của ban quản trị và sự tự tin của họ mà các giao dịch sẽ tăng lợi nhuận, thị phần, lợi nhuận cổ đông… Một cuộc khảo sát với các chuyên gia trong lĩnh vực M&A đã được tiến hành bởi IntraLinks và Mergermarket trong tháng 8 và 9 năm 2009. Kết quả khảo sát tại Mỹ cho thấy 2/3 chuyên gia cho rằng tổng thể nền kinh tế sẽ cải thiện vào năm 2010, 16% cảm thấy hoạt động M&A đang phục hồi và 8% cho rằng điều đó sẽ xảy ra trước cuối 2009. Đối với kết quả khảo sát ở châu Âu, hơn 40% chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp thực hiện M&A sẽ tăng trong năm 2010. Đây là một phát hiện quan trọng bởi chiều hướng M&A có đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lạc quan và sự tự tin trong kinh doanh.

Trong một vài năm tới, cơ hội cho hoạt động M&A đang mở rộng. Những người mua châu Á, ít bịảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng hơn các đồng sự của họở châu Âu và Mỹ, lại sẽ có được sự khích lệ mạnh hơn trong việc tìm kiếm những vụ mua bán công ty ở nước ngoài.

Tình hình kinh tế thế giới đang có những chuyển biến tích cực, kinh tế Mỹ đang có chiều hướng tăng trưởng hình chữ V, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn lo sợ rằng kinh tế sẽ phục hồi theo chữ W, tức là xảy ra khủng hoảng kép. Mọi phân tích hiện tại vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác trong khi hoạt động M&A nương theo tình hình kinh tế. Tuy nghiên chúng tôi cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã kết thúc làn sóng M&A thứ sáu và năm 2010 là sự khởi đầu cho một làn sóng mới, mạnh mẽ và phát triển cao hơn.

Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày về tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)