6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003
3.2.3.1 Tình hình và đặc điểm của hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2009
Thứ nhất, số giao dịch tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2009, giá trị giao dịch giảm nhẹ so với năm 2008, tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều thương vụ M&A đáng chú ý. Trên thế giới, năm 2009, hoạt động M&A giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị, tuy nhiên hoạt động này tại Việt Nam có chiều hướng ngược lại với chiều hướng giảm sút này.
Về số lượng và giá trị, số thương vụ được công bố tiếp tục xu hướng tăng ổn định (khoảng 230 thương vụ); giá trị giảm nhẹ so với mức 1.1 tỷ USD năm 2008. Sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị phản ánh thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị trường đang phát triển như Việt Nam.
Về quy mô thương vụ, các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009, có thể thấy hai loại
thương vụ chiếm ưu thế: đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ.
Về đặc điểm các thương vụ, các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch); và doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt nam (chiếm 40% số giao dịch).
Thứ hai, ngành công nghiệp, năng lượng và tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Ngành công nghiệp chiếm gần ¼ toàn bộ các giao dịch M&A ở Việt Nam đã được thông báo, tăng từ 15% năm 2008 lên thành 24% năm 2009. Tỷ lệ các giao dịch M&A trong ngành năng lượng tăng từ 7% trong năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009 trong lúc đó tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành tài chính giảm từ 22% xuống còn 12%. Một sự gia tăng nữa trong giao dịch M&A là trong ngành nguyên vật liệu, từ 13% năm 2008 đến 18% năm 2009. Mặc dù có thêm nhiều giao dịch M&A đối với ngành hàng tiêu dùng trong năm 2009 nhưng tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành này đã giảm từ 10% năm 2008 xuống 7% trong năm 2009.
Biểu 3.4 Tỷ lệ phần trăm của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng
động nhất
Hoạt động M&A tại Việt Nam - Tỷ lệ % của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng động nhất
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30%
Công nghiệp Năng lượng Tài chính Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng 2008 2009
(Nguồn: PricewaterhouseCoopers)
Theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers, có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh thông qua M&A và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các thương vụ M&A trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu. Sự suy giảm về số lượng các thương vụ M&A trong ngành tài chính phần lớn là do sựảnh hưởng từ khủng hoảng toàn cầu trong ngành, điều này có nghĩa các tổ chức tài chính lớn khó có khả năng thực hiện các thương vụ M&A tại các thị trường như Việt Nam.
Thứ ba, loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt nam nhưng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2009, tuy không sôi động như giai đoạn trước. Có thể kểđến các thương vụ tiêu biểu như:
- Vào tháng sáu, Uniliver đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần của công ty liên doanh Unilever Vietnam từđối tác trong nước là Tập Đoàn Sản Xuất Hóa Chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem). Theo đó, công ty liên doanh Unilever Việt Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và được đổi tên thành Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam hay Unilever Việt Nam.
- Công ty chứng khoán Woori Securities (Hàn quốc) mua lại 49% cổ phần của công ty chứng khoán Biển Việt và đổi tên hành công ty chứng khoán Woori CBV.
- Công ty International Consumer Products (ICP) đã trở thành chủ sở hữu chính của công ty cổ phần thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này.
Thứ tư, xu hướng các công ty Việt Nam chủ động đóng vai trò là người đi mua. Điểm thú vịở chỗ, trước đây khi nói đến M&A hay nói đến đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quan niệm đó giờđây đã có thay đổi.
Thương vụ tiêu biểu cho đặc điểm này có thể kểđến đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại ngân hàng đầu tư Thịnh Vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC).
Thứ năm, sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước. Vai trò và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước hoặc được sáng lập bởi nhà nước tại Việt Nam còn khá lớn. Vì vậy, cùng với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; cũng như sự sắp xếp các thành viên trong một tập đoàn nhà nước; số thương vụ liên quan đến nhóm này vẫn tiếp tục được diễn ra trong năm 2009.
Hai ví dụ tiêu biểu cho việc chuyển nhượng và sắp xếp lại trong nhóm công ty có liên quan đến nhà nước: đó là thương vụ SCIC nhận chuyển nhượng phần đầu tư của Vinashin tại Bảo Việt và các thương vụ chuyển giao, hợp nhất trong Tập đoàn dầu khí Việt nam.
Thứ sáu, những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán: HT1 – HT2 và KMR – KMF. Năm 2009, đã xuất hiện những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán, mà điển hình là hai thương vụ: công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và 2, công ty KMR và KMF.