Viettel mua lại Vinaconex và những dự định thực hiện M&A ran ước ngoà

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 65 - 66)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

3.3.1.4 Viettel mua lại Vinaconex và những dự định thực hiện M&A ran ước ngoà

Diễn biến

Năm 2009 là năm mà xu hướng doanh nghiệp Việt Nam tiến hành đi mua lại các doanh nghiệp khác, điển hình là Viettel.

Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng TMCP Quân đội MB, Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy của thị trường chứng khoán. Vào tháng 2/2009, Viettel đã hoàn tất việc mua 35 triệu cổ phần của Vinaconex - một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam trong ngành xây dựng, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, tư vấn đầu tư, thiết kế, hoạch định, xuất nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và các ngành liên quan. Giao dịch này đã giúp cho Vinaconex thu được 701.9 tỷđồng (tương đương 40.1 triệu USD). Sau giao dịch mua bán này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và có ý định mua thêm cổ phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và Vinaconex cũng đã hoàn tất việc thành lập Công ty CP Tài chính Vinaconex – Viettel.

Không chỉ thực hiện chiến lược mua lại trong nước, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt nam đầu tư ra nước ngoài với việc đầu tư vào thị trường Campuchia. Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Theo đánh giá của Viettel, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tưđang bán lại các công ty viễn thông với giá giảm 2 – 4 lần so với giá cách đây 2 – 3 năm. Đây là cơ hội để Viettel thâm nhập thị trường quốc tế.

Nhận xét

Những “người mua” là khối tư nhân đã và đang trỗi dậy trong những năm qua tại Việt Nam do sự tận dụng được các cơ hội trên thị trường chứng khoán và tập trung được các nguồn lực.

Thương vụ giữa Viettel và Vinaconex có thể gọi là thành công, sự kết hợp này đã giúp cho Viettel mở rộng hoạt động của mình, tuy nhiên vẫn tập trung trong lĩnh vực thế mạnh của mình. Đồng thời với sự hỗ trợ của Vinaconex, Viettel hướng đến là một tập đoàn viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.

Trong thời kì hậu khủng hoảng như hiện nay, việc thực hiện các thương vụ M&A có thể là một chiến lược khôn ngoan cho các doanh nghiệp trong nước, cho thấy M&A ở Việt Nam đã có những bước tiến mới, khi mà các doanh nghiệp trong nước đã chủ động đi mua. Tuy

nhiên, các thương vụ M&A diễn ra hầu hết đều ở mục đích hợp tác, thân thiện là chủ yếu. Do không có hành lang pháp lý rõ ràng nên các doanh nghiệp hầu như tự tiến hành mua bán mà ít có sự can thiệp của pháp luật, nhất là khi doanh nghiệp Việt Nam muốn thực hiện M&A ra nước ngoài như Viettel.

Vì thương vụ Viettel đầu tư vào thị trường Campuchia là một thương vụ M&A mới, nên chúng ta chưa thểđưa ra nhận xét được về việc nó có thành công hay không, nhưng bước đầu đã cho thấy được sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một tín hiệu đáng mừng.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)