Xây dựng một qui trình thực hiện M&A hiệu quả

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 83 - 85)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

4.2.1 Xây dựng một qui trình thực hiện M&A hiệu quả

 Phải xây dựng một chiến lược rõ ràng cụ thể

Yếu tố chiến lược là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc quyết định một thương vụ M&A thành công hay thất bại. Do đó, đối với các doanh nghiệp có ý định muốn đi mua lại một doanh nghiệp khác thì phải xây dựng một chiến lược cụ thể, rõ ràng, nhằm tránh những rủi ro sau này có thể gặp phải.

Khi một doanh nghiệp muốn trở thành người mua thì cần phải xem xét M&A là một chiến lược lâu dài hay chỉ vì một mục đích trước mắt hay do áp lực kinh doanh. Không có gì phải nghi ngờ về khả năng thành công của những thương vụ M&A được đề xuất dựa trên những chiến lược kinh doanh chính đáng, những chiến lược đó thường sẽ thể hiện mục đích của nó một cách rõ ràng, với những kế hoạch cụ thể dựa trên những dự báo có căn cứ, những thương vụ M&A như vậy chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình từ phần lớn các cổ đông. Nhưng đôi khi những thương vụ M&A được vạch ra nhằm chạy theo một phong trào trước mắt hoặc là nhằm mục đích lẫn tránh trách nhiệm, muốn tạo ra một cái gì đó mới mẽ nhằm tìm kiếm một cơ hội giải cứu cho những khó khăn và áp lực cạnh tranh. Những thương vụ M&A loại này thường đưa ra những lý do thực hiện không rõ ràng, và ban quản trị sẽ phải thuyết phục các cổ đông không phải bằng những kế hoạch dự án cụ thể mà sẽ bằng sự lạc quan và những kỳ vọng cho tương lai. Do đó trong trường hợp này vô tình đã làm gia tăng rủi

ro cho công ty thực hiện M&A và nó trở thành một trò chơi đỏđen của những nhà quản trịđã khởi xướng ra hoạt động M&A.

Doanh nghiệp cũng cần phải cân nhắc với chiến lược đa dạng hóa của doanh nghiệp mình. Khi những nhà lãnh đạo muốn tiến hành M&A vì mục đích đa dạng hóa công ty, thì trước hết họ cần xem xét kĩ các yếu tố liên quan tới việc mở rộng này trong quá trình lên kế hoạch. Không phải lúc nào đa dạng hóa cũng mang lại một kết quả tốt. Động cơ của việc đa dạng hóa là làm giảm rủi ro kinh doanh của công ty, nhưng bản thân nhà đầu tư có thể thực hiện điều này thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Trong khi đa dạng hóa thông qua thực hiện M&A thường tốn thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa còn đòi hỏi các nhà quản trị phải có năng lực quản lý, trình độ và sự am hiểu những lĩnh vực đa dạng hóa đó. Đôi khi các nhà quản trị thường quá tự tin vào năng lực của mình, điều này dẫn đến những quyết định M&A thiếu thận trọng và là con đường dẫn tới những thất bại sau này

 Xác định mục tiêu khi thực hiện M&A

Công ty đi mua cần phải xác định mức độ phù hợp giữa công ty đi mua và công ty muốn mua. Khi công ty mục tiêu quá lớn so với công ty đi mua, khả năng thất bại có thể thấy rõ ràng, công ty mục tiêu trở nên khó nuốt, và việc điều hành một công ty quá lớn cũng sẽ là một trở ngại lớn đối với bên công ty đi mua, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Hơn nữa, những thương vụ như thế này thường đi kèm với những khoản nợ khá lớn, do đó, rủi ro của thương vụ cũng gia tăng.

Nếu hai công ty cùng qui mô sáp nhập với nhau và có sựđồng thuận của hai bên, họ sẽ không yêu cầu bên đối tác phải trả quá nhiều cho mình vì họ cần sự công bằng và sự bình đẳng giữa hai bên.

 Xử lý các vấn đề hậu M&A

Nếu như việc định giá doanh nghiệp là quan trọng để đưa ra được một mức giá giao dịch phù hợp thì việc xử lý các vấn đề hậu M&A là một điều hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn đến giá trị kỳ vọng đạt được sau khi sáp nhập. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến hậu M&A nhưng chúng tôi chỉđưa ra một số nội dung chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến giá trị kỳ vọng của công ty kết hợp.

- Lựa chọn hình thức kế toán phù hợp, không gây ra những tín hiệu và tác động xấu đến cổđông, đến các nhà đầu tư lẫn các chủ nợ của doanh nghiệp.

- Văn hoá của công ty kết hợp, trong các vấn đề hậu M&A thì vấn đề về văn hoá của công ty kết hợp là phức tạp nhất. Để có thể xử lý vấn đề này, đòi hỏi sự khôn khéo, linh hoạt lẫn nỗ lực hết mình của nhà quản trị nhằm xây dựng một nền văn hoá chung hơn là cố gắng thích nghi với văn hoá của một bên. Xử lý tốt vấn đề này sẽ tạo nên những điều kiện tốt cho

mọi người có một cái nhìn chung, đồng lòng hơn nhằm làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và có thểđạt được những lợi ích nhưđã kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)