Nhận định hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2010

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 60 - 62)

6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003

3.2.3.2 Nhận định hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2010

Mặc dù gặp phải những khó khăn do khủng hoảng kinh tế, nhưng hoạt động M&A vẫn phát triển, tuy giá trịđạt được không cao nhưng đã bước đầu hình thành những xu hướng mới sau khủng hoảng:

Khối ngoại thận trọng

Năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài ít hào hứng trong việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hơn so với trước đó, đặc biệt trong ba lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán và đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết (private equity). Điều này là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các tổ chức tài chính lớn e ngại, không muốn tăng đầu tư.

M&A ngành ngân hàng năm nay sẽ có phần khởi sắc, vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2010, các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3,000 tỉ

đồng. Vì thế, các tổ chức tín dụng sẽ chịu sức ép bán cổ phần để tăng vốn và M&A là một giải pháp cho họ. Tuy nhiên, việc tìm đối tác ngoại vẫn rất khó đối với các ngân hàng Việt Nam.

Mảng chứng khoán cũng được dự báo sẽ không có đột phá. Vì phần lớn công ty chứng khoán của Việt Nam chỉ mới được thành lập trong những năm 2006-2007, còn khá non trẻ, nên không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài mua lại.

Khối nội “tấn công”

Trong lúc khối ngoại ngần ngại thì ở khối doanh nghiệp nội, năm qua đã ghi nhận những thương vụ công ty Việt Nam mua lại công ty nước ngoài đầu tiên. Dù không thể dự báo chính xác số lượng các thương vụ M&A trong đó doanh nghiệp trong nước đóng vai trò người mua, nhưng năm 2010 xu hướng này hứa hẹn sẽ tiếp tục “nóng”.

Manh nha sáp nhập qua sàn

Trong năm 2009 chỉ có 2 cuộc sáp nhập lớn trên sàn chứng khoán là Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 và 2; Công ty Cổ phần Mirae (KMR) và Công ty Cổ phần Mirae Fiber (KMF).

Sang đến quý đầu năm 2010, thị trường chứng khoán cũng đã ghi nhận 2 cuộc chào mua công khai qua sàn với tỉ lệ mua khá lớn.

Thương vụ thứ nhất là việc Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương (HVG) chính thức chào mua công khai 3.75 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGF), tương đương 51.08% cổ phần.

Thương vụ thứ hai là Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) dự kiến chào mua 2.1 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) (tương đương 26% vốn điều lệ) và dự kiến hoàn tất vào giữa tháng 4/2010. Tổng vốn điều lệ PNJ sẽ nắm giữ sau đợt chào mua này là 49%, tỉ lệ sở hữu này giúp PNJ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của SFC.

Các thương vụ mua bán, sáp nhập qua sàn lại xảy ra sớm ngay từđầu năm là do kết quả kinh doanh yếu kém của một vài công ty từ năm 2009 khiến họ chọn mua bán, sáp nhập như một chiếc “phao cứu sinh”. Đơn cử như trường hợp của AGF. Lợi nhuận gộp của công ty này giảm mạnh từ 297 tỉđồng (năm 2008) xuống 106 tỉđồng (năm 2009), trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 19.8 tỉđồng lên 35.5 tỉđồng. Và việc chấp nhận sự chi phối của HVG có thể là cách hữu hiệu giúp AGF lấy lại vị thế.

Nói về xu hướng sáp nhập qua sàn trong năm 2010, có 2 luồng ý kiến từ các chuyên gia. Một là, số lượng các thương vụ dạng này sẽ tăng so với năm 2009. Ngược lại, không ít chuyên gia lại cho rằng mức tăng sẽ không cao, vì việc sáp nhập qua sàn thường vướng phải thủ tục rườm rà, quá trình đàm phán cũng không đơn giản.

Ngành công nghiệp tiếp tục dẫn đầu

Năm 2009, M&A diễn ra phần lớn ở các lĩnh vực then chốt như năng lượng, dầu khí, may mặc và xe hơi. Tuy nhiên trong năm 2010, xu hướng gia tăng các giao dịch M&A trong lĩnh vực công nghiệp đã thể hiện rõ chỉ sau hơn 2 tháng đầu năm. Đó có thể là các thương vụ mới, hoặc là kết quả của các cuộc thương lượng diễn ra trong năm 2009.

Xu hướng tái cơ cấu tổ chức

Thông qua một số thương vụ trong năm 2009 có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sáp nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu.

Một phần của tài liệu Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)