6 năm 2000 đến tháng 10 năm 2003
2.4 Tác động của các thương vụ M&A thất bại
2.4.1 Làm giảm giá trị doanh nghiệp
Mục tiêu lớn nhất của một thương vụ mua bán, sáp nhập là mang lại một giá trị cao hơn cho cổđông, đồng thời đây cũng chính là thước đo sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A. Một thương vụ thất bại, không chỉ tốn tiền của, thời gian, công sức của cả bên mua và bên bán mà còn làm cho giá trị doanh nghiệp, giá trị cổđông sụt giảm nghiêm trọng.
Khi doanh nghiệp bên mua tiến hành đi mua một doanh nghiệp khác, thất bại không chỉ nằm ở việc sự thỏa thuận không đạt được mục đích của cả hai, mà là những vấn đề phát sinh sau đó. Khi hai doanh nghiệp đã ở chung một nhà, những khó khăn bắt đầu nảy sinh. Và thất
bại xảy ra, nhà chung mới đã không còn phù hợp với cả hai. Thất bại nối tiếp thất bại, có thể là do chiến lược của chủ nhà, có thể là do nhiều lý do khác, nhưng đều dẫn tới một hệ quả, đó là tình hình doanh nghiệp làm ăn sa sút, bên mua đã không lường trước được những khó khăn. Kết quả là, giá trị doanh nghiệp sụt giảm một cách trầm trọng, cổ phiếu rớt giá, cổ đông mất niềm tin, mục tiêu ban đầu bị sụp đổ.
2.4.2 Làm suy kiệt tài chính
Để thực hiện một thương vụ, bên mua và bên bán đều phải chuẩn bị những nguồn kinh phí đáp ứng cho quá trình thương lượng thỏa thuận để mua lại, sáp nhập, đặc biệt là bên mua, phải bỏ ra một số tiền lớn để mua lại. Nếu một thương vụ mà thất bại trong khi bên mua chưa thu hồi được lợi ích gì thì điều này không khác gì một vụ đầu tư thất bại làm giảm khả năng thanh toán có nguy cơ dẫn đến suy kiệt tài chính và đưa đến phá sản. Điều này không chỉảnh hưởng tới bên mua và bên bán – chấm dứt sự sống cho cả hai mà còn ảnh hưởng tới cổ đông và những chủ nợ.
Việc không tìm hiểu kĩ trước khi sáp nhập khiến cho doanh nghiệp chịu những chi phí không ngờ tới như phải thanh toán các khoản nợ do doanh nghiệp trước khi sáp nhập để lại.
Còn phải kểđến việc kết quả của một thương vụ không biết trong ngày một ngày hai mà có thể rất lâu sau đó khiến cho cái chết của doanh nghiệp kéo dài, lôi kéo thêm nhiều thành phần bị thiệt hại do sự thất bại này:
- Các cổđông mới, tin tưởng vào một sự phát triển tốt đẹp trong tương lai và đầu tư vào doanh nghiệp nhưng không biết có một cái chết không báo trước.
- Những chủ nợ cho doanh nghiệp vay tiền để thực hiện thương vụ, có khả năng họ sẽ không được thanh toán nợ và mất trắng trong cuộc đầu tư thất bại.
- Các định chế tài chính giúp sức cho thương vụ, không chỉ bị ảnh hưởng về tài chính mà còn bịảnh hưởng đến uy tín trên thương trường.
2.4.3 Nguy cơ thất nghiệp
Một trong những khó khăn lớn nhất là việc không hòa nhập được về văn hóa công ty của hai doanh nghiệp tham gia thương vụ M&A, sự cản trở này dẫn đến việc nếu ai không hòa nhập được hoặc không thích hợp với môi trường mới sẽ bị đào thải. Chưa tính đến khi phải đối mặt với một thương vụ thất bại, việc cắt giảm chi phí để nâng cao tỷ suất sinh lợi khiến ban lãnh đạo phải cắt giảm nguồn nhân lực một cách tối đa. Tình trạng này dẫn đến một số lượng lớn không chỉ công nhân mà còn cả các nhân viên cấp cao (do không phù hợp môi trường) sẽ bị thất nghiệp.
Khi các tập đoàn lớn thực hiện hoạt động M&A, sự thành công (hay thất bại) của những thương vụ này không chỉảnh hưởng tới bản thân tập đoàn đó mà có thể dẫn đến một sự phát triển vượt trội (hay sự sụp đổ nặng nề) của một ngành hay nhiều ngành trong nền kinh tế. Do đó, khi chứng kiến các “ông lớn” thực hiện M&A, điều lo ngại lớn nhất là tác động dây chuyền tới những doang nghiệp khác trong ngành, tệ hại hơn là gây ảnh hướng xấu tới những ngành khác, khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này đã phân tích những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A, đồng thời cũng đã trình bày khá rõ về các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một thương vụ M&A. Những nguyên nhân cũng được minh họa trong những ví dụ nhỏ đi kèm. Qua chương 2, chúng ta có thể hiểu rõ hơn các cơ sở của một vụ thất bại, từđó có thể tránh đi những điều này và đưa đến thành công cho một thương vụ M&A.
CHƯƠNG 3: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM –
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI ĐẶC TRƯNG CỦA HOẠT ĐỘNG
M&A TẠI VIỆT NAM
3.1 Khủng hoảng tài chính và tình hình hoạt động M&A trên thế giới
3.1.1 Hoạt động M&A trên thế giới trước khủng hoảng tài chính năm 2008
M&A thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều giai đoạn, nổi bật lên là sáu làn sóng mua bán sáp nhập (xem phụ lục 3)
Những đợt sóng M&A này đều gắn với các cuộc khủng hoảng và biến động kinh tế trên thế giới, có một câu hỏi đã được đặt ra là liệu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 có tạo ra một đợt sóng mới? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ phân tích tác động của khủng hoảng đến hoạt động M&A trên thế giới.
3.1.2 Hoạt động M&A thế giới trong và sau giai đoạn khủng hoảng
3.1.2.1 Hoạt động M&A thế giới dưới tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 Đặc điểm của hoạt động M&A trong thời kỳ khủng hoảng
Khủng hoảng kinh tế tác động mạnh mẽ tới hoạt động M&A, làm xuất hiện những đặc điểm chung trong giai đoạn đặc biệt này:
Thứ nhất, các giao dịch M&A trong giai đoạn này thường chịu áp lực về thời gian. Do việc nhiều công ty trong giai đoạn này dưới tác động của thị trường và nền kinh tế phải chịu sức ép lớn về khả năng chi trả hoặc sự mất cân đối của bảng tổng kết tài sản, một số các giao dịch M&A trong giai đoạn này được diễn ra rất nhanh chóng.
Thứ hai, khác với thời điểm kinh tế thuận lợi, trong giai đoạn kinh tế khó khăn, một tỷ trọng lớn của các giao dịch M&A là các giao dịch bán doanh nghiệp có sự can thiệp của các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu của Bloomberg cho thấy hơn một phần ba các giao dịch M&A lớn nhất trong 2008 là có sự can thiệp hoặc tham gia của chính phủ.
Thứ ba, ngoài các giao dịch M&A trong cùng một thị trường, do có sự khác nhau về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia và sự biến động lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền, có nhiều M&A với bên bán và bên mua là các công ty từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đã sử dụng lượng tiền mặt sẵn có, lãi suất thấp và việc tăng giá của đồng Yên để mua các doanh nghiệp nước ngoài.
Với những đặc điểm như trên, tất yếu hoạt động M&A trong thời kỳ khủng hoảng sẽ có những khác biệt so với những thời kỳ trước đó, phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích những khác biệt đó.
Những khác biệt của hoạt động M&A trong thời kỳ khủng hoảng so với những giai đoạn trước
Năm 2008, thế giới chìm sâu vào cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới và để lại những thiệt hại đáng kể. Hoạt động M&A cũng không ngoại lệ: tổng số thương vụ M&A năm 2008 giảm 13.1 % so với năm 2007 và năm 2009 giảm 2.24% so với 2008. Tương tự với tổng giá trị các thương vụ cũng giảm đáng kể, cụ thể là năm 2008 giảm 24.38% so với 2007 và năm 2009 giảm 14.64% so với 2008.
Biểu 3.1 Số lượng thương vụ M&A và giá trịđạt được giai đoạn 2007 - 2009
(Nguồn: www.intralinks.com) Không chỉ có xu hướng tuột dốc mà hoạt động M&A còn có những thay đổi đáng kể do tác động của khủng hoảng, M&A có thể trở nên sôi động hơn trong thời kỳ suy thoái hiện nay so với những thời kỳ suy thoái trước đây, nhưng đó sẽ là một hình thái M&A hoàn toàn khác.
Thứ nhất, M&A đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu hơn là bị thống trị bởi một vài quốc gia. Trong các năm 2000 và 2001, Mỹ, châu Âu và châu Á đã giải ngân xấp xỉ tương ứng là 60% - 30% - 10% số lượng hợp đồng theo mục tiêu. Nhưng từ năm 2005 tới năm 2008, sự phân bốđã cân bằng hơn nhiều theo tỉ lệ tương ứng là 40% - 40% - 20%. Hoạt động M&A xuyên quốc gia đã tăng từ 23% theo tổng số trong năm 2000 lên 29% trong năm 2006 và 41% vào năm 2007 trước khi rớt xuống còn 35% trong năm 2008. Các thị trường mới nổi, đặc biệt ở châu Á, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển biến này; cụ thể là cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng chiếm tới 12% tổng số các hợp đồng M&A xuyên quốc gia trong năm 2008.
Thứ hai, trong những năm trước những hợp đồng quy mô lớn – hợp đồng được định giá từ 10 tỉ USD trở lên –đều bịđịnh hướng bởi sự tin tưởng vào thị trường cũng như xu hướng về sự tập trung ngành nghề lớn hơn. Trong năm 2008, sự tập trung của những hợp đồng này đã thay đổi một cách đáng kể: hầu hết chúng đều được tái cơ cấu trong lĩnh vực tài chính. Có 37 hợp đồng như vậy trong năm 2008, với giá trị gần 833 tỉ USD trên toàn cầu, đã chiếm một tỉ lệđáng kể trong tổng số hợp đồng về M&A.
Thứ ba, cuộc suy thoái những năm 2001 – 2002 đã không đẩy nhiều công ty lớn vào tình cảnh túng quẫn về tài chính nhưng cuộc suy thoái năm 2008 lại đang làm điều đó và như vậy sẽ chuẩn bị cho các hợp đồng định hình theo ngành nghề, quy mô lớn diễn ra theo con số cao hơn.
Thứ tư, ở những giai đoạn trước, các thương vụ M&A từ nguồn vốn đầu tư tư nhân chiếm số lượng rất lớn, đạt được 900 tỉ USD trong các thương vụ này (2007). Tuy nhiên, xu hướng này đã không còn đúng trong năm 2008 ngay khi các thị trường tín dụng bị vỡ nợ. Hầu hết số lượng hợp đồng bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân đã giảm xuống 72% so với năm 2007, chỉ chiếm khoảng 6% tổng số hợp đồng M&A. Quan trọng hơn là bản chất của những hợp đồng bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân đã khép lại sự thay đổi đột ngột. Kể từ khi tình hình trở nên khó khăn trong xu thế hiện này thì việc xây dựng tổ hợp doanh nghiệp cho những hợp đồng chung, có liên quan tới vốn đầu tư tư nhân trong những hợp đồng quy mô lớn chỉ còn thưa thớt và hầu như đã dừng hẳn. Trong năm 2008, duy nhất một giao dịch đơn lẻ kiểu như trên được công bố trị giá 10 tỉ USD, nhưng sau đó cũng bị hủy bỏ và không một hợp đồng có giá trị lớn nào nữa như vậy được thực hiện trong năm, so với 9 hợp đồng được thực hiện trong năm 2007 và 14 trong năm 2006.
Trong khi sự thay đổi trong xu hướng thị trường không nhiều thì cách các công ty nghĩ tới việc thực hiện những hợp đồng M&A cũng thay đổi rõ rệt. Những khác biệt chủ yếu đó nằm trong ba khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhất, về tốc độ thực hiện thương vụ. Khoảng thời gian giữa việc công bố và chốt lại các hợp đồng trị giá lớn hơn 1 tỉ USD rút ngắn đáng kể, từ khoảng 130 ngày (1995 – 2007) xuống còn gần 60 ngày trong năm 2008. Các công ty phải hết sức tỉnh táo về vấn đề này nếu muốn chốt hợp đồng thành công trên những thị trường không kiểm soát được. Điều này đòi hỏi họ phải đảm bảo được sự nhanh chóng, đánh giá trách nhiệm cao nhất nhắm vào những vấn đề chính và sau đó sử dụng các báo cáo lẫn bảo hành một cách mở rộng hơn đểđánh giá những vấn đề nhỏ còn lại.
Thứ hai, về quản lý cổđông. Trong thị trường ngày nay, một công ty không thể bắt đầu thương lượng hợp đồng mà thiếu hiểu biết chắc chắn về việc liệu hợp đồng đó có sự hỗ trợ cần thiết vào phút chót hay không. Thực tế, một công ty phải tích cực thiết lập được những kỳ vọng thực tế về lợi nhuận và sự tăng trưởng vì không thể như những năm trước, nhiều thành viên ban giám đốc và cổ đông đều chỉ có những kỳ vọng phi thực tế kiểu như tình trạng suy thoái vẫn chưa phản ánh được những ước tính lợi nhuận trong tương lai và vấn đềđó sẽđược quản lý nhằm đưa ra các biện pháp tăng trưởng mở rộng chính xác hơn.
Thứ ba, đánh giá nhanh cơ hội. Những cơ hội tốt nhất trong tình trạng suy thoái kinh tế thường là các mẩu tin tốt của danh mục vốn đầu tưđã túng quẫn tới mức buộc phải trở thành một món hàng bán tháo. Sự thành công trong môi trường này sẽ tùy thuộc vào việc chọn được những mục tiêu đúng đắn đểđầu tư: những điều này thường rất khác so với các loại hợp đồng kiểu các nhóm phát triển kinh doanh từng cân nhắc trong suốt những năm vừa qua. Lúc này chính là thời điểm phù hợp để dẹp sang bên việc suy nghĩ theo lẽ thường về M&A và phải nắm bắt được cái nhìn mới mẻ về ngành nghề của mình: đừng cho rằng bất kỳ công ty nào cũng sẽđơn giản “không để bán” trong vài năm tới mà hãy suy nghĩ rằng: những công ty nào sẽ phải trải qua khó khăn? Những bộ phận nào của những hoạt động kinh doanh nào sẽ trở nên thu hút? Và có thể cùng kết hợp với nhau để đưa ra các ý tưởng sáng tạo mà sẽ giữ lại, phát triển được chúng lên như thế nào?
Chúng tôi vừa trình bày sự khác biệt trong hoạt động M&A dưới tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, phần tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá xu hướng của hoạt động này khi cuộc khủng hoảng lắng dịu.
3.1.2.2 Nhận định hoạt động M&A sau khủng hoảng Hoạt động M&A trên thế giới năm 2009 Hoạt động M&A trên thế giới năm 2009
Trong sáu tháng đầu năm 2009, hoạt động M&A thế giới vẫn mang một màu ảm đạm. Hoạt động M&A dường như đóng băng trước thị trường tín dụng khó khăn. Tổng giá trị các vụ M&A trong sáu tháng trên toàn thế giới chỉđạt 1,100 tỷ USD, mức thấp nhất từ nửa đầu năm 2004.
Tuy nhiên, hoạt động M&A đã bắt đầu khởi sắc cuối năm 2009. Các giao dịch đã tăng lên đáng kể, điển hình tại Bắc Mỹ tổng trị giá giao dịch đạt 115.6 tỷ USD trong tháng 11, nhiều nhất kể từ tháng 9 năm 2008.
Có các quan điểm cho rằng trong tình hình tài chính khó khăn và tín dụng đóng băng thì M&A là một điều xa xỉ, chỉ nên thực hiện trong những thời điểm hoàn hảo và nên từ bỏ trong lúc tình hình xấu đi. Điều này hoàn toàn sai. Mọi thỏa thuận luôn có sự rủi ro, nhưng không làm gì trong lúc kinh tế suy thoái có thể là điều rủi ro nhất trong tất cả. M&A là công cụ quan trọng trong việc thi hành chiến lược kinh doanh, bởi lẽ chiến lược kinh doanh cần được thi hành trong suốt chu kỳ kinh doanh, trong thời điểm kinh tế diễn biến hoàn hảo hoặc xấu đi. Thực tế cho thấy rằng có nhiều những thỏa thuận mang lại giá trị được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
Tình hình kinh tế khó khăn đã làm giảm nhiệt hoạt động M&A, tuy nhiên nó cũng mở