BVMT là những hành động có ý thức nhằm giữ gìn và ổn định môi trường trong sự PTBV và nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo Luật BVMT (2005) của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Hoạt động BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học".
Khái niệm PTBV ban đầu được đưa ra chủ yếu từ mối quan hệ trước sự suy thoái của môi trường tự nhiên, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Chiến lược bảo tồn thế giới (Công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung đơn giản "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới PTKT mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái.
Theo Tổ chức Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) "PTBV là loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường…".
Đến nay, quan niệm PTBV đã được bổ sung, hoàn chỉnh hơn: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, đó là: PTKT, công bằng xã hội và BVMT (Perkins.2010). Nói đến PTBV là nói đến 3 trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình phát triển.
Các quan niệm về môi trường sinh thái, suy sự thoái và ONMT, BVMT và PTBV, tính bền vững của môi trường đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu của:
(1) Lê Huy Bá: Tài nguyên môi trường và PTBV, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 4.2002.
Việc nghiên cứu, tìm giải pháp để hạn chế sự suy giảm ONMT ngày càng trở nên cấp bách hơn đối với sự PTKT-XH của mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung. Cuốn sách "Tài nguyên môi trường và PTBV" của tác giả Lê Huy Bá giới thiệu về một cách tiếp cận mới đối với vấn đề đang được quan tâm - Tài nguyên môi trường và PTBV. Sách gồm 13 chương, qua 13 chương của cuốn sách, tác giả đã cố gắng trình bày rõ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và vấn đề môi trường. Và nghiên cứu mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên với BVMT nằm đảm bảo sự PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
trưởng và PTBV ở Việt Nam (STK), Nxb CTQG, Hà Nội.
Cuốn sách có độ dày 153 trang, với 4 chương nội dung trình bày những vấn đề cơ bản sau đây:
- TTKT là tiền đề, điều kiện cần cho PTBV, trên cơ sở luận giải: Một số vấn đề lý luận cơ bản về TTKT; các thước đo mức TTKT; các yếu tố nguồn lực TTKT; một số lý luận về phát triển và PTBV; mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển và PTBV và các điều kiện đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển và PTBV.
- Tài nguyên thiên nhiên, yếu tố không thể thiếu trong quá trình TTKT. Ở đây, tác giả cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề: tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, biển…) là yếu tố đầu vào quan trọng của TTKT; mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên với TTKT; và những giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý đáp ứng nhu cầu của TTKT.
- Môi trường với tăng trưởng và PTBV. Trong vấn đề này, tác giả cuốn sách đã đề cập khá rõ: Môi trường và các chức năng của môi trường; môi trường hiện nay và vấn đề đặt ra cho xã hội loài người; tình hình môi trường ở nước ta; mối quan hệ giữa môi trường với tăng trưởng và PTBV và các điều kiện và nguyên tắc kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với PTBV ở Việt Nam.
- Tác giả cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc những nội dung sau đây: + Các điều kiện kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với PTBV, đó là: sự nhận thức của nhà nước và dân cư; hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước.
Những nôi dung mang tính nguyên tắc về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường và PTBV, chẳng hạn như tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên
không tái tạo.
+ PTBV ở nước ta.
+ Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, con người và quá trình sản xuất xã hội.
(3) Bộ Công thương (2010), Doanh nghiệp Việt Nam và những vẫn đề môi trường, Nxb Công thương, Hà Nội.
Cuốn sách có ba phần cơ bản:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về môi trường
Phần II: Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn về môi trường
Phần III: Những vấn đề môi trườg liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế
Những vấn đề: Khái niệm môi trường, chức năng cơ bản của môi trường, môi trường - nguồn tài nguyên của con người, BVMT, khủng hoảng môi trường, ONMT, suy thoái môi trường, tiêu chuẩn môi trường, hệ sinh thái và vấn đề môi trường, môi trường và bảo vệ tài nguyên khoáng sản… được đề cập và phân tích khá rõ ở chương 1: Khái niệm về môi trường, phần I: Những vấn đề cơ bản của môi trường.