II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết
1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
2.1.2. Phát triển các ngành kinh tế gắn với bảo vệ môi trường
2.1.2.1. Phát triển nông nghiệp tác động đến môi trường ở nước ta
- Vài nét về PTKT-XH trong nông nghiệp
Từ khi có đường lối đổi mới, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI), nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển biến căn bản, chúng ta đã giải quyết được một vấn đề vô cùng trọng đại là đảm bảo an ninh lương thực dự trữ và trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới; Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1985-2011 tăng bình quân 5,4%/năm.
Bảng 2.2: Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp 1985-2011 (giá 1994)
Hạng mục Nghìn tỷ đồng Tốc độ tăng (%/năm)
Tổng GTSX 65,5 139,8 233,8 245,9 5,2 5,4 5,2 1. Nông nghiệp 51,5 112,1 169,5 177,6 5,3 4,3 4,9 1.1. Trồng trọt 41,4 90,9 129,4 135,4 5,4 3,7 4,7 1.2. Chăn nuôi 8,6 18,5 36,5 38,5 5,3 6,9 6,0 1.3. Dịch vụ 1,6 2,8 3,6 3,7 3,6 2,8 3,3 2. Lâm nghiệp 5,7 5,9 7,4 7,8 0,3 2,6 1,2 3. Thủy sản 8,3 21,8 57 60,5 6,7 9,7 8,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012
Năm 2012, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản là 3,4%; năm 2013 đạt 2,95%, thấp hơn năm 2012; năm 2014 đạt 3,0%. Nhận xét: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông- lâm- thủy sản có xu hướng giảm sút. Nông nghiệp cung cấp sinh kế kiếm sống cho 9,53 triệu hộ ở nông thôn và 67,64 triệu người ở nông thôn (năm 2013) và đóng góp vào GDP là 19,39%. Từ năm 2000-2010, tổng giá trị nông nông sản xuất khẩu đạt 106 tỷ USD, bình quân tăng 16,4%/năm; kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất là 27,5 tỷ USD, năm 2013.
Góp phần phát triển nông thôn và xói đói, giảm nghèo. Trong thập kỷ qua, kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến cuối năm 2010 đã có hơn 90% hộ nông dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 98,5% số xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã, trong đó 42,6% xã có đường liên thôn được nhựa hóa, trên 50% được bê tông hóa; 76% người dân được tiếp cận nước sạch và gần 60% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh…
Vê xói đói giảm nghèo: Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm từ 66,4% năm 1993 xuống còn 14,4% vào năm 2012. Các huyện nghèo năm 2013 chiếm 38,20% tổng số huyện trong cả nước, đã giảm xuống còn 33,20% vào năm 2014.
- Tác động của sự phát triển nông nghiệp đến môi trường
Sự phát triển của nông nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và sẽ có tác động mạnh đến môi trường theo 2 hướng: tích cực và tiêu cực.
+ Những tác động tích cực:
Những yêu tố tích cực đối với hệ sinh thái và BVMT mà nông nghiệp đã và đang hướng tới thực hiện tốt.
Đổi mới cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.
Cải tạo, BVMT đất, bảo vệ, khôi phục, phát triển tài nguyên rừng.
Thực thi một nền nông nghiệp sinh thái, hạn chế sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, sử dụng chế độ tưới tiêu hợp lý để phòng ngừa suy thoái đất, ô nhiễm nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sản xuất nông sản phẩm, cung cấp thực phẩm an toàn nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhân dân, BVMT nông nghiệp, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững.
Thực hiện mô hình chăn nuôi lợn làm hầm biogas sẽ mang lại lợi ích "kép" là tăng thu nhập cho nông dân và chất thải được sử dụng làm chất đốt, môi trường xung quanh được trong sạch.
Trong ngành nông nghiệp đã triển khai khá rộng rãi mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), tức hệ thống kinh tế nông nghiệp tổng hợp, do Hội làm vườn Việt Nam khởi xướng và thúc đẩy phát triển từ năm 1986. Thực hiện một cách có hiệu quả mô hình VAC đã giúp nông dân tăng thu nhập, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới và ứng phó với BĐKH.
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với chiến lược vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đổi mới phương thức sản xuất nông - lâm - thủy sản theo hướng hiện đại, ít gây ONMT.
+ Những tác động tiêu cực
Tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài nguyên, lạm dụng các chất hóa học trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản; mục tiêu kinh tế đạt được nhưng lại gây tác động xấu đến môi trường, làm tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu tài nguyên thiên nhiên (làm
thoái hóa đất, suy giảm rừng ven biển, tài nguyên nước ngầm, nguồn lợi hải sản ven bờ, đa dạng sinh học…). (1) Thời kỳ 1945-1975, cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975-1990: mất 2,8 triệu ha, bình quân mất 140.000ha/năm. Tuy nhiên từ năm 1990-1995, do công tác trồng rừng được đẩy mạnh, đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên [6, tr.148]. Chất lượng rừng ở các vùng còn rừng bị hạ thấp quá mức. Trên thực tế, chỉ còn khoảng 10% là rừng nguyên sinh. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2012 có hơn 20.000ha rừng tự nhiên bị phá để sử dụng cho nhiều mục đích: trồng cà phê, cao su, nhiều nhất để làm thủy điện (để làm ra 1 megawat điện chúng ta phải đánh đổi 10ha rừng), nhưng chỉ mới trồng bù được hơn 700ha.
Đốt nương làm rẫy, sống du canh du cư; trong tổng diện tích rừng bị mất hàng năm thì 40-50% là do đốt nương làm rẫy.
Chuyển đất rừng sang đất sản xuất các cây kinh doanh, đăc biệt là phá rừng để trồng cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên, chiếm 40-50% diện tích rừng bị mất trong khu vực.
Khai thác quá mức vượt khả năng phục hồi tự nhiên của rừng.
Do khai thác không có kế hoạch, kỹ thuật khai thác lạc hậu làm lãng phí tài nguyên rừng.
Do cháy rừng, nhất là các rừng Tràm, rừng thông…
Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất hóa học trong chiến tranh, riêng ở Miền Nam đã bị phá hủy khoảng 2 triệu ha rừng tự nhiên.
Hậu quả của việc phá rừng, giảm diện tích rừng nhanh chóng, đã gây ra nhiều tác hại rất nghiêm trọng đối với môi trường, đất đai, đời sống và sự PTKT-XH của đất nước. Một số vùng đầu nguồn do không có rừng đã không còn tác dụng điều tiết nước do vậy úng lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên ở Trung du và Đồng bằng, lũ quét ở vùng núi.
(2) Thoái hóa đất và ô nhiễm đất là tình trạng phổ biến đối với nhiều vùng ở nước ta
Đất bị thoái hóa là do khô hạn, ngập úng, lũ quét, đất trượt, xói lở, khai thác rừng bừa bãi - nạn phá rừng,… Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, KCN, làng nghề. Ví dụ: Ở nước ta, hàng năm sử dụng khoảng 15.00-25.000 tấn thuốc trừ dịch hại và thuốc bảo vệ thực vật, khoảng 0,4-0,5kg/ha. Một số nơi sử dụng ở mức cao hơn, như vùng rau Đà Lạt: 5,1-13,5kg/ha, vùng trồng bông ở Bình Thuận là từ 1,7-13,5kg/ha, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1,5-2,7kg/ha" [56, tr.103].
Lượng phân hóa học (NPK) ở Việt Nam được sử dụng ở mức trung bình là 62,7kg/ha, năm 1980, tăng lên 73,5 kg/ha, năm 1990 và tới nay còn cao hơn nữa [7, tr.255]. Nếu so với mức sử dụng phân hóa học trung bình của thế giới thì còn thấp. Song, quan trọng và phổ biến hơn là việc sử dụng phân hóa học vào thời gian không thích hợp (ngay trước khi thu hoạch) và sử dụng cả các loại thuốc bảo vệ thực vật, kháng sâu bọ… mà thế giới đã cấm sử dụng với liều lượng quá cao… làm cho các chất tồn dư trong đất và đặc biệt trong nông sản thực phẩm quá cao làm ONMT đất, nước, làm nhiễm bẩn thực phẩm… gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Ở nước ta, diện tích đất bị thoái hóa nghiêm trọng:
Đất bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, chiếm 16,7 triệu ha. Đất có độ phì nhiêu rất thấp và tầng đất rất mỏng chiếm 9 triệu ha. Đất khô hạn, chiếm 3 triệu ha
Đất bị phèn hóa, mặm hóa mạnh, chiếm 1,9 triệu ha [8, tr.127-128] (3) Sự lạm dụng đầu vào hóa chất, hạn chế trong quản lý tài nguyên nước và ít tận dụng phụ phẩm nông nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ cũng như tăng khí thải nhà kính (khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp ở nước ta theo các nguồn như: tiêu hóa thức ăn, phân gia súc và các động vật khác, sử dụng phân bón và các chất phế thải nông nghiệp khác, đốt
rơm rạ v.v...). Môi trường ở nông thôn chưa được quản lý tốt. Ô nhiễm nước thải, khí thải ở các KCN, làng nghề đang trực tiếp làm suy thoái môi trường, gây nguy hiểm cho sinh kế bền vững của người dân và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Thói quen sản xuất không tính đến yếu tố môi trường không chỉ gây bất lợi đối với sức khỏe của cộng đồng, mà còn đe dọa khả năng tiếp cận phân khúc thị trường quốc tế giá trị cao và yêu cầu cao về tiêu chí môi trường.
2.1.2.2. Phát triển công nghiệp tác động đến môi trường nước ta
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, ngành công nghiệp cũng có sự phát triển nhanh, đạt nhiều thành tựu quan trọng:
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp qua 17 năm (1991-2007) hầu như liên tục đạt 2 chữ số (bình quân 15,28%/năm). Từ năm 2008 -2013, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới… tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp chỉ là 1 chữ số (bình quân 7,7%/năm). Sản lượng của ngành công nghiệp và xây dựng, thời kỳ 2005-2013 chiếm khoảng 37% GDP [73, tr.86].
Thời kỳ 1995-2009, một số ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, như: công nghiệp sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính: 51,2%/năm, thiết bị điện: 24,6/năm, sản phẩm kim loại khác là 21,8%/năm, xe có động cơ như ô tô, xe máy: 20,5%/năm, đồ gỗ là 20,1%/năm, may mặc: 17,6%/năm, giấy là 16,6%/năm, da: 16,5%/năm và hóa chất 15,5% [37, tr.99].
Công nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với kỹ thuật tiên tiến hiện đại sẽ góp phần đẩy nhanh tốc dộ tăng trưởng của ngành này. Áp dụng công nghệ sản xuất sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch ngành công nghiệp đồng bộ với quy hoạch môi trường, đặc biệt chú trọng các khâu khai thác, sử dụng nguyên, nhiên liệu, xử lý tốt chất thải công nghiệp… là những tác nhân tích cực BVMT trong quá trình phát triển ngành công nghiệp.
Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp tất yếu dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng, nguyên liệu trong phát triển công nghiệp thì lượng các chất phế
thải trong công nghiệp và tiêu dùng cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, ở cả 3 dạng: lỏng, khí, rắn, gây ô nhiễm trong ngành công nghiệp.
Thực tế cho thấy, cùng với quá trình phát triển, các hoạt động công nghiệp đã có tác động mạnh tới môi trường tự nhiên, gây ra sự suy thoái, ONMT.
Thứ 1, Theo Bộ Công nghiệp (2004), các ngành công nghiệp Việt Nam có mức phát thải cao so với quy mô. Kết quả đánh giá này cho thấy, mặc dù mức độ ONMT thay đổi theo từng ngành công nghiệp, song cấp độ rất đáng quan ngại. Cũng theo kết quả này thì ONMT lớn nhất là các ngành luyện kim, thuộc da, dệt nhuộm, khai khoáng, nhiệt điện.
Bảng 2.3: Đánh gía chung về ô nhiễm của các ngành công nghiệp Việt Nam
STT Ngành Thành phần môi trường
Bụi Khí độc Tiếng ồn
Nước Kim loại Sức khỏe cộng đồng
1 Điện Nhiệt điện **** **** ** *** ** v Thủy điện v v v v v **** 2 Cơ khí ** ** *** ** ** *** 3 Hóa chất *** *** ** ** ** **** 4 Luyện kim **** **** *** *** *** *** 5 Điện tử v v v ** *** v 6 Khai khoáng **** ** *** **** *** ** 7 Dệt nhuộm **** *** ** **** *** v 8 Giấy **** *** ** **** v v 9 Thuộc da *** **** ** **** **** v 10 Bột ngọt ** ** v **** v v
Ghi chú: **** Ô nhiễm nặng; *** Ô nhiễm vừa; ** Ô nhiễm nhẹ; v không ô nhiễm Nguồn: Bộ Công nghiệp (năm 2004)
Nhìn chung, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp nếu không có hệ thống xử lý chất thải đều gây ONMT, như các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, sản xuất hóa chất đều có thể gây ô nhiễm nguồn nước theo mức độ khác nhau; các ngành sản xuất điện năng theo phương pháp nhiệt điện, phân bón hóa học, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất xi măng. Vật liệu xây đựng đều gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng môi trường sống. Ngay cả các ngành sản xuất
và lắp ráp các phương tiện giao thông tưởng chừng như là công nghệ cơ khí không gây ONMT nhưng gián tiếp khi dùng nhiên liệu cho các loại ôtô, xe máy mà thiết bị chế tạo không bảo đảm chất lượng hoặc thiết bị đã quá niên hạn sử dụng đều gây ra nạn ONMT sống do khí thải của các thiết bị này.
Thứ 2, trong ngành công nghiệp, công nghệ lạc hậu, yếu kém là nguyên nhân dẫn đến lãng phí và thất thoát tài nguyên. Xét dưới góc độ môi trường các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay có chi phí tài nguyên rất cao. Bức tranh về sử dụng tài nguyên hiện nay là rất đáng quan ngại và điều này có thể thấy rõ hai loại tài nguyên chính là nước và năng lượng.
Bảng 2.4: Chỉ tiêu thực tế sử dụng nước của một số ngành công nghiệp Việt Nam
Ngành Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm (m3)
Giấy 500m3/tấn giấy
Thép 3.000m3/tấn thép thỏi
70m3/tấn gang tinh luyện 50m3/tấn Foro 23m3/tấn than cốc luyện 4,5m3/tấn thép cán 3,6 m3/tấn sản phẩm sau cán Hóa chất 200-230m3/tấn urea 46% >700m3/tấn NH3
Rượu 30 lít nước/lít rượu công nghiệp