Quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 132 - 135)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

3.1.3.Quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014

10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ

3.1.3.Quan điểm cơ bản về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014

trường ở Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020

3.1.3.1. Phát triển kinh tế phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, với mục tiêu phát triển và hạn chế tác hại của thiên ta, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Nội dung của quan điểm này là:

Thay đổi tư duy và hành động "kinh tế trước, môi trường sau" sang tư duy và hành động" đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường" vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển. Đồng thời, khắc phục "quan điểm tư tưởng": Coi TTKT mới là mục tiêu đích thực cần được ưu tiên phát triển, còn bảo vệ tài nguyên và môi trường chỉ là phương tiện cho việc đạt mục tiêu kinh tế, và chi tiêu xã hội cho BVMT không phải là tiêu tốn, mà là để sinh lời, để phát triển.

BVMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của công dân. Nâng cao ý thức BVMT cho người dân và toàn xã hội; gắn nhiệm vụ, mục tiêu BVMT với PTKT-XH.

Đưa nội dung BVMT vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch PTKT-XH ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án. Thực hiện những chính sách BVMT song song với việc thực hiện các chính sách PTKT nhằm thúc đẩy chất lượng phát triển.

và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.

BĐKH đang tác động làm gia tăng rõ rệt những tổn thất, tổn thất về tự nhiên và môi trường, buộc các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược và có chính sách, giải pháp phòng chống thiên tai, ứng phó, thích nghi với BĐKH, nhất là nước biển dâng.

3.1.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm môi trường

Trong thời gian qua, do chú trọng vào TTKT, ít chú ý đến BVMT, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên như: rừng, nước ngọt, các nguồn tài nguyên khác, gây nên suy thoái môi trường, làm mất cân bằng các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam để lại nhiều hậu quả cho hiện tại và tương lai.

Hiện trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên đến cạn kiệt không chỉ xuất phát từ yếu tố công nghệ lạc hậu, mà quan trọng hơn, ở Việt Nam việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vốn là "một cứu cánh" cho bộ phận dân cư nghèo. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng phí, kém hiệu quả đã và đang là một trong những thách thức đối với Việt Nam trong việc đảm bảo PTBV về môi trường, kinh tế và xã hội. Vì thế, Đại hội lần thứ XI của Đảng ta đã nhấn mạnh "… ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi: xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm và cải thiện, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia" [32, tr.43].

Để thực hiện quan điểm này cần phải:

Bảo vệ và phát triển tái tạo tài nguyên là vấn đề cấp bách của quốc gia trong giai đoạn hiện nay: nâng cao vai trò quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược PTKT-XH; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, ra

sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển và tiêu dùng tài nguyên.

Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên là một vấn đề phức tạp được thực hiện bằng cách áp dụng các công nghệ, kinh tế và tổ chức nhằm nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hóa từ nguồn tài nguyên ban đầu.

Thực hiện có hiệu quả quá trình tái sinh tài nguyên

Lấy việc tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, nguyên liệu, tiết kiệm tài nguyên đất và sử dụng tổng hợp tài nguyên làm trọng điểm cho việc phát triển nền kinh tế xanh.

Giảm dần mô hình tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu trên cơ sở khai thác tài nguyên khoáng sản, và sản phẩm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp… sang các mô hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến có hàm lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn.

Khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững; kết hợp các công cụ và biện pháp kinh tế, tài chính, tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn để hình thành lối sống thân thiện với môi trường, tiêu dùng bền vững, tiết kiệm tài nguyên và BVMT.

3.1.3.3. Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là xu hướng chủ đạo ở Việt Nam

Nội dung chính của quan điểm này là "đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng. Trên cơ sở đó Chiến lược phát triển cần xác định rõ các nội dung chủ yếu: PTBV về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, PTKT tri thức, TTKT phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng

nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. PTKT-XH phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH.

Phát triển nhanh về kinh tế và PTBV có mối quan hệ biện chứng với nhau. PTKT với tốc độ tăng trưởng cao là tiền đề, điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và BVMT là động lực, nhân tố đảm bảo TTKT cao, bền vững. Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: PTBV là cơ sở để phát triển nhanh và phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho PTBV.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 132 - 135)