Đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 138 - 143)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ

3.2.2. Đổi mới mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường

mục tiêu thân thiện với môi trường

Trong mô hình tăng trưởng và phát triển đã thực thi ở nước ta mặc dù kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội lại ít được cải thiện; còn môi trường và chất lượng của các thành phần môi trường lại xấu đi và suy giảm. Đây là mô hình tăng trưởng, phát triển được thế giới cảnh báo là không nên theo đuổi, mặc dù các thành tựu, kết quả rõ rệt, nhanh chóng, đầy ấn tượng trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng phải trả giá trong phát triển dài hạn vì thành công của mô hình này dựa trên sự khai thác thô bạo, tàn phá thiên nhiên, hủy loại môi trường, đồng thời cũng hủy hoại luôn tương lai phát triển của mình. Vì thế, cần phải chuyển đổi tính chất "nâu" trong tăng trưởng và phát triển hiện nay ở nước ta sang tính chất xanh và bền vững thông qua điều chỉnh định hướng chiến lược tăng trưởng và PTKT-XH.

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định những quan điểm PTKT giai đoạn 2011-2020 là "đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng" và "phát triển nhanh gắn liền với PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược". Trên cơ sở đó chiến lược PTKT xã hội giai đoạn 2011- 2020 đã xác định các nôi dung chủ yếu: phải phát hiện bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế; đẩy mạnh CDCCKT, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu,

PTKT tri thức; TTKT phải kết hợp hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; PTKT-XH phải luôn đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trường.

Từ đó, một trong những mục tiêu của chiến lượng tăng trưởng giai đoạn 2011 -2020 là gắn tăng trưởng với bền vững môi trường, tức là tăng trưởng theo hướng thân thiện với môi trường, đề cao nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường.

TTKT theo hướng thân thiện với môi trường là TTKT phải đi đôi với sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên, phòng chống ONMT, có phương án xử lý môi trường, kỹ thuật phòng chống và giải quyết hệ quả ô nhiễm, có chính sách kinh tế phù hợp áp dụng cho các cơ sở kinh tế gây ô nhiễm, thực hiện sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề này; thực hiện quá trình đa dạng hóa sinh học,… với các nhóm giải pháp, nội dung chủ yếu liên quan đến định hướng tăng trưởng gắn với thân thiện môi trường là: Chú trọng PTKT xanh thân thiện môi trường.

Ý tưởng PTKT xanh đã được đưa ra trong những năm 1970, khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1972-1973, nhưng chưa thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng thế giới. Mãi đến tháng 10-2008, UNEP đã phối hợp với các nền kinh tế hàng đầu triển khai sáng kiến "kinh tế xanh" (Green Economy).

Hiện vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh, nhưng nhìn chung các quan niệm về kinh tế xanh đều nhấn mạnh đến yếu tố BVMT, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường. Theo Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP) kinh tế xanh là nền kinh tế cải thiện phúc lợi loài người và tăng cường công bằng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái. Hiểu một cách đơn giản kinh tế xanh là một nền kinh tế ít phát thải các bon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội. Đồng thời nó là chiến lược kinh tế để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững [19].

Cần phát triển kinh tế xanh để: Tạo việc làm, đảm bảo TTKT bền vững và ngăn chặn ONMT, trái đất nóng lên, cạn kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước mới phát triển như:

- Dành một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách kích thích kinh tế của mình cho kinh tế xanh và các loại hình phát triển xanh, tuy nhiên tỷ lệ này ở các nước là khác nhau.

"Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trong tài liệu Hướng tới nền kinh tế xanh do UNEP công bố năm 2011, mô hình kịch bản đầu tư xanh với số vốn khoảng 2% GDP toàn cầu (khoảng 1.300 tỷ USD), trong đó, khoảng ¼ của tổng số (0,5% GDP); tương ứng với số tiền là 350 tỷ USD được đầu tư cho các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn tự nhiên như các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nước sạch và thủy sản. Trong mô hình kinh tế vĩ mô, các tác giả cũng đã tính toán và chỉ ra rằng, xét trong dài hạn, đầu tư vào nền kinh tế xanh sẽ cải thiện hiệu quả kinh tế và tăng tổng lượng của cải trên toàn cầu" [24 hoặc 41, tr.48].

Bên cạnh việc đầu tư vốn, các nước phát triển chú trọng sử dụng các chính sách đòn bẩy, đặc biệt là thuế và hạn ngạch khí thải để CDCC sản xuất và tiêu dùng sang các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm nhằm xanh hóa nền kinh tế.

- Ưu tiên PTKT xanh tăng dần đầu tư cho: công trình tiết kiệm năng lượng; Năng lượng tái sinh; Giao thông bền vững. Việc phân bổ ngân sách vào lĩnh vực xanh nhằm mục tiêu dài hạn và trước mắt.

Ví dụ Canada đã công bố kế hoạch về BĐKH từ tháng 4-2007, trong đó đưa ra mục tiêu cắt giảm 20% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2020 so với mức 2006.

Mỹ đang cố gắng cải thiện hình ảnh là nước tiêu thụ năng lượng hoang phí nhất và phát thải lớn nhất thế giới. Chính phủ Mỹ đã thông qua một loạt

tiêu chuẩn mới về khí thải với hy vọng mỗi năm tiết kiệm được gần 2 tỷ thùng dầu và giảm được 30% khí phát thải ra môi trường. Chính phủ Mỹ đã đặt kế hoạch đến hết năm 2012 điện năng của Mỹ phải dùng năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng hạt nhân.

Trung Quốc, năm 2011 đã dành 51 tỷ USD cho việc khai thác các nguồn năng lượng sạch, chiếm 19,8% tổng số vốn đầu tư của toàn thế giới (257 tỷ USD).

Nhật Bản, quốc gia đã bị thảm họa động đất - sóng thần năm 2011, đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân, đã đầu tư 9 tỷ USD vào phát triển năng lượng xanh, đứng thứ 6 cùng với Anh và Tây Ban Nha, Nhật Bản tăng đầu tư vào phát triển điện mặt trời nên năm 2011 đã đưa công suất phát điện mặt trời từ 1,3 triệu KW lên 4,9 triệu KW. Tuy nhiên chỉ bằng 20% so với Đức và 38% so với Italia (UNEP, 2011).

Bên cạnh việc thúc đẩy kinh tế xanh trong nước, nhiều nước phát triển còn sử dụng kinh tế xanh như là công cụ để tạo lợi thế trong quan hệ kinh tế quốc tế, như: đưa ra các yêu cầu về phương pháp sản xuất, khai thác và chế biến sản phẩm không gây ảnh hưởng đến môi trường; áp dụng các chính sách bảo hộ đối với các ngành kinh tế sạch, gắn các điều kiện về môi trường vào các thỏa thuận kinh tế với các nước đang phát triển.

Theo đó, Việt Nam đã ban hành và thực hiện khung chính sách, chương trình, dự án… theo hướng PTKT xanh, như:

+ Hoàn thiện và bổ sung thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ONMT, như: Luật BVMT, Luật đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật khoáng sản, sửa đổi Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Thuế tài nguyên… Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển các dự án cải thiện ô nhiễm, "BVMT"; Chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Chương

trình phát triển các ngành công nghiệp môi trường tới năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

+ Xây dựng và triển khai các dự án lớn nhằm khắc phục tình trạng ONMT, từng bước cải thiện môi trường tại các lưu vực sông chính (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ…), các khu đô thị lớn, như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hạ Long…, và các KCN tập trung.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ văn, BĐKH và đánh giá tác động để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng chống thiên tai và "Chiến lược quốc gia về ứng phó với BĐKH, "Dự án BĐKH châu Á - Việt Nam", "Chương trình hành động thích ứng với BĐKH". Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

+ Thông qua chương trình phát triển nhiên liệu sinh học. Và ngày 29- 10-2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

+ Xây dựng và phát triển lối sống xanh, tiêu dùng xanh: Thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh; thực hiện sản xuất và tiêu đùng sạch, bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, BVMT. Kết hợp vác công cụ và biện pháp kinh tế, tài chính, tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn để hình thành lối sống thiên thiên với môi trường.

+ Cải tiến cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại, công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng và nguyên liệu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp; dành một tỷ lệ ngân sách thỏa đáng cho việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít chất thải, công nghệ xử lý ONMT…

+ Phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ môi trường và tái chế chất thải, sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường sản phẩm xanh, phát triển mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.

+ Phát triển nhanh ngành công nghiệp môi trường, một ngành bao gồm các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế, tối thiểu hóa hay hiệu chỉnh tác hại tới môi trường nước, không khí, đất cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020, công nghiệp môi trường sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần BVMT.

Tóm lại: Tăng trưởng và PTKT hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường là một nội dung của PTBV, đảm bảo cho kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, góp phần quan trọng vào thực hiện chiến lược quốc gia về BĐKH.

3.2.3. Nhóm các giải pháp gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 138 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w