Thực trạng gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 97 - 103)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

177 kWh/tấn sản phẩm sau cán Hóa chất Tiêu hao cho 1 tấn Urea 46%

2.1.3. Thực trạng gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với vấn đề môi trường

công nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với vấn đề môi trường

2.1.3.1. Quy hoạch, kế hoạch phát triển khu đô thị và vấn đề môi trường Một là, vai trò phát triển của đô thị hóa

Có thể thấy rằng từ khi đổi mới đến nay, các thành phố, các khu đô thị và KCN ở nước ta phát triển tương đối nhanh và là những khu vực đi đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Gần 30 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa (ĐTH) ở Việt Nam diễn ra khá nhanh, nhất là trong hơn 10 năm gần đây. Năm 1990 tỷ lệ ĐTH đạt 17-18% (cả nước chỉ có 500 đô thị lớn nhỏ), năm 2020 là 23,6% năm 2010 đạt 31% (trên 700 đô thị). Đại hội lần thứ XI của Đảng ta dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ ĐTH ở Việt Nam sẽ là 45%. Tại các thành phố, các khu đô thị với sự sầm uất, đông dân cư và sự PTKT, văn hóa, xã hội… gia tăng khá rõ rệt.

Đô thị hóa đã góp phần thay đổi cảnh quang môi trường đô thị, xây dựng đô thị xanh, sạch, đẹp…Đồng thời, đã thúc đẩy hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, xử lý ô nhiễm nước, khí và chất thải …gây ô nhiêm môi trường

Tuy vậy, bất cập trong quy hoạch phát triển đô thị, trong xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội đô thị là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị ở nước ta.

Hai là, ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị ở Việt Nam

ĐTH làm cho dòng người di cư từ vùng nông thôn vào thành phố tăng lên và bùng nổ các phương tiện giao thông đã dẫn đến những thách thức nghiêm trọng về môi trường. Hơn nữa quá trình ĐTH nhanh, theo chiều rộng

và có sức lan tỏa mạnh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái.

- Tài nguyên đất bị khai thác quá mạnh để xây dựng đô thị làm suy giảm diện tích ao hồ, diện tích cây xanh do san lấp, chuyển đổi để xây dựng công trình và nhà ở. Chẳng hạn: năm 1995 Hà Nội có 110 hồ với hơn 2.100ha trong tổng diện tích xây dựng 10.000ha. Nhưng thực tế hiện nay đã san lấp hết 30% diện tích hồ, trong khi đó lại không có hồ mới dù trong quy hoạch các khu đô thị đều có hồ, nhưng chủ đầu tư không đào hồ [54, tr.113].

Quá trình ĐTH trong vòng 14 năm trở lại đây của thành phố Hồ Chí Minh đã làm biến mất 47 con kênh với tổng diện tích là 16,4ha, đặc biệt là san lấp hồ Bình Tiên rộng 7,4ha - một trong những hồ chứa nước quan trọng nhất của thành phố. Chỉ trong vòng 8 năm (2002-2009) khả năng chứa nước của hệ thống hồ ao, kênh rạch… của thành phố đã giảm gần 10 lần. Cùng với sự gia tăng các đô thị là sự gia tăng dân số đô thị: năm 1986, tỷ lệ dân cư tại đô thị là 19%, năm 2010 là 34,5% (khoảng 26,3 triệu người), dự báo đến năm 2020 là 45%. Theo đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng lên: Theo thống kê thì 50% nguồn nước cung cấp cho đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm. Tại Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000m3 (300 triệu m3/năm); thành phố Hồ Chí Minh khai thác khoảng 500.000m3/ngày (khoảng 200.000 triệu m3/năm); các đô thị khu vực Đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000m3/ngày (khoảng 110 triệum3/năm). Tại một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau nguồn nước ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn, chất lượng suy giảm rõ rệt, nhất là ô nhiễm Asen và vật chất hữu cơ, các hợp chất nitơ… Đồng thời với tăng nhu cầu sử dụng nước là sự tăng khối lượng nước thải. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VAVNE) nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây ONMT nước. Ở thành phố Hà Nội, lượng nước thải

sinh hoạt, nước thải công nghiệp trung bình xấp xỉ 450.000m3/ngày đêm. Trong khi đó năng lực thoát nước thải, nước mưa không đáp ứng so với nhu cầu (chỉ đạt 35%) [21, tr.50].

- Ô nhiễm nước ở các khu đô thị đang ở trong tình trạng báo động. Dân số gia tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị không thể đáp ứng nổi và đang xuống cấp nhanh chóng. Đến nay chỉ có khoảng 30% nước thải từ các khu đô thị được qua xử lý. Trong khi đó, phần lớn các đô thị có sông lớn đi qua, những dòng sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn là một minh chứng, đã xuất hiện nhiều đoạn bị ô nhiễm chất hữu cơ và kim loại nặng. Ở Hà Nội, những kết quả quan trắc môi trường gần đây cho thấy, các con sông nội thành đã bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng. Các thông số đo được đều vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt. Xét về vệ sinh môi trường, chất lượng nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt ở các đô thị là một vấn đề đang thu hút sự chú ý. Điều cần nhấn mạnh là chất lượng nước đang giảm sút tại nhiều nơi do bị ô nhiễm ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đô thị lớn và vừa, nước thải sinh hoạt vẫn còn lẫn lộn với nước thải công nghiệp không qua xử ly tập trung. Nguồn nước thải đó đổ ra gây ô nhiễm nặng nề cho các con sông, đến mức báo động, như sông Tô Lịch, Kim Ngưu (ở Hà Nội), kênh Thị Nghè, Tân Hóa, Tầu Hủ (ở TP Hồ Chí Minh). Một số con sông khác trong mùa mưa, hàm lượng các tạp chất quá cao, gây khó khăn không ít cho việc xử lý cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp [1, tr.371].

- Nước thải trong các khu đô thị cũng nằm trong tình trạng tương tự. Nước thải từ các khu dân cư, từ nhà trường, các cơ quan… hầu hết đều trực tiếp xả ra mà không có bất kỳ một biện pháp xử lý nào. Nồng độ chất độc hại đều ở mức độ không cho phép. Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và các thành phố và các thị xã lớn. Hệ thống thoát nước ở, các đô thị (kể cả những đô thị lớn) đều hoạt động bất cập khi mưa to kéo dài dẫn đến

úng ngập cục bộ. so với yêu cầu, hệ thống thoát nước ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt chưa đến 60%. Hà Nội và Hải Phòng chỉ đạt chưa đến 40%. Các đô thị khác còn thấp hơn, chưa kể còn khá nhiều đường phố ở một số đô thị không có hệ thống thoát nước. Điều đó chứng tỏ rằng vấn đề môi trường chưa được chú ý trong quy hoạch xây dựng các vùng đô thị [1, tr.371].

- Ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải sinh hoạt ở đô thị, có chất hữu cơ chiếm trên 50% tổng lượng; độ ẩm của rác thải gần 50%. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, số người tràn về đô thị đông (năm 1986, dân số đô thị chưa đầy 1,2 triệu, đến nay đã trên 20 triệu), nên chất thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Loại chất thải này gồm hai loại: vô cơ và hữu cơ. Loại vô cơ như mạnh thủy tinh, vỏ hộp, đá vụn, loại hữu cơ như thức ăn thừa, giấy loại, quần áo rách, gỗ, rau, lá cây,… có thể phân hủy để làm phân bón. Nhưng nếu phân hủy vi sinh không đúng kỹ thuật thì nó lại gây ra những ô nhiễm tiếp theo.

Hiện nay, hầu hết rác thải đô thị không được phân loại tại nguồn, chỉ thu gom chung rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc thu gom rác thải cũng chỉ mới đạt khoảng trên 2/3 số rác thải ở các thành phố lớn và khoảng 1/3 số rác thải ở các đô thị nhỏ. Về phương tiện thu gom, thì chỉ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là có xe chuyên dùng có thùng chứa kín. Việc tập trung rác thải đô thị cho đến nay vẫn chủ yếu là đổ dồn vào các bãi lộ thiên chưa có sự kiểm soát đẩy đủ về kỹ thuật. Hiện mới chỉ có một nửa số tỉnh, thành có sự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Ở thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày người dân thải ra khối lượng 34.000 tấn rác (trong đó 38% rác không phân hủy), các cơ sở sản xuất thải ra 200.000m3 nước thải độc hại không có hệ thống xử lý, các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Người nghèo sống trên kênh rạch, sử dụng nước thải trên sông kênh rạch và thải chất bẩn vào kênh rạch [1, tr.171-172].

- Chất thải y tế cũng là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng ở các vùng đô thị, nhất là khả năng truyền dịch bệnh. Ước tính rác thải rắn y tế có khoảng 34

tấn mỗi ngày, trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1/3. Tuy việc phân loại rác thải rắn này đã có phần cải thiện hơn trước và đã có một số lò đốt chất thải y tế đã được vào sử dụng, nhưng nói chung tác động xấu của chất thải rắn y tế cũng chưa hạn chế được bao nhiêu [1, tr.172].

- Ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, không khí ngày càng bị mô nhiễm nặng vì khói xe, khói các nhà máy sản xuất công nghiệp, bụi bặm công trường. Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 chỉ rõ nguồn gây ô nhiễm không khí ở các đô thị là hoạt động giao thông vận tải đô thị "đóng góp" khoảng 70% khí SO2. Theo thông tin từ Hội thảo về ô nhiễm không khí ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 7/5/2010, nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Tại các khu đô thị mới đang thi công, nồng độ bụi thường vượt tiêu chuẩn cho phép 10-20 lần. Theo Tổng cục môi trường, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, ô nhiễm bụi trong không khí được liệt vào loại nhất nhì thế giới.

Nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng ONMT ở các đô thị, là: (i) Nhận thức về BVMT của người dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành chưa cao, chưa đánh giá đúng mức vấn đề môi trường đối với PTBV; (ii) Việc bất cập trong xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội đô thị trước sự tăng dân số cơ học ở đô thị, tốc độ CNH và sự phát triển mạnh mẽ các hoạt động dịch vụ, du lịch…; (iii) Quy hoạch xây dựng đô thị đang là vấn đề phức tạp, nan giải, nhiều bất cập; (iv) Thực thi các Luật BVMT chậm và kém hiệu quả.

2.1.3.2. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH đã hình thành các KCN

Tính đến hết tháng 9-2012, cả nước có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là khoảng 80.000ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.100ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích

đất tự nhiên; 178 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích đất tự nhiên là 47.300ha và 105 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.800ha [21, tr.51].

Hình thành mạng lưới các KCN, khu kinh tế (KKT) đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp, dịch vụ phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng chung của cả nền kinh tế. Các KCN, KKT đã giải quyết việc làm cho gần 2 triệu lao động trực tiếp và hàng chục triệu lao động gián tiếp và tạo kim ngạch xuất khẩu gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhiều khu công nghiệp đã chú ý đến việc trồng cây để bảo vệ môi trường, xây dựng các công trình xử lý chất thải, khí thải, nước thải…góp phần tích cực vào việc bảo môi trường tại các khu công nghiệp. Tuy vậy, sự bất cập trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường các khu ông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở nước ta

Tại Việt Nam nhiều KCN đang gây ONMT nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ các chất độc hại đang tăng lên. Đặc biệt trong thời gian gần đây, vấn đề ONMT đã và đang trở thành vấn đề nóng hổi khi các vụ vi phạm về môi trường rất nghiêm trọng của các nhà máy trong các KCN ở các địa phương bị phát giác.

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2009, với chủ đề "Môi trường KCN Việt Nam" thì hiện trạng môi trường xung quanh không ít các KCN Việt Nam đang bị suy thoái nghiêm trọng. Khoảng 70% trong số hơn 1,3 triệu m3 thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ONMT nước mặt. Có đến 57% KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Không khí ở các KCN, đặc biệt là các KCN cũ, do các nhà máy trong KCN sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường. Lượng chất thải rắn tại các KCN ngày càng gia tăng, trong khi vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn còn nhiều bất cập.

Theo thống kê, lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh hằng năm tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khá lớn (khoảng 113.118 tấn), đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Năm 2007, Cục BVMT đã kiểm tra tổng cộng 384 cơ sở, 47 KCN và 7 làng nghề trên địa bàn 41 tỉnh/thành phố trên phạm vi toàn quốc bao gồm: Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau, Sóc Trăng… qua kiểm tra, đã phát hiện 69 cơ sở gây ONMT và 47 cơ sở gây ONMT nghiêm trọng.

Theo dự báo, tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đến năm 2010, nếu tất cả các KCN đều sử dụng hết diện tích, thì các xí nghiệp sẽ thải ra một lượng chất thải rắn lên tới khoảng 3.500 tấn/ngày tức lớn gấp 29 lần so với hiện nay, trong đó có khoảng 700 tấn chất thải độc hại [1, tr.365].

Ở Việt Nam, việc các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gây ONMT đang trở nên nhức nhối và gây bất bình trong xã hội. Các cụ như Vedan xả nước thải ra sông Đồng Nai, Miwon xả nước thải, khí, chất rắn chưa qua xử lý làm ONMT nghiêm tọng làm thay đổi khí hậu, sự đa dạng sinh học, làm chết không ít các dòng sông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Dư luận xã hội phẫn nộ những tin tức về vụ phát hiện Công ty Vedan Việt Nam xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải, cùng với hành vi gây ONMT có hệ thống của công ty khác. Theo ước tính của nhiều báo đưa tin, mỗi ngày Vedan có thể xả nước thải tới 5.000m3 ra sông. Nghiêm trọng hơn, hành động này được cơ quan kiểm tra đánh giá có chủ định "che mắt", khi Vedan Việt Nam sử dụng hệ thống xử lý nước thải thiết kế bởi hàng ngàn van đóng, mở tự động.

Hộp 1: Sự xâm hại môi trường của một số công ty ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w