Tăng trưởng, phát triển kinh tế song hành với công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 75 - 81)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

2.1.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế song hành với công tác bảo vệ môi trường

Ở VIỆT NAM THỜI KỲ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường xét trên một số "mặt" cụ thể "mặt" cụ thể

2.1.1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế song hành với công tác bảo vệ môi trường môi trường

Việt Nam đã đưa ra chủ trương TTKT bền vững, tức là tăng trưởng nhanh gắn với sự PTBV. Ngay từ Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường PTKT-XH của Việt Nam đã được khẳng định: "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, TTKT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT". Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: "PTKT- XH phải luôn coi trọng và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH" [32,tr.99].

Thực hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về vấn đề: PTKT và BVMT, trong suốt quá trình đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay, bên cạnh thành tựu PTKT-XH, công tác BVMT cũng đã đạt được một số kết quả quan trọng.

2.1.1.1. Vài nét về thành tựu tăng trưởng, phát triển

Trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm: năm 1988 là 6,01%, năm 1989: 4,68%, năm 1990: 5,09%, khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất và ổn định, trong hơn nửa thập niên 1992-1997 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 8,75%/ năm [73, tr.79].

Trong giai đoạn 1998-1999, tốc độ tăng trưởng giảm sút đáng kể: năm 1998 đạt 5,8%, năm 1999: 4,8%. Nguyên nhân là: Do cải cách thể chế kinh tế có xu hướng chậm lại; Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông

Á năm 1997; Những biến động bất lợi trên thị trường thế giới. Tuy vậy, chỉ 2 năm sau, nhờ quá trình đổi mới và cải cách thể chế kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh, tốc độ tăng GDP được khôi phục trở lại. Tốc độ tăng GDP bình quân thời kỳ 2000-2007 là 7,55%/năm. Riêng năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam có sự suy giảm đáng kể, nhưng tốc độ tăng GDP vẫn đạt 5,66%.

Từ năm 2009-2013, tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt bình quân 5,74%/năm [73, tr.78].

Nhờ tăng trưởng cao và ổn định mà quy mô của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể.

Thành tựu tăng trưởng là nhân tố chủ yếu góp phần làm tăng quy mô của nền kinh tế và do đó tăng thu nhập bình quân đầu người.

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người trong các năm 2005-2013 Năm GDP theo giá thực tế (tỷ VND) Dân số trung bình (nghìn người) GDP/người (nghìn đồng) Tỷ giá VND/USD bình quân GDP tính bằng USD theo tỷ giá thực tế (triệu USD) GDP/người (tính bằng USD) 2005 914 82.392,1 11.093 15.847 57.677 700 2006 1.062 83.311,2 12.743 16.008 66.317 796 2007 1.244 84.218,5 14.769 16.109 72.211 917 2008 1.616 85.118,7 18.985 16.582 97.455 1.145 2009 1.809 86.025,0 21.030 18.130 99.785 1.160 2010 2.158 86.932,5 24.822 19.499 110.662 1.273 2011 2.780 87.840,0 31.647 20.862 133.252 1.517 2012 3.245 88.772,9 36.558 20.901 155.275 1.749 2013 3.584 89.708,9 39.955 21.039 170.365 1.899 Nguồn: [73, tr.78] Từ đây cho thấy, GDP tính bằng USD theo tỷ giá thực tế, năm 2013 tăng 32,7 lần so với năm 1988 (5,473), do đó GDP/người năm 2013 tăng 22 lần/so năm 1988 (86 USD). "CCKT chuyển dịch theo hướng tiến bộ… các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đượcc ải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng" [32, tr.92].

quan trọng: (i) Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; (2) Thoát ra khỏi danh sách các nước kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. "Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân" [32, tr.92].

2.1.1.2. Một số kết quả của công tác bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển đất nước thời gian qua

Nhận thức tầm quan trọng của việc PTKT gắn bới BVMT, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV từ năm 1991. Qua đó Việt nam đã:

Thứ nhất, cam kết theo đuổi mục tiêu PTBV, , PTKT phải đảm bảo hài hòa với BVMT và công bằng xã hội.

Thứ hai, Việt Nam đã tích cực xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật khá đầy đủ liên quan đến môi trường, như:

- Luật BVMT của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 27-12- 1993 và sửa đổi năm 2005, và tiếp tục sửa đổi năm 2014.

- Cùng với việc ban hành Luật BVMT là ban hành mới hoặc điều chỉnh các luật quản lý các thành phần môi trường khác nhau: Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ và phát triển rừng, luật thủy sản, luật đất đai… và các băn bản Luật có liên quan, các văn bản dưới luật đã được quy định khá đầy đủ, chi tiết, cụ thể những nội dung phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm phục hồi môi trường cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời các công cụ, chế tài BVMT cũng được quy định trong các Bộ luật hình sự, Bộ Luật dân sự, Luật Đầu tư (2005), Luật thuế BVMT. Hầu hết các luật này đã được sửa đổi, bổ sung trong suốt thời gian từ 2000 đến nay.

- Từ khi có Luật BVMT, trên cơ sở của Kế hoạch quốc gia về môi trường và BVMT giai đoạn 1991-2000, Việt Nam đã và đang triển khai các hoạt động sau đây:

+ Xây dựng chiến lược BVMT giai đoạn 2001-2010 và giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Xây dựng chương trình hành động BVMT giai đoạn 2001-2010

+ Ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường Việt Nam 1995 gồm 71 tiêu chuẩn [Xem phụ lục 1]. Mặt khác để hòa nhập vào hệ thống thương mại toàn cầu, Việt Nam đang từng bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn theo ISO 9000 và ISO 14000 [Xem phục lục 2].

+ Ban hành và đang tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia giảm thiểu chất thải gây hiệu ứng nhà kính.

+ Ban hành và thực hiện chiến lược lâm nghiệp nhiệt đới, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề bảo vệ và phát triển rừng.

+ Thực hiện có kết quả chính sách xói đói, giảm nghèo.

+ Thực hiện chính sách hạn chế sự gia tăng dân số dưới 1,7%.

+ Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường trình Quốc hội, báo cáo hiện trạng năm 1994, 1995, 1996, các số liệu trong báo cáo là cơ sở để phân tích tình hình môi trường và dự đoán xu thế diễn biến của các nhà hoạch định chính sách, kế hoạch chất lượng PTKT quốc dân.

Thứ ba, về thể chế, tổ chức bộ máy nhà nước quản lý BVMT

Chính phủ Việt Nam tăng cường thể chế cho các hoạt động BVMT. Cuối năm 1992, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, cơ quan được giao chịu trách nhiệm về môi trường, đã được chuyển thành Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (MOSTE) và Cục Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về BVMT đã được thành lập. Hệ thống quản lý nhà nước và BVMT đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Tại thời

điểm đó có 61 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã có Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là 63 Sở Tài nguyên và Môi trường tương ứng với 63 tỉnh, thành phố). Hầu hết các Phòng Quản lý môi trường, các bộ, các ngành đã kiện toàn các Vụ Khoa học-Công nghệ theo hướng bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước của mình trong lĩnh vực BVMT, nhằm đáp ứng cao hơn đòi hỏi khách quan của sự nghiệp BVMT và PTBV.

Thứ tư, nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho BVMT được đảm bảo theo hướng ngày càng tốt hơn. Ngân sách Nhà nước chi cho công tác BVMT ở mức 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng nhiều lần so với trước đây. Ví dụ, năm 2006 là 2.900 tỷ đồng thì năm 2012 tăng lên 9.050 tỷ đồng. Nguồn vốn hỗ trợ ODA dành cho BVMT cũng tăng nhanh. Một số định chế tài chính về BVMT đi vào hoạt động như: Quỹ BVMT Việt Nam, quỹ BVMT của một số ngành, địa phương đã góp phần tăng cường các nguồn vốn hỗ trợ công tác BVMT. Một số công cụ kinh tế như: Thuế tài nguyên, phí BVMT… góp phần tạo nguồn thu từ xã hội để đầu tư cho BVMT.

Thứ năm, xã hội hóa công tác BVMT, ứng phó với BĐKH được quan tâm và đẩy mạnh hơn, mang lại những kết quả đáng khích lệ. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ BVMT như: cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải, khí thải,… hoạt động tư vấn, thiết kế. Theo kết quả điều tra năm 2008 trong phạm vi 20 tỉnh thành phố đã thống kê được khoảng hơn 2000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi trường, trong đó, có các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài, công ty liên doanh,… có một vài doanh nghiệp có quy mô lên đến 1000 tỷ đồng/năm (Theo: Hội đồng lý luận Trung ương- Bản tin, số 70, tháng 3/2008).

Thứ sáu, công tác giám sát, quan trắc BĐKH, môi trường; kiểm soát ONMT được đẩy mạnh hơn. Công tác xử lý ONMT, nhất là xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được triển khai mạnh hơn.

Công tác xử lý ONMT tại các khu công nghiệp (KCN), làng nghề, đô thị lớn, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng… được quan tâm hơn, đạt được một số kết quả tích cực. Công tác phòng, chống thiên tai được triển khai chủ động và có hiệu quả. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT và tài nguyên được tăng cường hơn.

Công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ONMT, đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường.

Báo cáo môi trường hàng năm được xây dựng và công bố rộng rãi. Các hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường được hình thành, bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý, BVMT.

Thứ bảy, hợp tác quốc tế về BVMT [6, tr.106-107]

Việt Nam coi trọng việc hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ và cải thiện môi trường. Sự nghiệp BVMT của Việt Nam không thể tách rời sự nghiệp BVMT của khu vực và thế giới, những biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường ở Việt Nam có liên quan đến môi trường toàn cầu, chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia ký kết 10 Công ước Quốc tế, 01 Nghị định thư liên quan đến môi trường, trong đó có Công ước RAMSAR, Công ước CITES, Công ước Bazen, Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn, Công ước về đa dạng sinh học, Công ước về biến đổi khí hậu.

Trong thời gian qua Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế theo nhiều hình thức như hợp tác đa phương, hợp tác song phương, hợp tác khu vực và hợp tác toàn cầu.

Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các tổ chức quốc tế như UNEP, UNIDO, UNDP, UNICEF, WWF, IUCN, WB, ADB, GEF… ngày càng phát triển và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp BVMT Việt Nam.

Quan hệ hợp tác của Việt Nam với các nước trong khu vực đã bước sang giai đoạn mới, được tăng cường và mở rộng. Hiện nay, Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường ASEAN (ASEN).

Quan hệ song phương giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước như Thụy Điển, Canada, Ôtxtrâylia, Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Pháp… ngày càng được củng cố và phát triển nhằm thực hiện các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và bên hữu quan tranh thủ sự trợ giúp về tài chính cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực BHVMT.

Nhiều dự án về môi trường đã được thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là dự án SIDA/IUCN về tăng năng lực quản lý môi trường cho môi trường, dự án VCEP về Chương trình môi trường Việt Nam - Canada, dự án về bảo vệ đa dạng sinh học với GEF, dự án UNEP/COBSEA vể môi trường.

Tuy vây, công tác BVMT còn nhiều yếu kém, bất cập cần tiếp tục giải quyết. (sẽ trình bày ở phần sau).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w