kinh tế và bảo vệ môi trường
Sự tác động qua lại giữa PTKT và tài nguyên môi trường: PTKT phải dựa vào môi trường và sử dụng tài nguyên môi trường. PTKT tác động đến môi trường thể hiện ở khía cạnh tích cực là cải tạo môi trường tự nhiên, tạo điều kiện kinh tế, tài chính để cải tạo môi trường, nhưng cũng gây ra ONMT, hủy hoại môi trường. Ngược lại, môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự PTKT. Môi trường tác động đến sự PTKT thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên - đối tượng của PTKT, hoặc gây ra thảm họa đối với hoạt động kinh tế dẫn đến gây thiệt hại cho nền kinh tế.
quan hệ mật thiết với nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau, nhưng đồng thời có mâu thuẫn với nhau trong quá trình phát triển đất nước. Từ đó nảy sinh các khuynh hướng khác nhau để giải quyết mối quan hệ giữa PTKT và BVMT.
Đẩy mạnh sự PTKT bằng mọi giá, sau đó mới nói đến BVMT.
PTKT bền vững hài hòa với đảm bảo tính bền vững của môi trường, tức là sự phát triền bình đẳng và cân đối giữa kinh tế và môi trường để duy trì sự PTBV của đất nước.
Các nghiên cứu về phương thức gắn kết PTKT với BVMT, bao gồm:
Thứ nhất, gắn tăng trưởng và PTKT với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, chống ONMT, với các biện pháp cụ thể:
Hoàn thiện và bổ sung thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ONMT. Giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Các giải pháp BVMT, đối phó với BĐKH: chống thoái hóa và đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên đất; BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa PTKT với quản lý tài nguyên và BVMT: quy hoạch, quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, tài nguyên biển); xây dựng và triển khai chương trình quốc gia quản lý tài nguyên và môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về BVMT.
Thứ ba, định hướng tăng trưởng và PTKT gắn với thân thiện môi trường, với các nội dung chủ yếu: PTKT xanh, nghiên cứu thực hiện mô hình tăng trưởng cácbon thấp; cải tiến cơ cấu ngành nghề theo hướng hiện đại, công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng; phát triển mạnh các hoạt động nghiên cứu và chuyên giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
học có tính tiêu biểu sau đây:
(1) Nguyễn Thế Chỉnh (2003), Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường, Nxb Thống kê.
Giáo trình này trang bị cho sinh viên các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh những kiến thức cơ bản về kinh tế học môi trường, quản lý môi trường xem xét dưới góc độ kinh tế.
Giáo trình đã phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, những vấn đề cơ bản về chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường và phân tích kinh tế của những tác động môi trường, những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu.
(2) Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Nhật (ĐCB, 2013), Giáo trình kinh tế môi trường, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Giáo trình này đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận quan trọng như: Khái niệm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển; vấn đề khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển; vấn đề chất lượng môi trường và kiểm soát ONMT; cuối cùng là những vấn đề về quản lý nhà nước về môi trường.
Tác giả kế thừa và nghiên cứu có sự chọn lọc các kết quả này trong quá trình thực thi đề tài luận án của mình.