II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết
1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
1.1.1. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế
TTKT là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng thực tế được tính cho toàn bộ nền kinh tế (của một quốc gia hay một vùng hay một ngành trong một thời gian nhất định, thường là một năm). TTKT xét ở yếu tố đầu vào là do 3 yếu tố: số lượng vốn đầu tư, số lượng lao động và TFP mà chủ yếu là tiến bộ công nghệ, kỹ thuật, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động và vốn đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, TTKT về mặt lượng được đánh giá chủ yếu thông qua các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), GDP/người/năm. Trong đó, GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất.
Sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế được thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng của thu nhập đó. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Do đó, TTKT có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng).
Nội hàm của TTKT được thể hiện thông qua sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu TTKT gắn liền với tính bền vững của tăng trưởng (sự gia tăng liên tục, có hiệu quả của chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người) hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Hơn nữa, quá trình tăng trưởng này phải được tạo nên bởi nhân tố
đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Các nhân tố tác động đến TTKT, bao gồm:
(1) Các nhân tố kinh tế [33, tr.15-21], bao gồm: Vốn vật chất (nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng, các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất); lao động, vốn con người, tiến bộ kỹ thuật (theo cách hiểu rộng thì "Tiến bộ kỹ thuật" hay "TFP" bao gồm toàn bộ sự gia tăng sản xuất trong điều kiện các yếu tố đầu vào không thay đổi. Theo cách hiểu hẹp hơn, "Tiến bộ kỹ thuật" hay TFP chính là sự gia tăng tính hiệu quả trong sử dụng các yếu tố đầu vào).
Các nhân tố kinh tế khác, gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thương mại quốc tế (xuất nhập khẩu hàng hóa), vai trò nhà nước và chi tiêu công cộng, cơ cấu ngành kinh tế, vai trò của doanh nghiệp nhà nước [33, tr.22-26].
(2) Các nhân tố phi kinh tế: Các yếu tố văn hóa - xã hội, thể chế kinh tế - xã hội và sự tham gia của cộng đồng.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Tăng trưởng và PTKT là thước đo chủ yếu về tiến bộ trong mỗi thời kỳ của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển - sự thịnh vượng, giàu có. Trải qua thời gian, khái niệm PTKT ngày càng đi đến thống nhất là:
- PTKT là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế gắn với việc đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT.
Đây cũng là 3 nhóm chỉ tiêu trụ cột của kế hoạch PTKT-XH của mỗi quốc gia. PTKT nhanh, hiệu quả và bền vững thể hiện ở các mặt sau:
(1) Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong thời gian dài; (2) Nền kinh tế có hiệu quả, năng suất lao động cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế cao…(3) CCKT chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hiện đại; (4) TTKT
gắn với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội khác và BVMT.
Phù hợp với các mặt nêu trên, có các nhóm chỉ tiêu đánh giá PTKT:
(+) Nhóm 1: Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm:
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động, đó là năng suất lao động thường được tính bằng: GDP/lao động.
- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đầu vào vốn chủ yếu là hệ số ICOR, tức là chỉ tiêu cho biết để tăng thêm 1 đơn vị GDP đòi hỏi phải tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư thực hiện trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).
- TFP: Là phần tăng sau khi trừ đi vai trò của việc tăng số lượng lao động và vốn được sử dụng trong sản xuất. Phần thặng dư này phản ánh việc tăng chất lượng các yếu tố khác: tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai trò của tổ chức sản xuất và quản lý… Trên thực tế, TFP là chỉ số phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tiến bộ công nghệ, kỹ thuật và hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
- Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: Doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa và quốc gia.
(+) Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT), bao gồm: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, vùng kinh tế và thành phần kinh tế.
(+) Nhóm 3: Các thước đo chất lượng TTKT liên quan đến phát triển xã hội và BVMT
Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng của quá trình TTKT trong lĩnh vực xã hội và môi trường bao gồm:
- Giải quyết lao động- việc làm - Xóa đói - giảm nghèo
PTKT theo hướng thân thiện với môi trường, tức là PTKT phải đi đôi với đảm bảo sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên, phòng chống ONMT, giải quyết hiệu quả ONMT và biến đổi khí hậu…
Như vậy, PTKT là sự phát triển toàn diện bao gồm các khía cạnh vật chất và tinh thần, kinh tế và xã hội, môi trường, chất lượng và số lượng. PTKT phải có sự "sáng tạo" lớn hơn và tiến bộ không ngừng cả về kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng môi trường, chất lượng cuộc sống của con người. PTKT bền vững bao hàm cả nội dung bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái.