Kinh nghiệm của các nước

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 58 - 71)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

(+) Về tăng trưởng kinh tế

Trung Quốc với quy mô dân số hơn 1,3 tỷ người và một nền kinh tế trỗi dậy năng động từ khi mở cửa, cải cách (1978) đến nay. Trung Quốc là một

trong các nền kinh tế thị trường mới nổi "với hàm ý một tiềm năng to lớn và trong tương lai, có thể có tiếng nói trọng lượng hơn nhiều trong đời sống kinh tế thế giới [88, tr.81].

Giai đoạn trước cải cách mở cửa tới năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản là khép kín, những khó khăn về kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã tiến hành cải cách và mở cửa từ năm 1978 đến nay, với mục tiêu cơ bản là xây dựng thành công một nước XHCN giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngay từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa, Trung Quốc tập trung vào nhiệm vụ Trung tâm là PTKT. Tạo ra nhiều của cải cho xã hội, và coi đây là tiền đề để giải quyết các vấn đề xã hội. Kết quả là kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và kéo dài nhiều thập kỷ. Trong giai đoạn 2003-2011, tốc độ tăng GDP giao động trong khoảng 8%- 12%/năm. Tới năm 2012, tuy nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc có chậm lại, nhưng như thống kê chính thức của Nhà nước Trung Quốc cho biết, vẫn đạt mức 7,8% [64, tr.294]. Kinh tế tăng trưởng nhanh khiến quy mô của nền kinh tế tăng mạnh từ 364 tỷ NDT năm 1978 (215 tỷ USD) lên đến 5.878 tỷ USD vào năm 2010, để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ. Thu nhập quốc dân (GNP) bình quân đầu người cũng có sự phát triển nhanh chóng từ 198 USD năm 1978 lên 2.360 USD năm 2007.

(+) Hậu quả của TTKT quá nóng

Tốc độ TTKT quá nóng dẫn tới nguy cơ tiềm ẩn những mất cân đối lớn trong nền kinh tế làm tăng nhu cầu về các nguồn nguyên liệu, năng lượng vượt quá khả năng đảm bảo của Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc hơn 30 năm qua đã dẫn đến tình trạng ngày càng khan hiếm tài nguyên.

Năm 2007, Trung Quốc khai thác 2.536 triệu tấn than (tăng 6,9%/năm trước), 187 triệu tấn dầu thô (tăng 11% so với năm trước), sản xuất 23,9 triệu

tấn sợi hóa học (tăng 10,3% so với năm 2006), 568,94 triệu tấn thép (tăng 21,3% so với năm trước), 1.036 triệu tấn xi măng (tăng 9,9%/năm 2006), hơn 8,8 triệu ôtô các loại (tăng 23%, 10% so với năm trước… [88, tr.51].

Từ năm 1993, Trung Quốc từ nước xuất khẩu dầu mỏ trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ với số lượng ngày càng lớn. Lượng nhập khẩu dầu đã nhiều hơn lượng sản xuất trong nước, hiện tại Trung Quốc tốn một lượng ngoại tệ là 96,2 tỷ USD để nhập khẩu dầu mỏ. Lượng tiêu dùng dầu mỏ của Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Nhật Bản) [88, tr.51].

Trung Quốc thiếu nhiều loại kim loại màu, năm 2007 nhập 1,4 triệu tấn đồng, 8.700 tấn Molyden, có tháng phải nhập hơn 3.000 tấn thiếc…; năm 2007, nhập 1,33 triệu tấn cao su nhân tạo, 2,46 triệu tấn bông… Có người Trung Quốc đã cảm khái thét lên "Chúng ta đã và đang ăn vào tài nguyên của đời con, đời cháu" [88, tr.52].

Vấn đề ONMT: Để có hiệu quả nhanh tốn ít đầu tư, để chiều lòng các nhà đầu tư nước ngoài và nhiều nguyên nhân khác nữa, như: thiếu hiểu biết, sự bất chấp và liều mạng… sau hơn 30 năm cải cách và mở cửa tình trạng ô nhiễm ở Trung Quốc đã đến độ cực kỳ nguy hiểm. Do đó, không phải ngẫu nhiên, báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVII (năm 2007) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phải đề xuất xây dựng "văn minh sinh thái" và trong 5 "siêu bộ" được thành lập tháng 3-2008 có "Bộ Môi trường" [88, tr.52].

- Tháng 6-2013, Bộ Môi trường Trung Quốc công bố kết quả khảo sát tiến hành năm 2012 với 4.229 điểm, tại 198 thành phố: Hơn 50% nguồn nước ngọt của 5 trong 10 lưu vực sông lớn và 25/60 hồ lớn của cả nước đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Ô nhiễm không khí: 70% năng lượng của Trung Quốc là than (mỗi năm dùng tới 3.000 triệu tấn) cộng thêm khói bụi của hàng vạn nhà máy (chưa qua xử lý), của hàng triệu chiếc ôtô, xe có động cơ… đã làm cho Trung

Quốc trở thành nước có lượng khí thải CO2 lớn nhất thế giới, gây hiệu ứng nhà kính rất cao. Hậu quả, theo đánh giá của WB, mỗi năm Trung Quốc có 750.000 người chết vì ô nhiễm (chủ yếu là ô nhiễm không khí), 60% dân thành phố của Trung Quốc chịu mức ô nhiễm không khí cao gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO. Cái giá phải trả cho ô nhiễm rất cao, năm 2003, vào khoảng 6% GDP [88, tr.53] năm 2010, khoảng 250 tỷ USD (tương đương 3,5% GDP toàn quốc cùng năm) cao gấp 4 lần mức tổn thất từ cùng nguyên nhân năm 2004 (New York.times 29-3-2013).

- Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. Với lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển ngày càng lớn do quá trình công nghiệp hóa, cùng với tình trạng chặt phá rừng trái phép tăng mạnh… Trung Quốc đang phải đối đầu với tình trạng nhiệt độ trung bình tăng cao, tần suất hạn hán sẽ nhiều hơn, sa mạc lan rộng, nguồn cung cấp nước giảm, hệ động- thực vật bị phá vỡ, lũ lụt gia tăng… Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến môi trường nông thôn, mà còn tới cả vùng thành thị. Ví dụ, thành phố Thượng Hải đặc biệt dễ bị tổn thương do những nguy cơ liên quan đến BĐKH. Nằm ở cửa sông Dương Tử, chỉ cao 4m trên mức nước biển, thành phố này dễ bị ngập lụt khi nước biển dâng, do biến đổi khí hậu.

(+) Những kinh nghiệm gắn PTKT với BVMT

Thứ nhất, Trung Quốc chú trọng phát triển một "xã hội hài hòa" dựa trên sự "phát triển khoa học", chiến lược phát triển nhanh và "hy sinh môi trường" phải được từ bỏ, chủ trương bảo tồn năng lượng và BVMT, thi hành chính sách công nghiệp nghiêm ngặt, thi hành các chương trình đặc biệt giải quyết ONMT, xử lý từng bước ô nhiễm nước, không khí và đất… những doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ô nhiễm sẽ bị đóng cửa, doanh nghiệp và cá nhân gây ô nhiễm nặng thì bị phạt [68, tr.56].

Thứ hai, chống biến đổi khí hậu, chủ yếu là giảm khí thải trong tương lai, chính phủ Trung Quốc đã nêu ra hàng loạt mục tiêu nhằm giảm khí thải [1, tr.336-337].

- Cường độ năng lượng: Chỉ tiêu hiện nay bao gồm: mục tiêu giảm cường độ năng lượng 20% vào năm 2010 so với mức năm 2030, muốn đạt được mục tiêu đó cần phải giảm mức phát thải CO2 hiện nay tới 1,5 tỷ tấn vào năm 2020.

- Doanh nghiệp lớn. Năm 2006, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia phát động chương trình 1000 doanh nghiệp hàng đầu để cải thiện hiệu suất năng lượng ở các doanh nghiệp lớn nhất thông qua kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng được giám sát.

- Sáng kiến công nghệ tiên tiến: Trung Quốc hiện đang tích cực phát triển các công nghệ IGCC- những công nghệ làm tăng hiệu suất năng lượng và tạo tiền để để sớm chuyển sang thu giữ các bon.

- Đóng cửa các nhà máy điện và doanh nghiệp công nghiệp không hiệu suất. Năm 2005 chỉ có 333 trong số 6.911 nhà máy điện đốt than của Trung Quốc có công suất trên 300 MW. Nhiều nhà máy trong số còn lại chỉ có công suất 100KW. Các máy nhỏ này sử dụng các tua bin lỗi thời và hiệu suất thấp, vừa phát thải cao. Kế hoạch của Trung Quốc là tăng nhanh việc đóng cửa những nhà máy này để giảm phát thải.

- Năng lượng tái tạo: Trung Quốc đặt chỉ tiêu đến 2020 sản xuất được 17% năng lượng cơ bản từ các nguồn tái tạo - gấp 2 lần mức hiện nay. Bên cạnh việc phát triển thủy điện, Trung Quốc đặt mục tiêu lớn là phát triển phong điện và sinh khối.

Thứ ba, PTKT xanh

Năm 2011, Trung Quốc đã dành 51 tỷ USD cho việc khai thác các nguồn năng lượng sạch, chiếm 19,8% tổng số vốn đầu tư của toàn thế giới (257 tỷ USD). Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay (9-

11-2008) trị giá gần 4.000 tỷ NDT (tương đương 586 tỷ USD trong 2 năm, tức bằng 13,4% GDP danh nghĩa để đầu tư vào đường sắt, đường bộ, trụ sở hành chính công, cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng "xanh hóa" và BVMT.

Thứ tư, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chương trình tái trồng rừng khổng lồ và khôi phục lại một số hồ lớn. Chương trình này kéo dài 10 năm với chi phí 12 tỷ USD, với sự tham gia của 300 triệu nông dân. Bộ lâm nghiệp Trung Quốc cũng đã đưa ra kế hoạch 30 năm nhằm trồng lại 26 triệu ha rừng, ra lệnh cấm khai thác từ các khu rừng nguyên sinh trên toàn quốc. Trung Quốc cũng tăng mức chi phí BVMT, hàng năm lên tới 1,5% GDP và thực hiện chính sách "người gây ô nhiễm phải trả tiền", nhằm hạn chế tình trạng gây ô nhiễm từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh [1, tr.337].

Thứ năm, ngoài những biện pháp trên, chính phủ Trung Quốc đề ra

Chương trình "Thành phố môi trường" và trao danh hiệu này cho thành phố nào đạt 28 tiêu chuẩn BVMT của Cục BVMT của Trung Quốc đề ra. Cho đến nay đã có 50/600 thành phố của Trung Quốc được trao danh hiệu này. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng công bố một "danh sách đen" 10 thành phố gây ô nhiễm nhất, nhằm tạo áp lực để họ có trách nhiệm hơn đối với môi trường [68, tr.56].

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản có diện tích tự nhiên là 379.954 km2, dân số khoảng 127 triệu người, năm 2007. Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên ngoại trừ gỗ và hải sản. Các khoáng sản như: quặng sắt, đồng, kẽm, chì, bạc… các tài nguyên năng lượng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu.

Nhật Bản là một quốc gia hàng đầu về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế. Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 toàn cầu, tính theo tổng sản phẩm nội địa, cũng như theo sức mua tương đương, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc (năm 2010) Nhật Bản là nước xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên

của Tổ chức Liên hiệp quốc, G7, G4, APEC.

Nhật Bản bước vào con đường TBCN kể từ cải cách Minh Trị (1868). Tăng trưởng, PTKT của Nhật Bản trải qua các giai đoạn thăng trầm khác nhau:

- Thời kỳ Minh Trị 1868-1912: Nhật Bản chú trọng phát triển công nghiệp, kinh tế Nhật Bản kể từ đó đã có bước phát triển nhanh chóng và có nhiều thay đổi về CCKT.

- Thời kỳ khôi phục kinh tế (1945-1949). Sau khi thua trận ở thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Nền kinh tế của Nhật sau chiến tranh thế giới II bị tàn phá nặng nề. Nhưng với sự giúp đỡ của Mỹ đến đầu những năm 1960 nền kinh tế Nhật đã được phục hồi. "Sách trắng" công bố năm 1955 có ghi: Đã hết rồi thời hậu chiến. Nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt được bằng mức trước chiến tranh thế giới II.

- Thời kỳ tăng trưởng cao - thời kỳ phát triển "Thần kỳ" (1950-1975). Thời kỳ này tốc độ TTKT bình quân hàng năm là 10%/năm. TTKT cao và ổn định đã làm thay đổi căn bản kinh tế - xã hội Nhật Bản. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã vượt qua Công hòa Liên bang Đức để trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 sau Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hoàn tất quá trình rút ngắn khoảng cách với các nước phương Tây.

- Giai đoạn 1975-1996

Ở đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, nhiều thay đổi của nền kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến sự phát triển của Nhật Bản. Trước những biến động đó, chính phủ Nhật Bản đã nỗ lực tìm mọi biện pháp nhằm xây dựng CCKT theo mô hình hướng tới trí tuệ hóa các ngành sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành đòi hỏi hàm lượng khoa học, hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít nguyên nhiên liệu và sức lao động.

Trong thời kỳ này tốc độ tăng trưởng GDP có sự sụt giảm, "bong bóng kinh tế" kéo dài từ tháng 12/1986 đến tháng 2/1991 và thời kỳ kinh tế đình trệ kéo dài từ 1991-2000. Giai đoạn 1992-1995 tốc độ TTKT Nhật ban chỉ đạt

1,4%/năm và năm 1996 đạt 3,2%. Thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước đó. - Giai đoạn từ 1996 đến nay, đây là "thời kỳ mất mát" (Lost decade) của Nhật Bản. Cuối những năm 1990, Nhật là nước G7 có tốc độ tăng trưởng thấp năm 1997 là -0,7%, năm 1998 tốc độ tăng GDP là -2,8% mà nguyên nhân là các ngành công nghiệp chủ lực giảm sút, dân số già nhanh và hệ thống hưu trí không thích ứng; ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2007) sóng thần và động đất tàn phá nền kinh tế Nhật Bản…

Những năm sau thế chiến II, Nhật Bản đã ưu tiên cho mục tiêu phục hồi kinh tế, tăng trưởng công nghiệp và xây dựng lại các đô thị… và ít chú ý đến hậu quả về ONMT.

Hoạt động công nghiệp gia tăng làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và ô nhiễm đất tăng lên. Các thành phố lớn như: Tokyo, Osaka, Yokohama bị ô nhiễm nặng.

Trước tình hình ONMT ngày càng gia tăng việc BVMT là một yêu cầu hết sức bức thiết, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết thực hiện các chính sách BVMT song song với việc triển khai các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy chất lượng của sự phát triển. Đó là:

Đầu những năm 1950, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành các quy định đối với hoạt động của các nhà máy tại thủ đô Tokyo, đồng thời ban hành các đạo luật về BVMT vào năm 1958, như: Luật bảo vệ chất lượng nước, kiểm soát chất thải nhà máy, luật điều chỉnh chất lượng khói và bụi thoát ra. Dựa trên luật cơ bản này, Chính phủ Nhật thiết lập các loại tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho các loại ô nhiễm: không khí, tiếng ồn, đất, chấn động và nước [1, tr.358].

Những năm tiếp theo, các quy định về Luật kiểm soát ONMT được nâng cấp, bao gồm những điều luật về ô nhiễm không khí, tiếng ồn ôtô, xe máy. Nhiều khu vực đã được lắp đặt các thiết bị để loại bỏ khí lưu huỳnh và Nitơ đối với các động cơ nổ, Luật đền bù các tổn hại về sức khỏe do ONMT cũng được áp dụng.

Đặc biệt là sau cú sốc dầu lửa do chiến tranh tại Trung Đông (1973), Nhật Bản đã sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, bởi chính sách công nghiệp của Nhật Bản thay đổi cơ bản: (i) Triển khai các chương trình tiết kiệm năng lượng. Đầu tư vào phát triển năng lượng, tạo ra nguồn năng lượng không phụ thuộc vào dầu mỏ (điện nguyên tử, điện gió, điện mặt trời…); (ii) Giảm tỷ trọng của những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng (đóng tàu, luyện kim, hóa dầu, dệt, gia công kim loại…) và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp thông tin, dịch vụ thu nhập, xử lý, và chuyển giao thông tin… Do đó, Nhật Bản được coi là một trong những quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất trong số các nước OECD.

Ngoài ra, Luật BVMT của Nhật Bản còn bắt buộc các công ty. Xí nghiệp sản xuất (nhất là điện tử)… có trách nhiệm tái chế các sản phẩm hư, cũ của mình. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích tận dụng tài nguyên từ rác thải tái chế. Chính phủ Nhật cũng đầu tư lớn cho công cuộc chống ONMT (khoảng 2% GDP) cho việc xây dựng các nhà máy chế biến rác thải, áp dụng các giải pháp công nghệ, thiết bị xử lý rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt. Nhật Bản tích cực xu hướng giảm thiểu các bon thông qua Nghị định thư Kyoto, thực hiện triệt để "giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế" hay còn gọi là 3R và tiết kiệm tài

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w