Những yếu kém, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 114 - 123)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

2. Trường hợp nhà máy Hyundai Vinashin: Đã nhiều lần nhà máy

2.2.2. Những yếu kém, bất cập và nguyên nhân

Trong khi khẳng định những kết quả đạt được hết sức quan trọng trong PTKT gắn với BVMT ở nước ta giai đoạn 2001-2013, luận án cũng chỉ rõ những khiến khuyết, những bất cập và những thành tựu đạt được về PTKT gắn với BVMT không những chưa tương xứng với tiềm năng, mà còn không thích ứng với yêu cầu PTBV trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2.1. Những yếu kém, bất cập chủ yếu của phát triển kinh tế- xã hội Thứ nhất, kinh tế phát triển chưa bền vững: chất lượng tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp và chậm được cải thiện, hiệu quả đầu tư thấp và ngày càng có xu hướng giảm sút. Điểm mấu chốt để đạt được sự tăng trưởng là Việt Nam dựa vào khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ. Thu nhập của Việt Nam hiện nay dựa vào tới 70% từ tài nguyên: dầu thô, than đá, các khoáng sản,…

Trong thời gian qua, quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng các ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dựa vào lợi thế sẵn có, khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước… năng suất lao động xã hội và trình độ khoa học công nghệ còn thấp kém…

Thứ hai, CCKT chậm chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP hiện còn chiếm 20%, tỷ trọng của dịch vụ/GDP chỉ chiếm 39% và hầu như không thay đổi trong 10 năm gần đây; tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm từ 42-45% GDP, nhưng điều đáng nói là: cho đến nay vẫn thiếu vắng nhiều ngành công nghiệp trung gian, đặc biệt là các công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết các ngành công nghiệp của Việt Nam là ngành "công nghiệp gia công". Cơ cấu trình độ công nghệ của các ngành

công nghiệp lạc hậu và chậm đổi mới công nghệ.

Thứ ba, nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng thấp, thiếu hụt lao động chất lượng cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật còn nhiều yếu kém Những điều đó dẫn đến năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và năng lực cạnh tranh của sản phẩm đều hết sức thấp kém. Theo Báo cáo của WEF về cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến nay hầu như không được cải thiện, thậm chí còn bị tụt hậu trong các năm 2008-2012.

Thứ tư, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là giáo dục - đào tạo và y tế; xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, khoảng cách giảu nghèo ngày càng lớn, sự gia tăng bất bình đẳng xã hội, đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp; tội phạm và tệ nạn xã hội ngày càng nhiều…

Thứ năm, "Thể chế KTTT, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạt nhân vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia" [32, tr.93-94].

2.2.2.2. Những yếu kém, bất cập trong vấn đề bảo vệ môi trường

- Nhận thức và ý thức BVMT và PTBV của các ngành, các doanh nghiệp và người dân chưa đầy đủ; thường coi trọng các mục tiêu kinh tế trước mắt hơn các mục tiêu BVMT. Còn tồn tại không ít những bất cập, tiêu cực và gian đối trong lĩnh vực BVMT và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các mục tiêu, nhiệm vụ PTKT-XH với mục tiêu, nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên và BVMT. Chưa đảm bảo sự thống nhất cao, có hiệu lực, hiệu quả trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác vào bảo vệ tài nguyên và chiến lược quy hoạch, kế hoạch BVMT trên bình diện chung của cả nước, cũng như từng

ngành, lĩnh vực và trong từng địa phương, từng dự án [41, tr.10].

- Chất lượng môi trường ở nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, chậm được xử lý và khắc phục, gây bức xúc trong xã hội. Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp vừa thiếu vừa kém chất lượng. Thêm vào đó, việc xử lý nước thải, chất thải nhất là ở các khu đô thị và KCN, ở nông thôn và còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo yêu cầu. Do chú trọng và TTKT, ít chú ý đến BVMT nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên như: đất đai, nước, khoáng sản, rừng và các nguồn tài nguyên khác, gây nên sự suy thoái môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học… đang diễn ra phổ biến, để lại nhiều hậu quả cho hiện tại và tương lai.

(4) Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn chậm được cụ thể hóa thành cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể. Một số quy định pháp luật về BVMT, khai thác tài nguyên thiên nhiên đã bộc lộ sự bất cập, không phù hợp với thực tiễn. Tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT trong các KCN, các khu đô thị trong việc sử dụng các nguồn nước, sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất… vẫn còn nghiêm trọng.

(5) Nguồn lực đầu tư cho BVMT mặc dù đã được nâng lên (Nhà nước chi cho sự nghiệp môi trường đạt 1% tổng chi ngân sách, song vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Tóm lại, thực trạng phát triển ở nước ta cho đến nay vẫn còn là mang tính chất "nâu" (theo cách phân loại phát triển của quốc tế), nghĩa là sự phát triển mà trong đó tăng trưởng, PTKT dựa nhiều vào khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường vượt quá ngưỡng tự phục hồi của tự nhiên, ngưỡng tiếp nhận chất thải của môi trường gây tổn hại, ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Đảng và Nhà nước ta đã có sự đánh giá, tổng kết về thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển theo hướng bền vững trong 10 năm 2001-2010

là đạt kết quả tốt trên lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng không tốt về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Báo cáo quốc gia Việt Nam: 2/3 chặng đường thực hiện mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (xem phụ lục 3), hướng tới năm 2015 được công bố vào tháng 8-2010 đã nhận định: Việt Nam đã hoàn thành và thậm chí còn "về đích" sớm đối với một số mục tiêu, nhưng chủ yếu là về kinh tế và về xã hội. Còn về mục tiêu DMG số 7 "Bảo đảm bền vững về môi trường thì báo cáo nhận định: Việt Nam mới đạt được những kết quả bước đầu. Việc hoàn thành mục tiêu này vào năm 2015 là hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện BĐKH ngày càng trở nên rõ rệt hơn".

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan: chưa có tiền lệ trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh quốc tế có những diễn biến phức tạp và khó lường…

Những nguyên nhân chủ quan là chính:

Thứ 1, "Tư duy PTKT-XH và phương thức lãnh đạo của đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước; bệnh thành tích còn nặng" [32, tr.94]. Ở đây ta thấy "tư duy nhiệm kỳ" và tư duy "chạy theo số lượng, coi nhẹ chất lượng", "tư duy quán tính" đuổi theo tốc độ, cách thức tăng trưởng theo bề rộng… vẫn còn khá phổ biến ở các cấp, các ngành, các địa phương. Tư tưởng chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh và căn bệnh thành tích kinh tế còn nặng nề. Tư duy nhận thức, ý thức không đầy đủ, không đúng, thậm chí sai lệch về bảo vệ tài nguyên và BVMT. Hiện nay ở nước ta vẫn còn một bộ phận không nhỏ những người hoạch dịnh và quyết định chính sách phát triển vẫn còn coi TTKT mới là mục tiêu đích thực cần được ưu tiên hàng đầu, còn bảo vệ tài nguyên, môi trường chỉ là phương tiện cho PTKT. Vì thế, vấn đề cấp bách

đặt ra là phải điều chỉnh, thay đổi tư duy và hành động "kinh tế trước, môi trường sau" sang tư duy và hành động "đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường" vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển [41, tr.149].

Thứ 2, nhận thức của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và của người dân còn nhiều bất cập; thường coi trọng các yếu tố kinh tế hơn là các yếu tố môi trường, coi trọng các lợi ích trước mắt hơn là các lợi ích và hệ quả lâu dài; yêu cầu PTBV giữa kinh tế, xã hội và môi trường chưa được quán triệt đầy đủ, sâu sắc trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án cụ thể. Vì thế, việc nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm về BVMT và tài nguyên là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

Thứ 3, sự bất cập của quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển. Cụ thể: Các quy hoạch, kế hoạch phát triển chưa quan tâm đúng mức đến BVMT; các cấp có thẩm quyền ít quan tâm đến việc đánh giá tách động tiêu cực của các dự án đầu tư đối với môi trường. Chính sách môi trường chưa thật hợp lý, tạo nhiều điều bất cập cho công tác quản lý, gây khó khăn cho các tổ chức quản lý môi trường và doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, tại Việt Nam rất nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, phát sinh nhiều phế thải, khí thải và kém hiệu quả. Việc áp dụng các hệ thống quản lý môi trường như ISO 14000 của các doanh nghiệp chỉ mang tính chất hình thức, đối phó… trong khi đó, chính sách công nghệ của Nhà nước chưa khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường và đầu tư công nghê xử lý chất thải, vẫn còn nhiều kẽ hở trong quản lý nhập khẩu công nghệ gây ONMT… vấn đề đặt ra là: các nhiệm vụ BVMT, tài nguyên phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, dự án PTKT-XH của quốc gia, từng ngành,

của từng địa phương.

Thứ 4, những bất cập trong quản lý, điều hành của nhà nước

"… hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chưa nghiêm; quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, tổ chức bộ máy cồng kềnh, một bộ phận cán bộ, công chức yếu kém cả về năng lực và phẩm chất; tổ chức thực hiện kém hiệu quả, nhiều việc nói chưa đi đôi với làm; chưa tạo được những chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết những khâu đột phá, then chốt và những vấn đề xã hội bức xúc; quyền làm chủ của nhân dân chưa được phát huy đầy đủ; kỷ luật kỷ cương chưa nghiêm, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được đẩy lùi [32, tr.94].

Riêng trong lĩnh vực BVMT, thời gian qua cho thấy:

- Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước đối với công tác BVMT và tài nguyên giữa các bộ, ngành Trung ương và giữa bộ, ngành Trung ương với các địa phương còn nhiều bất cập, trùng chéo, sơ hở (ví dụ, quản lý nhà nước và quản lý các lưu vực sông giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường; quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương và các địa phương [41, tr.11].

- Việc thi hành pháp luật về BVMT chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT trong các KCN, trong sử dụng các nguồn nước, sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất… vẫn còn nghiêm trọng. Các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật BVMT và tài nguyên còn nhiều bất cập, chưa đủ sức răn đe; có cả những yếu tố tiêu cực trong công tác BVMT và tài nguyên. Công tác thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều bất cập, hiệu lực, hiệu quả thấp. Hệ thống tổ chức chuyên môn về BVMT tuy được củng cố và phát triển một bước, song còn yếu về chất lượng, thiếu về số lượng. Việc phân công,

phân cấp giữa các cơ quan trung ương (các bộ ngành) và giữa các cơ quan trung ương với các địa phương, giữa các lực lượng chức năng vẫn còn nhiều bất cập, vừa có sự trùng chéo, vừa có sự phân định chưa rõ ràng [41, tr.11-12].

Kết luận chương 2

Thực tiễn PTKT tế gắn với BVMT ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ đầu của thế kỷ XXI vừa qua là rất đáng khích lệ. Trước hết là sự TTKT đối với Việt Nam có tầm quan trọng hàng đầu, là cơ sở quyết đinh để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hoá. Nhờ TTKT cao và ổn định mà quy mô của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, góp phần làm giảm khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người của nước ta so với thế giới và khu vực. Thành tựu tăng trưởng PTKT đã đưa nước ta vượt qua hai "cửa ải" quan trọng là thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và thoát ra khỏi danh sách các nước kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có thu nhập trung bình trên thế giới.

Tăng trưởng PTKT ở Việt Nam đã gắn liền với CDCCKT, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH từng bước phát huy được những lợi thế so sánh của nền kinh tế-xã hội đất nước. Xu hướng chung nền kinh tế nước ta là các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, nông - lâm - ngư nghiệp giảm. Theo đó cơ cấu lao động xã hội cũng được phân bố và chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH và HĐH.

Tăng trưởng PTKT ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua gắn với chất lượng và trước hết được biểu hiện ở hiệu quả sử dụng các yếu tố như: vốn, lao động, tài nguyên,…Ở nước ta, năng suất lao động xã hội tăng liên tục từ 1986 đến nay và với tốc độ tương đối cao so với các nước trong khu vực. Nguồn lao động tương đối dồi dào, dần dần được sử dụng, phân bố hợp lý. Sức cạnh tranh của nền kinh tế tạo được động lực thúc đẩy tăng trưởng phát triển. Năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ngày càng rộng và sâu hơn. TTKT ở Việt Nam đã tạo tiền đề và gắn với việc đảm bảo các phúc lợi xã hội cho mọi người dân.

Thực tiễn PTKT Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến BVMT và luôn luôn đồng hành gắn với BVMT. Từ thể chế, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước cho đến công tác xã hội hoá BVMT rất được quan tâm thực hiện và triển khai hiệu quả. Nhiều dự án về môi truường giữa Việt Nam và các nước được thực hiện thành công, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, nền kinh tế nước ta phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực chưa cao, CDCCKT còn chậm, sự báo động về ONMT ngày càng gia tăng và sự can kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái lộ diện ngày càng rõ do một số loại hình sản xuất không thân thiện với môi trường gây nên.

Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên, chúng ta cần phải có nhận thức và quan điểm đúng đắn, khách quan về vấn đề PTKT gắn với BVMT của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để từ đó có những giải pháp trong việc PTKT gắn với BVMT cho phù hợp.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 114 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w