II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết
1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
1.3.2. Một số bài học Việt Nam có thể tham khảo
Từ kinh nghiệm về gắn PTKT với BVMT ở một số nước có thể rút ra một số bài học mà Việt Nam có thể tham khảo:
Thứ nhất, nhận thức chung về vấn đề môi trường
Môi trường là những yếu tố tự nhiên và vật chất có mối quan hệ với nhau bao quanh chúng ta; môi trường cung cấp mọi điều kiện cần thiết cho con người và các hệ sinh thái tồn tại và phát triển. Môi trường tiếp nhận và làm sạch các chất thải sản sinh ra từ hoạt động của con người và các loài sinh vật. Tuy vậy, khả năng tiếp nhận và làm sạch chất thải của môi trường cũng có hạn. Nếu chất thải vào môi trường quá nhiều thì chắc rằng môi trường bị ô nhiễm, hậu quả kéo theo là sức khỏe của con người bị đe dọa, con người mất dần điều kiện để tồn tại và PTBV. Thiệt hại do ONMT gây ra là rất lớn ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Sự tàn phá về sinh thái do ONMT gây ra có khi hàng nghìn năm sau chưa chắc đã khôi phục lại được, bên cạnh sức khỏe của con người bị suy giảm nghiêm trọng do ô nhiễm. Thực tế cho thấy, ONMT xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung lại phần lớn là từ hoạt động kinh tế, sản xuất và sinh hoạt của con người.
Trước tình hình ONMT ngày càng tăng việc BVMT là yêu cầu hết sức bức thiết đối với tất cả các quốc gia. Nhận thức rõ vấn đề này, các quốc gia; Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam, cam kết thực hiện BVMT song song với việc triển khai các chính sách nhằm thúc đẩy chất lượng của sự phát triển.
Thứ hai, ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT, như: Luật đa dạng sinh học, Luật phòng chống ô nhiễm nước, Luật BVMT. Hệ thống công cụ kinh tế để phòng chống ô nhiễm được thể chế hóa trong các luật. Và
thi hành nghiêm pháp luật đối với các doanh nghiệp cá nhân khi vi phạm pháp luật, theo nguyên tắc "gây ô nhiễm phải chịu phạt tiền". Áp dụng hệ thống thuế và phí ô nhiễm (ô nhiễm nước thải, khí thải, phế thải…) để kiểm soát ONMT.
Thứ ba, quan tâm phát triển năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo là cơ sở của mọi sự PTKT-XH càng cao, nhu cầu năng lượng càng lớn. Thế giới đang đứng trước thách thức lớn: nhu cầu năng lượng gia tăng với tốc độ cao trong khi các nguồn năng lượng không thể tái sinh (dầu mỏ, than đá…) ngày càng cạn kiệt. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn năng lượng này còn là một tác nhân trực tiếp làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trước tình trạng ấy, đi đôi với yêu cầu sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng, các quốc gia đều chú trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo, đó là các nguồn năng lượng thủy điện, mặt trời, gió, sinh học, đại dương. Trong các nguồn năng lượng ấy việc phát triển thủy điện đang dẫn đễn mức tới hạn. Hơn nữa việc phát triển thủy điện có tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, do việc chiếm đất làm giảm diện tích rừng. Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng sạch) trên thế giới tập trung vào năng lượng sinh học, đại dương. Tuy có ưu điểm nổi bật, nhưng các nguồn năng lượng tái tạo này chưa được phát triển mạnh do những khó khăn về kỹ thuật, đầu tư và chi phí sản xuất.
Thứ tư, tăng đầu tư cho ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ sạch cho BVMT. Gắn phát triển khai thác và chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tăng cường hoạt động R & D công nghệ xử lý chất thải. Nhà nước có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai xử lý và tái chế chất thải BVMT. PTKT xanh.
Thứ năm, hợp tác quốc tế trong việc chống ONMT và BĐKH
Kết luận chương 1
Tăng trưởng và PTKT là thước do chủ yếu về tiến bộ của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển.
PTKT được xem là quá trình gia tăng và tiến bộ về mọi mặt, mọi phương diện của nền kinh tế. PTKT là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi quốc gia.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
Giữa môi trường và sự PTKT có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của môi trường. Tác động của sự phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây ra ONMT. Mặt khác, môi trường đồng thời cũng tác động đến sự PTKT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của phát triển hoặc gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Trong thực tiễn, PTKT thường lệch pha với vấn đề môi trường, hoặc hệ thống kinh tế mâu thuẫn với hệ thống môi trường. Vì thế cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT theo các phương thức khác nhau, trong đó cốt lõi và cơ bản là:
- Tăng trưởng, PTKT gắn với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên hiên, chống ONMT.
- Định hướng tăng trưởng, PTKT theo hướng thân thiện với môi trường. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm về PTKT gắn với BVMT, Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng.
Chương 2