Bối cảnh mới liên quan đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 123 - 129)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

3.1.1.Bối cảnh mới liên quan đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

2. Trường hợp nhà máy Hyundai Vinashin: Đã nhiều lần nhà máy

3.1.1.Bối cảnh mới liên quan đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

3.1.1. Bối cảnh mới liên quan đến phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường môi trường

3.1.1.1. Xu hướng phát triển của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Có thể hình dung con đường phát triển của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là PTBV. Bởi PTBV là xu thế phát triển của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba này.

Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, PTBV được nhiều quốc gia quan tâm, tập trung trí tuệ để giải quyết và ngày càng trở nên bức thiết mang "tính toàn cầu". PTBV đã trở thành xu thế khách quan của thế giới ngày nay và cũng đang là thách thức đối với các quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bởi lẽ: Thứ 1, trên thực tế, một số quốc gia muốn TTKT quá nhanh, chọn cách phát triển thiển cận miễn sao tăng thu nhập hiện tại mà ít chú ý đến môi trường làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội và mất ổn định về chính trị - xã hội; Thứ 2, thực tế tồn tại và phát triển của các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI cho thấy nhân loại đang đứng trước những thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Như Giáo sư Holger Rogall của Đại học kinh tế và Luật Beclin, Cộng hòa liên bang Đức đã tổng kết, về môi trường sinh thái có 5 vấn đề lớn: (i) Trái đất nóng nên; (ii) Hệ sinh thái bị tàn phá, mất đa dạng sinh học; (iii) Sử dụng cạn kiệt tài nguyên không

tái sinh; (iv) Sử dụng quá mức tài nguyên tái sinh (v) Gây nguy hại cho sức khỏe con người (chất độc, tiếng ồn…); Về kinh tế đó là: Những bất ổn kinh tế; Không đáp ứng được các điều kiện sống cơ bản; Lạm phát, mức độ tập trung hóa cao và quyền lực kinh tế; Mất cân đối ngoại thương; nợ công. Về văn hóa- xã hội, đó là: Thực hiện chưa đầy đủ (i) Nguyên tắc dân chủ và nhà nước pháp quyền; (ii) Nghèo, an sinh xã hội kém, dân số gia tăng; (iii) Bất bình đẳng về cơ hội; (iv) Thiếu an ninh trong và ngoài nước; (vi) Chất lượng cuộc sống suy giảm. Loài người đã và đang trả giá cho sự tăng trưởng nhanh và phiến diện, tăng trưởng không đi liền với PTBV. Nhiều quốc gia TTKT nhanh nhưng dân chúng vẫn ở trong cảnh tồi tệ xét ở các góc độ, như: trình độ học vấn, sức khỏe, tuổi thọ, việc làm và thu nhập, thất nghiệp, điều kiện sống trước mắt và lâu dài của dân cư… Nói theo Chương trình phát triển của UNDP thì đó là loại hình tăng trưởng xấu.

Trong bối cảnh như thế, những nhận thức và sự lý giải của loài người đối với vấn đề PTBV không ngừng được nâng cao. Mục tiêu lớn của cả loài người, cũng như bất kỳ quốc gia trong thiên kỷ thứ ba này là PTBV.

PTBV là một quá trình phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… và sự phát triển con người. Khi nói đến PTBV người ta thường tập trung vào 3 nội dung chính: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ 1, PTBV về kinh tế là: Giảm thiểu mức tiêu hao năng lượng và tài nguyên thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống và dịch vụ y tế, giáo dục; xóa đói giảm nghèo tuyệt đối; công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng) [6, tr.96-97].

Thứ 2,PTBV về xã hội, đó là: Ổn định dân số; phát triển nông thôn mới để giảm sức ép di dân vào thành phố; giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; nâng cao học vấn, xóa nạn mù chữ; bảo vệ đa dạng văn hóa; giải quyết việc làm thu nhập, an sinh xã hội…

Thứ 3,PTBV về môi trường

- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. - Bảo vệ đa dạng sinh học.

. Phát triển không quá ngưỡng kiểm soát và giảm thiểu phát thải nhà kính. . Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.

- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm nước thải, đất…) cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.

- Phát triển hài hòa 3 nội dung này cũng như đảm bảo phát triển của từng nôi dung, để cùng đạt mục tiêu PTBV.

Đối với Việt Nam, vấn đề PTBV được đề cập khá sớm. Trong đường lối phát triển của Việt Nam, khái niệm "định hướng XHCN" chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi mang "nội hàm" PTBV, vì sự tiến bộ xã hội, sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá nhân. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam với mục tiêu tổng quát là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý, và hài hòa 3 mặt: PTKT, phát triển xã hội và BVMT. Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam dựa trên nguyên tắc: Con người là trung tâm của sự PTBV và BVMT là sự nghiệp của toàn dân.

3.1.1.2.Nhận thức mới về bảo vệ tài nguyên và môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu

BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. BĐKH tác động nghiêm trọng đến sản xuất; đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. BĐKH trên quy mô toàn cầu mà Việt Nam là 1 trong số các quốc gia đang gánh chịu tác động lớn nhất,

rõ rệt nhất của BĐKH. Đối với tài nguyên và môi trường thì tác động của BĐKH không chỉ là hiện tại mà còn cả trong tương lai trung hạn và thậm chí dài hạn do tính chất và đặc thù của tài nguyên và môi trường.

Trong bối cảnh BĐKH đã có một số nhận thức mới về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Tư duy phát triển trên thế giới đã thay đổi từ việc để ý tới các giới hạn của sự tăng trưởng dự trên cơ sở khai thác tài nguyên sang các mối quan tâm chung lớn hơn về môi trường sống, đặc biệt là về tài nguyên và môi trường trong bối cảnh tác động ngày càng mạnh mẽ của BĐKH.

- Về mặt lý luận, có thể nhận thấy là, tác động của BĐKH đã đem lại những bổ sung mới cho các lý thuyết phát triển và quản lý quá trình phát triển cả về nội dung lẫn nhận thức mới, trước hết có liên quan đến PTBV.

Đó là, trong những năm gần đây bên cạnh phạm trù PTBV đã xuất hiện những thuật ngữ mới trong các tài liệu khoa học và trong các quyết định phát triển ở nhiều nước, trong đó, có Việt Nam-thuật ngữ: Tăng trưởng xanh (Green growth), kinh tế xanh (Green economy), kinh tế/xã hội cácbon thấp (Low carbon society), an ninh môi trường (environmental security), an ninh sinh thái (environmental cecurity); Tuy các khái niệm này còn chưa chuẩn và thống nhất và ở các quốc gia khác nhau chúng có nội dung khác nhau trong cách sử dụng. Song nội hàm của các khái niệm này có điểm chung là sự ra đời gắn với bối cảnh BĐKH, phục vụ cho mục tiêu ứng phó, giảm nhẹ các tác động của BĐKH trong PTBV, trong đó bảo vệ tài nguyên và môi trường, giảm phát thải khí nhà kính là trọng tâm cốt lõi.

Sự hiện diện các phạm trù mới được sử dụng trong thực tiễn quản lý quá trình phát triển theo hướng bền vững trong bối cảnh BĐKH, nói lên 2 điều:

Một là, chúng (các khái niệm mới) là tất yếu và cần được nhận thức đúng, làm cơ sở cho việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển theo hướng bền vững trong bối cảnh BĐKH. Ở phạm vi quốc tế, tăng

trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế/xã hội cácbon thấp đang là chủ đề được các nước quan tâm không chủ nghiên cứu khoa học mà còn cả trong hành động và phối hợp hành động. Kinh tế xanh là 1 trong 2 nội dung chính được bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về PTBV gọi tắt là Rio+20) diễn ra từ ngày 20-26/6/2012, tại Rio de Janeiro (Brazin). Các thiết chế quốc tế đang hình thành nhằm hỗ trợ thúc đẩy và tăng cường các hoạt động phát triển hướng tời tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế/xã hội cácbon thấp. Ví như, Quỹ khí hậu xanh - GCF, có trụ sở đặt tại Hàn Quốc) có quy mô 100 tỷ USD đang được vận động hình thành nhằm hỗ trợ tăng trưởng và phát triển trong bối cảnh BĐKH ở các trường và phát hiện trong bối cảnh BĐKH ở các nước chủ yếu là nước đang phát triển [41, tr.133-134].

Hai là, cách tiếp cận mới về phát triển và quản lý quá trình phát triển mới đang hình thành không chỉ nhằm thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, kinh tế/xã hội cácbon thấp, mà còn làm cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trường trở lên hiệu quả hơn, do tài nguyên và môi trường được đặt vị trí trung tâm; trong trường hợp cần thiết còn tác động điều chỉnh cả lĩnh vực TTKT, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề…; thậm chí hình thành và phát triển một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội mới, như: Kinh tế môi trường/dịch vụ môi trường, công nghệ môi trường [41, tr.134].

Như vậy, có thể nói, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, không thay thế cho PTBV, mà là 1 cách thức thực hiện, xem tài nguyên và môi trường là nhân tố quyết định đến TTKH. Khác với khái niệm PTBV, khái niệm tăng trưởng xanh, kinh tế xanh đặt vấn đề sử dụng tiết kiệm thông minh tài nguyên và môi trường là trung tâm, đối với các quyết định phát triển. Điều này có nghĩa là, bền vững về tài nguyên và môi trường là Tâm điểm của tăng trưởng xanh. Kinh tế xanh.

Mục tiêu PTBV, lâu dài đều có đích đến các mục tiêu của tăng trưởng xanh. Ủy ban về kinh tế xã hội Khu vực châu Á-Thái bình đương của Liên hiệp quốc đã công bố 6 nội dung về tăng trưởng xanh. Đó là: (1) Sản xuất và tiêu dùng bền vững; (2) Xanh hóa thị trường và các hoạt động sản xuất kinh

doanh; (3) Xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững; (4) Cải tổ thuế và ngân sách xanh; (5) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; và (6) Xây dựng và thực hiện các chỉ số hiệu quả về sinh thái.

Chiếc lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tháng 9-2012 xác định quan điểm: "Tăng trưởng xanh là một nội dung của PTBV, đảm bảo PTKT xanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về BĐKH". Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đã chỉ rõ "chú trọng PTKT xanh, thân thiện với môi trường. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng sạch, bền vững" từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch… phát triển các dịch vụ môi trường, xử lý chất thải [32, tr.136-137].

3.1.1.3. Một số vấn đề thực tiễn đặt ra trong công tác bảo vệ tài nguyên ở nước ta thời gian qua

Thực trạng phát triển ở nước ta cho thấy đến nay vẫn còn là mang tính chất "nâu" (theo cách phân loại phát triển của quốc tế), nghĩa là sự phát triển mà trong đó tăng tưởng, PTKT dựa nhiều vào khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường vượt quá ngưỡng tự phục hồi của tự nhiên, ngưỡng tiếp nhận chất thải của môi trường, gay tổn hại, ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhận định liên quan đến tài nguyên và môi trường trong Chương trình nghị sự 21 về PTBV của Việt Nam là "PTKT-XH ở nước còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp; công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải… Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ô nhiễm và suy thoái đến mức báo động" cho đến nay vẫn còn đúng.

Năm 2010 đánh dấu 2/3 chặng đường thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) đến năm 2015 và theo yêu cầu của Liên hợp quốc, Việt Nam đã có Báo cáo đánh giá tổng quát về kết quả thực hiện MDGs và các mục tiêu chiến lược PTKT-XH của đất nước trong 10 năm 2001-2010 là đạt kết quả tốt trên

lĩnh vực kinh tế và xã hội, nhưng không tốt trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cụ thể, Báo cáo quốc gia nhận định: sau 2/3 chặng đường (10 năm) thực hiện các MDGs, Việt Nam đã hoàn thành và thậm chí còn "về đích" sớm đối với một số mục tiêu, nhưng chủ yếu là về kinh tế và về xã hội. Còn về mục tiêu MDG số 7 "Bảo đảm bền vững về môi trường" thì Báo cáo nhận định: "Việt Nam mới đạt được những kết quả bước đầu. Việc hoàn thành mục tiêu này vào năm 2015 là hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện BĐKH ngày càng trở nên rõ rệt hơn".

Về thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển theo hướng bền vững giai đoạn 2001-2010, đánh giá của Đảng và Nhà nước cũng tương tự, là "nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện" nhưng "hầu hết các chỉ tiêu về BVMT, khắc phục ô nhiễm đều không đạt kế hoạch". Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong kế hoạch PTKT-XH giai đoạn 2006-2010 được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.1: Thực hiện các chỉ tiêu về môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010

TT Loại chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện (2010)

1 Tỷ lệ đất đươc che phủ rừng 42-45% 40%

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 123 - 129)