Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 46 - 53)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường

- Quan niệm về sự gắn kết giữa PTKT với BVMT

Sự gắn kết giữa PTKT với BVMT về thực chất là giải quyết đúng đắn quan hện biện chứng giữa kinh tế và môi trường (theo nghĩa rộng), giữa PTKT và BVMT, nhằm hướng tới đảm bảo tính thống nhất giữa PTKT và BVMT, đồng thời khắc phục sự mâu thuẫn giữa PTKT và BVMT.

Cũng có thể hiểu PTKT gắn với BVMT là thực hiện sự hài hòa mục tiêu PTKT và BVMT nhằm giải quyết sự "xung đột" hay "lệch pha" giữa PTKT và BVMT trong tiến trình phát triển bền vững của đất nước.

- Các nhân tố gắn PTKT với BVMT

PTKT gắn với BVMT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, có nội dung hết sức rộng lớn, phức tạp, đa chiều; môi trường liên quan đến tài nguyên và nhiều lĩnh vực khác… các hoạt động PTKT gắn với BVMT chiếm phần lớn hoạt động của toàn xã hội, cử từng người, từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng tổ chức chính trị - xã hội… có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết giữa PTKT với BVMT.

Thứ nhất, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với môi trường và bảo vệ môi trường

Giữa môi trường theo nghĩa rộng và PTKT có mối quan hệ chặt chẽ: Môi trường là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn.

Trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng, PTKT con người đã lấy đi của môi trường tự nhiên rất nhiều những thành phần của nó như: động, thực vật, đất đai,

khoáng sản… chính quá trình đó con người đã làm thay đổi môi trường. Có thể nói rằng, những thay đổi dù lớn hay nhỏ của môi trường điều do quá trình PTKT đem lại. Vì mục đích của sự PTKT ấy, con người đã tác động đến môi trường theo 2 hướng : có lợi hoặc có hại. Nếu hành động đúng quy luật, con người sẽ tạo ra hướng có lợi cho môi trường. Ở chiều ngược lại, con người tác động vào tự nhiên không theo đúng quy luật như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản… quá mức sẽ làm cho môi trường mất cân bằng, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản… thì tự nhiên sẽ "trả thù" con người - con người chịu ảnh hưởng của khủng hoảng môi trường.

Như vậy, giữa tăng trưởng, PTKT và BVMT vừa có sự thống nhất vừa có sự mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn ấy thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng sản xuất ra của cải vật chất, mọi của cải vật chất do con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách này hay cách khác đều lấy vật liệu từ giới tự nhiên. Do vậy, sử dụng mọi biện pháp gia tăng đầu tư để PTKT, thì đồng thời cũng phải có những biện pháp và phải chi phí để BVMT. Nếu không BVMT thì không thể đảm bảo cho sự PTKT được, vì một phần đầu vào của tăng trưởng, PTKT được lấy từ môi trường.

Thứ hai, xu hướng phát triển bền vững trên thế giới

Cộng đồng thế giới đã tổ chức nhiều cuộc Hội nghị thượng đỉnh bàn về PTBV. Đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992, với 70 nguyên thủ quốc gia tham dự. Tại các Hội nghị thượng đỉnh này, các nhà hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị đã thống nhất quan điểm: PTBV là trách nhiệm chung của các quốc gia và toàn nhân loại, đồng thời thống nhất tuyên bố chung về quan điểm PTBV gồm 27 nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc bao trùm và chủ yếu của PTBV là: kết hợp hài hòa các yếu tố tiến bộ xã hội; đáp ứng nhu cầu của mọi người dân; BVMT sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tốc độ TTKT cao và ổn định.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV tại Jo Hannesburrg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã thống nhất khẳng định: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa 3 mặt của sự phát triển là PTKT, phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Như vậy, khái niệm PTBV là khái niệm đa phương diện về nhiều lĩnh vực có quan hệ với nhau, bao gồm các yếu tố về môi trường sinh thái, về kinh tế và công nghệ, về xã hội và văn hóa, về đạo đức và chính trị. Song, khi nói về PTBV, người ta đều nhấn mạnh "3 trụ cột" cơ bản: Thứ nhất, là PTKT bền vững, tức là phát triển nhanh, an toàn và chất lượng; Thứ hai, PTBV về mặt xã hội, tức là đảm bảo sự công bằng xã hội, và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, BVMT và cải thiện chất lượng môi trường sống.

Từ nội hàm quan niệm về PTBV, có thể thấy vô vàn những nhân tố đảm bảo cho sự PTBV. Cho tới nay, quan niệm về PTBV đã có sự thống nhất chung trên bình diện quốc tế và mục tiêu để thực hiện PTBV đã trở thành mục tiêu Thiên niên kỷ.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu về PTBV, Việt Nam sớm hội nhập vào xu thế PTBV. Quan niệm PTBV thường được tiếp cận dưới 2 khía cạnh: Một là, PTBV là phát triển mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành nên những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, PTBV là sự phát triển dài hạn cho hôm nay và cho mai sau, phát triển hôm nay không làm tồn hại đến mai sau [41].

Trong Điều 3, mục 4, Luật BVMT của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) định nghĩa về PTBV là "phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa TTKT, đảm bảo tiến bộ xã hội, và BVMT". Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật được những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của PTBV phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định quan điểm PTBV: "Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững TTKT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT" và "PTKT-XH gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên hiên, giữ gìn đa dạng sinh học [32, tr.25 và 163].

Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu tổng quát của sự PTBV của Việt Nam là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được cả 3 mặt là PTKT, phát triển xã hội và BVMT.

Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo tiền đề, điều kiện và tác động lẫn nhau. PTBV về kinh tế và PTBV về môi trường thực chất là sự phát triển "bình đẳng và cân đối" để duy trì sự phát triển ổn định, lâu dài, để cân bằng giữa lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ. Thực hiện sự phát triển "cân bằng và cân đối" về TTKT và BVMT sẽ chấm dứt tình trạng đi kèm với lợi nhuận cao là cái giá phải trả bằng tính mạng của người dân bị đe dọa… do ô nhiễm môi trường từ sự tăng trưởng phiến diện một chiều, chạy theo số lượng. Điều dễ nhận thấy và không thể bác bỏ là: hệ thống kinh tế (hệ thống lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội) và hệ thống môi trường sinh thái không dung hòa nhau, mà bộc lộ những mâu thuẫn hay nghịch lý ngày

càng trở nên rõ rệt trong sự phát triển của xã hội hiện đại.

Thế giới ngày nay, đang đứng trước những thách thức to lớn về PTBV theo cả 3 trụ cột. Kinh tế, xã hội và môi trường. Giáo sư Holger Rogall của Đại học kinh tế và Luật Beclen đã tổng kết, về môi trường sinh thái có 5 vấn đề lớn: Trái đất nóng lên; hệ sinh thái bị tàn phá, mất đa dạng sinh học; sử dụng cạn kiệt tài nguyên khống tái sinh; sử dụng quá mức các tài nguyên tái sinh và gây nguy hại cho sức khỏe con người (chất độc, tiếng ồn, ô nhiễm…).

Về kinh tế, đó là: Những bất ổn về kinh tế, không đáp ứng được các điều kiện sống cơ bản; Lạm phát, mức độ tập trung hóa cao và quyền lực kinh tế, mất cân đối ngoại thương và nợ công. Về văn hóa - xã hội đó là: chưa thực hiện đầy đủ: Nguyên tắc dân chủ và nhà nước pháp quyền, nghèo, an sinh xã hội kém, dân số gia tăng, bất bình đẳng về cơ hội, thiếu an ninh trong và ngoài nước, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Thứ ba, những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PTKT gắn với BVMT trong tiến trình PTBV

Nhận thức được tầm quan trọng của việc PTKT gắn với BVMT, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến PTKT và BVMT, như:

+ Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định con đường PTKT-XH của Việt Nam là "Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, TTKT đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT".

+ Nghị Quyết số 15-NQ/TW ngày 18-3-2002 của Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, với chủ trương: Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai.

+ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21-MDGs-, với mục tiêu MDGs số 7 là "đảm bảo bền vững về môi trường").

+ Nghị quyết số 13 NQ/TW ngày 16-1-2012 của Hội nghị lần thứ 4 ban chấp hành Trung ương đảng, khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại với quan điểm phát triển kết cấu hạ tầng phải gắn với tiết kiệm đất canh tác, BVMT; tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH.

+ Chiến lược PTKT-XH giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ quan điểm "PTKT-XH phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH" và "nâng cao ý thức BVMT, gắn mục tiêu, nhiệm vụ BVMT với PTKT-XH; chú trọng PTKT xanh, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng" [32,tr.136-137].

+ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25-9-2011 của Bộ chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm an ninh quốc phòng, BVMT, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa.

Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống Luật pháp liên quan đến PTKT, BVMT, tài nguyên: Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật đất đai, xây dựng, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước… và các công cụ kinh tế trong quản lý, BVMT. Đặc biệt là chính phủ đã ban hành Chiến lược BVMT quốc gia 2001-2010; Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Đây là những cơ sở pháp lý cho các hoạt động gắn PTKT với BVMT ở nước ta.

MHTTKT là cách diễn đạt cơ bản nhất về TTKT và các nhân tố tác động đến tăng trưởng. Lý thuyết và MHTTKT đã trải qua những bước tiến lớn lao… theo thứ tự thời gian như sau:

Lý thuyết tăng trưởng Cổ điển (thế kỷ XVIII) Lý thuyết tăng trưởng của C.Mác (thế kỷ XIX)

Mô hình tăng trưởng của trường phải Keynes (đầu thế kỷ XX) Mô hình tăng trưởng Tân cổ điển (giữa thế kỷ XX)

Mô hình tăng trưởng nội sinh (cuối thế kỷ XX) [33, tr.27-28].

Dưới góc độ PTBV nói chung bảo vệ tài nguyên; môi trường nói riêng trong quá trình phát triển có thể chia MHTTKT thành 2 loại: MHTTKT không bền vững hay mô hình tăng trưởng "nâu" và mô hình tăng trưởng bền vững hay mô hình tăng trưởng "xanh".

Theo cách phân loại phát triển của quốc tế, mô hình tăng trưởng không bền vững hay mang tính chất "nâu" là tăng trưởng, PTKT dựa nhiều vào khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường vượt quá ngưỡng tự phục hồi của tự nhiên, ngưỡng tiếp nhận chất thải của môi trường. Nói gọn lại là mô hình tăng trưởng nhằm mục tiêu lợi nhuận tối đa, hiệu quả kinh tế tối đa, hy sinh vấn đề môi trường, coi nhẹ hiệu quả về môi trường.

MHTTKT bền vững là mô hình không chỉ nhằm mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, mà còn có cả hiệu quả về môi trường. Mô hình tăng trưởng này đã đưa hệ thống sinh thái tự nhiên vào trong các yếu tố cấu thành của mình. MHTTKT bền vững dựa trên cơ sở những khái niệm mới như: sản xuất sạch, công nghệ sạch/thân thiện môi trường, tổng sản phẩm quốc dân/tổng sản phẩm quốc nội xanh, tiêu dùng xanh, năng suất xanh [41, tr.140].

Như vậy, việc lựa chọn và thực thi MHTTKT có ảnh hưởng đến việc gắn PTKT với BVMT.

Thứ năm, sự nhận thức và ý thức gắn PTKT với BVMT của mọi người trong xã hội, nhất là các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các ngành, các cấp… cũng ảnh hưởng đến sự gắn kết PTKT với BVMT trong tiến trình PTBV.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w