Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 182 - 187)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

c. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 ở Việt Nam ngày 1 tháng 10 năm 1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học

tháng 10 năm 1994 Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) đã ký Quyết định số 232/TCĐ-QĐ thành lập Ban kỹ thuật TCVN/TC 207 về quản lý môi trường Ban kỹ thuật TCVN/TC 2007 đã cử đại diện tham gia 2 kỳ họp của ISO/TC 2007 tại Na Uy (1995) và Braxin (1996) để thảo luận về ISO 14000.

Ngày 05 tháng 2 năm 1996, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã phối hợp với Bureau Veritas Internationnal tổ chức hội thảo giới thiệu ISO 14000 cho các nhà quản lý môi trường và chất lượng sản phẩm của Việt Nam. Từ ngày 05 tháng 03 đến ngày 13 tháng 3 năm 1997 tại hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức khóa đào tạo về bộ Tiêu chuẩn ISO (đào tạo đánh giá viên hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) do Cục tiêu chuẩn Xin-ga-po và Tổ chức RIET thực hiện.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cùng với cục Môi trường (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường) đã phối hợp chấp nhận một số tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 và ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN); đó là:

- TCVN ISO 14001/1997- Hệ thống quản lý môi trường - Quy định các hướng dẫn áp dụng.

- TCVN ISO 14004/1997 - Hệ thống quản lý môi trường - Hướng dẫn chung về các nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ.

- TCVN ISO 14012/1997 - Hướng dẫn đánh giá môi trường - Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá viên về môi trường.

Ngày 28 tháng 7 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 1696/QQĐBKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có các tiêu chuẩn về ISO như sau:

- TCVN ISO 14001/2005 (ISO 14001:2004) - Hệ thống quản lý môi trường. Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

- TCVN ISO 14004/2005 (ISO 14024: 1999) - Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu I. Nguyên tắc và thủ tục.

Việc chứng nhận phù hợp với ISO 14001 cũng đang được chuẩn bị về mặt tổ chức cũng như về mặt cán bộ và nghiệp vụ. Áp dụng bộ ISO 14000 có thể sẽ đòi hỏi các cơ sở sản xuất hoặc công ty phải dành phần chi phí để thiết lập Hệ thống Quản lý môi trường và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên, khi áp dụng chúng, chắc chắn bộ ISO sẽ mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và BVMT.

Nguồn: Bộ Công thương; doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và những vấn đề về môi trường (Bộ sách hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Công thương, H.2010, tr.2005-208.

Phụ lục 3

CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ CỦA VIỆT NAMMục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển

Thiên niên kỷ (MDG)

Mục tiêu phát triển của Việt Nam

MDGI: Xóa đói giảm nghèo cùng cực và thiếu đói

Mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo:

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2010 giảm 2/5 tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2010 giảm ¾ tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm so với năm 2000.

MDG2: Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

Mục tiêu phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục:

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 đạt 97% đi học tiểu học (80% trung học cơ sở) và đến 2010 đạt 99% đi học tiêu học (90% trung học sở).

Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến 2010 nâng cao hơn chất lượng giáo dục và nâng tỷ lệ học hai buổi ở cấp tiểu học.

Chỉ tiêu 3: Đến năm 2005 xóa bỏ sự cách biệt về tỷ lệ nam nữ trong các cấp tiểu học và trung học, và đến 2010 thu hẹp chênh lệch tỷ lệ đi học giữa các dân tộc ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.

Chỉ tiêu 4: Phấn đấu xóa mù chữ cho 95% số phụ nữ mù chữ ở độ tuổi dưới 40 vào năm 2005 và 100% vào năm 2010.

Chỉ tiêu 5: Nâng cao chất lượng giáo dục và tỷ lệ học hai ca ở cấp tiểu học.

MDG3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng

Mục tiêu bình đẳng giới và tăng quyền cho phụ nữ:

cao vị thế, năng lực cho phụ nữ

Chỉ tiêu 1: Tăng số lượng phụ nữ trong những cơ quan dân cử vào trong bộ máy chính quyền ở tất cả các cấp, các ngành thêm 3-5% trong vòng 10 năm tới.

Chỉ tiêu 2: Đảm bảo đến năm 2005, 100% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tên cả vợ lẫn chồng.

Chỉ tiêu 3: Giảm nguy cơ tổn thương cho phụ nữ trước nạn bạo hành trong gia đình.

MDG4: Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em

Mục tiêu giảm tỷ lệ sinh, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em và suy dinh dưỡng trẻ em:

Chỉ tiêu 1: Duy trì vững chắc xu thế giảm tỷ lệ sinh để đạt mức thay thế bình quân trong cả nước vào năm 2005; vùng sâu vùng xa và vùng nghèo vào năm 2010.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005 giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống 30% và đến 2010 còn dưới 25%0

năm 2005 và dưới 32%0 năm 2010

Chỉ tiêu 3: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống 25% năm 2005 và dưới 20% năm 2010.

Chỉ tiêu 4: Giảm nhanh tỷ lệ trẻ em sinh thiếu cân (dưới 2500gram) xuống còn 7% năm 2005 và 5% năm 2010.

MDG5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ

Mục tiêu sức khỏe sinh sản:

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 giảm tỷ suất chết mẹ liên quan đến thai sản xuống 80/100.000 trẻ sống và vào năm 2010 giảm xuống 70/100.000 trẻ đẻ sống trong toàn quốc (100/100.000 trẻ đẻ sống ở miền núi).

MDG6: Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

Mục tiêu giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV, AIDS, bệnh dịch và các bệnh xã hội:

khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết của các bệnh tả, thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch …

Chỉ tiêu 2: Hạn chế tốc độ lây truyền HIV/AIDS.

Chỉ tiêu 3: Kiếm soát và tiến tới khống chế các bệnh xã hội.

MDG7: Đảm bảo bền vững về môi trường

Mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững:

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 38% năm 2005 và lên 43% vào năm 2010.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005, phấn đấu đạt 80% dân số thành thị và 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Đến năm 2010, 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Chỉ tiêu 3: Bảo đảm không có nhà ổ chuột và nhà tạm ở tất cả các thành phố và thị xã vào năm 2010.

Chỉ tiêu 4: Đến năm 2010, đảm bảo 100% nước thải được xử lý tại các thành phố và thị xã.

Chỉ tiêu 5: Đến 2010, đảm bảo 100% chất thải rắn được thu gom và vận chuyển đến bãi an toàn ở tất cả các thành phố và thị xã.

Chỉ tiêu 6: Đến năm 2005, ô nhiễm không khí và nước thải đạt mức tiêu chuẩn quốc gia.

MDG8: Thiết lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển Các mục tiêu phát triển của Việt Nam nằm ngoài mục tiêu

phát triển Thiên niên kỷ

Mục tiêu giảm khả năng dễ bị tổn thương

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005 tăng thu nhập bình quân của 20% nhóm tiêu dùng nghèo nhất bằng 140% so

với mức tiêu dùng của nhóm này năm 2000 và lên 190% vào năm 2010.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2010, giảm một nửa số người tái nghèo do thiên tai và các rủi ro khác.

Mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước tốt để giảm nghèo

Chỉ tiêu 1: Đảm bảo dân chủ cơ sở.

Chỉ tiêu 2: Đảm bảo minh bạch ngân sách.

Chỉ tiêu 3: Tiến hành chương trình cải cách tư pháp.

Mục tiêu nâng cao mức sống, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc ít người

Chỉ tiêu 1: Giữ gìn và phát triển khả năng biết đọc và biết viết tiếng dân tộc.

Chỉ tiêu 2: Giao quyền sử dụng đất cho cá nhân và tập thể ở vùng dân tộc ít người và miền núi.

Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ cán bộ người dân tộc ít người trong bộ máy chính quyền các cấp.

Mục tiêu cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn và giảm nghèo trong khu vực thành thị

Chỉ tiêu 1: Đến năm 2005, 80% số xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có đủ hạ tầng cơ sở thiết yếu và 100% vào năm 2010.

Chỉ tiêu 2: Đến năm 2005 mở rộng điện lưới quốc gia đến trung tâm 900 xã nghèo.

Nguồn: GS,TS Nguyễn Kế Tuấn (2011), Kinh té Việt Nam năm 2010. Nhìn lại mô hình tăng trưởng giai đoạn 2001-2010, Nxb ĐHKTQD, HN, tr.102-104.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 182 - 187)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w