Những kết quả tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 110 - 114)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

2. Trường hợp nhà máy Hyundai Vinashin: Đã nhiều lần nhà máy

2.2.1. Những kết quả tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

Nam mắc các bệnh và số tiền chữa trị lên đến 400 tỷ đồng. Không những thế, mà còn bị tụt hạng năng lực cạnh tranh quốc gia và giảm liên tục thứ hạng trong bảng xếp hạng sự thịnh vượng của các quốc gia đang phát triển (chỉ số WNI) do nhóm chuyên gia kinh tế World paper thực hiện. Chương trình Môi rường Liên hiệp quốc đã cảnh báo: Nếu Việt Nam không giải quyết được vấn đề ONMT thì Việt Nam có thể sẽ xóa đi tất cả thành tựu kinh tế và xã hội ấn tượng đã đạt được trong những năm qua.

2.2. Đánh giá khái quát về phát triển kinh tế gắn bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2001-2014 ở Việt Nam giai đoạn 2001-2014

2.2.1. Những kết quả tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường môi trường

Trong thời kỳ 2001-2013, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế bước phát triển khá, đạt được những thành tựu cơ bản sau đây:

Một là, nền kinh tế tốc độ tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm liền, quy mô của nền kinh tế không ngừng được mở rộng

Tốc độ TTKT bình quân giai đoạn 2001-2010 là gần 7,3%/năm, trong đó cao nhất là năm 2007 với 8,46%. Năm 2008, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam có sự giảm sút đáng kể, nhưng vẫn đạt tốc độ tăng GDP là 5,66%. Trong các năm 2009- 2013 tốc độ tăng GDP có xu hướng giảm, nhưng vẫn đạt bình quân 5,74%/năm. Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ TTKT vào loại cao nhất trong khu vực.

Với tốc độ tăng trưởng khá cao và duy trì trong nhiều năm, quy mô nền kinh tế được mở rộng, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của

Việt Nam không ngừng được nâng cao. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người năm 2000 là 402 USD, thì năm 2010 đạt mức 1.168 USD, tăng gấp 2,9 lần; năm 2012 là 1.580 USD.

Thành tựu tăng trưởng, PTKT đã đưa nước ta vượt qua 2 "cửa ải" quan trọng: (1) Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội; (2) thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước phát triển có mức thu nhập trung bình.

Quá trình PTKT có sự đóng góp tích cực của sự tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế: Nông nghiệp - lâm - thủy sản, công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ.

Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng giá trị của nông-lâm-thủy sản giảm dần cùng với quá trình tăng dần giá trị công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nếu năm 2000, tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản trong cơ cấu ngành kinh tế là 24,5%, của công nghiệp và xây dựng là 36,73% và dịch vụ: 38,73%, thì đến năm 2010 các con số tương ứng: 18,89%, 38,23% và 42,88%. Năm 2013, các con số tương ứng là: 18,39%, 38,23% và 43,3%. Tuy vậy, tốc độ chuyển dịch còn chậm và đạt so với yêu cầu đề ra, nhưng đó là sự chuyển dịch phù hợp với xu thế khách quan của qía trình CNH mà nhiều nước đã trải qua.

Cùng với quá trình CDCC ngành kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ- các ngành có năng suất lao động và thu nhập cao hơn so với ngành nông-lâm- thủy sản.

Hai là, tăng trưởng, PTKT đã góp phần quan trọng vào giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội

Thành tựu TTKT cao và liên tục trong nhiều năm và sự mở rộng quy mô của nền kinh tế đã có tác động tích cực đến: (1) Năng cao thu nhập của dân cư. Nếu như năm 2000, thu nhập bình quân đầu người trong 1 năm là

5.681.000đ, thì năm 2012 tăng lên 33.278.000 đồng; (2) Tác động tích cực đến xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho giai đoạn này đã giảm từ 17,2% năm 2001 xuống còn 7% vào năm 2005. Trong giai đoạn 2006-2008, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 đã giảm từ 18% năm 2006, xuống 14,7% vào năm 2007 và 13,4% vào năm 2008, năm 2009 là 11,3% và năm 2010 là 10,6%. Việt Nam đã thành công xét về mức giảm tỷ lệ nghèo tương đương với mỗi phần trăm của TTKT; (3) Trẻ em được quan tâm, bảo vệ, chăm sóc; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đã giảm từ 33,4% vào năm 2000, xuống 25% vào năm 2005 và chỉ còn 18% vào năm 2008; (4) Tuổi thọ bình quân tăng từ 67,8 tuổi (năm 2000) lên 71,5 tuổi vào năm 2005 và năm 2010 là 72,8 tuổi; (5) Cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam có nhiều tiến bộ và dần nâng cao thứ bậc trong quá trình đổi mới. Năm 1990, chỉ số HDI là 0,608; năm 2005 là 0,794; năm 2010 là 0,728. Chỉ số HDI của Việt Nam thuộc nhóm nước trung bình cao của thế giới; (6) Mức hưởng thụ văn hóa, điều kiện tiếp cận thông tin của người dân được nâng lên rõ rệt. Hệ thống phúc lợi và an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng. Bảo hiểm y tế được mở rộng từ 13,4% dân số năm 2000 lên khoảng 62% năm 2010…

Ba là, tăng trưởng, phát triển kinh tế góp phần bảo vệ môi trường

Việt Nam đã được ra chủ trương PTBV, tức là PTBV cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong những năm qua bên cạnh thành tựu về PTKT, thì công tác BVMT từng bước đầu cũng đạt được những thành tựu khả quan:

- Nhận thức về BVMT của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân… đã có những chuyển diến tích cực, bước đầu hình thành ý thức BVMT trong cán bộ, trong xã hội và toàn dân.

- Hệ thống chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước về BVMT… đã bước đầu hoàn thiện. Luật BVMT, Luật đa dạng sinh học, Luật bảo vệ rừng

và phát triển rừng, Luật thủy sản, Luật đất đai và các văn bản dưới luật đã được quy định đầy đủ, chi tiết, cụ thể những nội dung phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, phục hồi môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân, về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Đồng thời các công cụ, chế tài BVMT cũng được quy định trong các Bộ luật hình tự, Bộ Luật dân sự, Luật Đầu tư (2005), Luật thuế BVMT. Hầu hết các luật này đã được sửa đổi, bổ sung trong suốt thời gian từ năm 2000 đến nay.

- Nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho BVMT được đảm bảo theo hướng ngày càng tốt hơn. Ngân sách nhà nước chi cho công tác BVMT ở mức 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng nhiều lần so với trước đây. Ví dụ, năm 2006 là 2.900 tỷ đồng thì năm 2012 tăng lên 9.050 tỷ đồng.

Nguồn vốn hỗ trợ ODA dành cho BVMT cũng tăng nhanh. Một số thể chế tài chính về BVMT để vào hoạt động, như: Quỹ BVMT Việt Nam, Quỹ BVMT của 1 số ngành, địa phương đã góp phần tăng cường các nguồn hỗ trợ công tác BVMT. Một số cộng cụ kinh tế như: thuế tài nguyên, phí BVMT .. góp phần tạo nguồn thu từ xã hội để đầu tư cho BVMT.

- Xã hội hóa BVMT thu được những kết quả đánh khích lệ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ BVMT, như: cấp thoát nước, xử lý nước thải, chất thải khí thải… hoạt động tư vấn, thiết kế

- Bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và tài nguyên từng bước được kiện toàn từ trung ương đến địa phương, cơ sở.

- Các công tác phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm đã góp phần kiềm chế, làm chậm lại tốc độ gia tăng ONMT, đảm bảo chất lượng trường sống, bảo vệ chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường.

Báo cáo nôi trường hàng năm được xây dựng và công bố rộng rãi. Các hệ thống thông tin, dữ liệu về môi trường được hình thành, bước đầu đáp ứng

yêu cầu quản lý, BVMT.

Tuy vậy, công tác BVMT vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập vẫn tiếp tục giải quyết.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w