Nhóm các giải pháp gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 143 - 150)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ

3.2.3. Nhóm các giải pháp gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường

Tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ sinh thái nhất định. Có quan niệm cho rằng: khi đề cập đến vấn đề BVMT cũng có nghĩa là bao hàm cả bảo vệ tài nguyên. Tuy nhiên, đề cập đến tài nguyên thường gắn với hoạt động kinh tế, tài nguyên là yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế, có thể đo, đếm, hạch toán được trong sổ sách kế toán, còn môi trường bao gồm hệ thống tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động của con người. Như vậy, trong môi trường có cả tài nguyên [41, tr.42].

Để bảo vệ tài nguyên và môi trường trước hết phải BVMT. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy: Thường người ta đề cập đến cụm từ "BVMT" là chính, còn đối với tài nguyên thường sử dụng cụm từ "khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên". Xét về bản chất kinh tế, trong điều kiện thể chế KTTT, cụm từ "khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên", thường được dùng tới.

Như vậy, bảo vệ tài nguyên và môi trường như thế nào là tốt nhất? cần xem xét các giải pháp cụ thể sau đây:

3.2.3.1. Hoàn thiện và bổ sung thể chế, pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, tiếp tục tập trung triển khai, hoàn thiện Luật BVMT và các luật khác liên quan

Để BVMT có kết quả, Việt Nam đã ban hành và thực thi hàng loạt các Luật và văn bản dưới luật, tạo nên hệ thống văn bản pháp lý chặt chẽ từ trung ương đến địa phương nhằm thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT, và là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong quản lý, BVMT.

Tuy nhiên, thời gian qua, hệ thống Luật và văn bản dưới luật về BVMT còn chưa thật hoàn thiện và việc thực thi các luật còn kém hiệu quả. Do đó trong thời gian tới cần tập trung triển khai, hoàn thiện các Luật: Luật BVMT, Luật đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước, Luật khoáng sản, Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng… Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về tài nguyên và môi trường. Trong quá trình này, cần chú ý lồng ghép các mục tiêu và nhiệm vụ PTBV; đánh giá kết quả giai đoạn đầu triển khai chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam, kế hoạch quốc gia giảm thiểu chất thải gây hiệu ứng nhà kính và chiến lược phát triển lâm nghiệp nhiệt đới, trong đó, đặc biệt chú trọng vấn đề bảo vệ và phát triển rừng…

Thứ hai, lồng ghép và gắn kết vấn đề môi trường trong quá trình lập kế hoạch PTKT-XH đất nước.

+ Ngay từ bây giờ, phải đặt vấn đề môi trường trong các Chiến lược phát triển, trong lựa chọn giải pháp PTKT-XH của đất nước, trong việc thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Việc xây dựng và phát triển nền kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô cần có sự kết hợp chặt chẽ việc khai thác tiềm năng PTKT-XH với gìn giữ, BVMT sinh thái, đảm bảo PTBV. Điều này đòi hỏi, trong các quy hoạch, kế hoạch các dự án xây dựng các khu đô thị, KCN, khu kinh tế,… nhất thiết phải có báo cáo đánh giá về tác động đến môi trường. Trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các dự án đầu tư, nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chắp nhận thì không cho phép thực hiện các quy hoạch và các dự án này.

+ Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên sử dụng công nghệ môi trường (CNMT), "Công nghệ xanh" và "công nghệ sạch". Theo cơ quan môi trường Canada, CNMT là các sản phẩm hoặc quá trình có thể hạn chế, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý các tác động có hại gây ra do hoạt động của con người lên môi trường. CNMT còn bao gồm các quá trình sản xuất hiệu quả hơn, ít chất thải hơn hoặc tiêu thụ nguyên liệu ít hơn. CNMT còn bao gồm các phương pháp làm sạch môi trường ô nhiễm đang tồn tại hoặc tiêu hủy an toàn hoặc tái chế chất thải [6, tr.14].

Ở các nước phát triển, ngoài khái niệm CNMT còn có khái niệm "công nghệ xanh" và "công nghệ sạch".

"Công nghệ xanh" là công nghệ sản xuất áp dụng các biện pháp công nghệ xử lý chất thải đảm bảo không thải ra môi trường các chất ô nhiễm với nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép…

"Công nghệ sạch" là công nghệ sản xuất sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu và các biện pháp kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất nhằm đạt được mục đích thải ít chất thải nhất và các chất thải ít chứa các thành phần gây ô nhiễm [6, tr.14-15]. Các nhiên liệu hóa thạch, sử dụng trong sản xuất sẽ tạo ra các khí nhân tạo gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất là: Cácbonđiôxít (CO2); Điôxít sunfua (SO2), Nitơôxít (N20), Mê tan (CH4), Clorua fluôruacacbon (còn gọi là CFC), Cácbonmômôxít (CO) - hình thành do đốt cháy không hết

nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu, một số chất hữu cơ khác). Năng lượng sạch ít phát thải: năng lượng gió- điện gió; năng lượng mặt trời/điện mặt trời, nhiên liệu sinh học).

+ Đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, việc quy hoạch các vùng sản xuất phải tính đến những tác động của BĐKH. Trong quy hoạch xây dựng các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển, xây dựng các công trình ven biển, nhất là các công trình có tuổi thọ lâu đời đều phải tính đến những tác động của nước biển dâng. Đối với ngành nông nghiệp phải có quy hoạch về cây trồng và mùa vụ để giảm thiểu tác hại của BĐKH và có chính sách sử dụng hợp lý đất đai, bảo tồn và phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển,…

+ Thể chế hóa sự phối hợp giải quyết các vấn đề PTKT với BVMT: trong các kế hoạch PTKT-XH phải có các tiêu chí và biện pháp BVMT. Chẳng hạn: tiêu chí tỷ lệ đất được che phủ rừng; tỷ lệ dân số được cấp nước sạch ở đô thị/nông thôn; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường (theo luật BVMT của Việt Nam, năm 2005: "tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường); tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các đô thị loại 3 trở lên và loại 4 trở xuống; tỷ lệ KCN, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ xử lý cơ sở gây ô nhiễm theo Quyết định 64 của Thủ tướng chính phủ…[41, tr.144-145].

3.2.3.2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

Một là, tăng cường phát triển khoa học kỹ thuật cao nhằm tận dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, tổng hợp và hiệu suất cao. Các kỹ thuật cao ngày nay coi trọng đến hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm chi phí và phát thải; phát triển nguyên liệu mới thay thế cho nguồn nguyên liệu truyền thống đang dần bị cạn kiệt. Bên cạnh đó là việc phân loại và đưa vào khai thác các nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Hai là, phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững: Sản xuất và tiêu dùng bền vững là một xu hướng phát triển hiện đại, phù hợp với yêu cầu PTBV. Đó là việc sản xuất và tiêu dùng đáp ứng được các nhu cầu cơ bản và đem lại cho cuộc sống có chất lượng tốt hơn, giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các vật liệu độc hại, giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời của một sản phẩm.

Giữa sản xuất và tiêu dùng bền vững có quan hệ chặt chẽ với nhau hướng tới sử dụng tài nguyên bắt đầu tư sản xuất sản phẩm, sử dụng sản phẩm, cuối cùng là thải loại sản phẩm đã sử dụng, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.

Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, từ nhiều phía khác nhau. Về chi phí sản xuất công nghiệp, trước hết là áp dụng các giải pháp sáng tạo trong thiết kế, và cải tiến sản phẩm, chú trọng các quá trình sản xuất, sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải, chất thải, tiếng ồn,… lựa chọn các công nghệ, dây chuyền sản xuất tiêu tốn ít năng lượng, nguyên vật liệu tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời với các giải pháp kỹ thuật đó, còn phải chú trọng tới các giải pháp kinh tế và tổ chức như: Maketing, hướng dẫn tiêu dùng, mở các kênh phân phối, dịch vụ khách hàng,… Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả, nhà nước cần có chiến lược và các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp sản xuất và tiêu dùng bền vững trong khuôn khổ chiến lược PTBV quốc gia. Phát triển tập trung một số ngành công nghiệp công nghệ cao như: công nghệ cơ - điện tử, vật liệu mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,…

Ba là, chuyển đổi cơ cấu sản xuất hàng hóa, Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tài nguyên, nông sản và sử dụng nhiều lao động chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó

nói lên rằng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện nay chưa phải là điều kiện cho tăng trưởng và PTBV trong tương lại Vì thế, phải chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng hiệu quả và bền vững, tức là phải tăng dần tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, chất lượng cao, hàm lượng công nghệ, chất xám cao và giá trị gia tăng lớn, giảm dần việc xuất khẩu các sản phẩm thô dựa vào lợi thế cạnh tranh về tài nguyên và lao động rẻ như: dầu thô, than đá, gạo, chè, cà phê, cao su tự nhiên,…

Bốn là, khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Chống thoái hoá và bảo đảm bền vững sử dụng tài nguyên đất: Đất đai là loại tài nguyên thiên nhiên, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của sản xuất nông nghiệp và là một nguồn lực để PTKT. Hiện nay, thoái hóa đất (xói mòn, rửa trôi, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, sa mạc hóa, đất ngập úng, đất bị ô nhiễm,…) là hiện tượng phổ biến ở nhiều vùng rộng lớn của Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập trung hơn ¾ quỹ đất của cả nước. Sự suy thoái môi trường, đất đai, kéo theo sự suy giảm các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã đến mức báo động (dĩ nhiên ở đây có nguyên nhân là chuyển đổi mục đích sử dụng đất). Vì thế, cần sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất để đảm bảo cho thế hệ hiện nay và những thế hệ mai sau có một môi trường sống đảm bảo.

BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước: Tài nguyên nước trên địa bàn cả nước có khoảng 850 tỷ m3/năm, trong đó lượng sinh thủy nội địa chỉ khoảng 350 tỷ m3/năm, phần lớn còn lại phụ thuộc vào nguồn nước nước ngoài chảy vào. Hệ thống sông Hồng và sông Mêkông đảm nhận cung cấp phần lớn lượng nước quá cảnh hàng năm. Do BĐKH, nguồn cung nước của hai hệ thống sông này sẽ giảm. Và các quốc gia ở thượng nguồn đã và đang xây dựng nhiều hồ đập, công trình thủy lợi, thủy điện trên các sông nhánh và trên dòng chính của 2 sông này. Do đó, nguy cơ thiếu nước cho các

vùng hạ lưu hai sông nói trên là điều chắc chắn trong tương lai gần. Vì thế, tăng cường quản lý nhà nước và tài nguyên nước, và xây dựng ý thức sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước - một loại tài nguyên ngày càng trở nên khan hiếm. Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các đầu nguồn, nước ngầm.

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm bền vững tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. So với nhiều nước trên thế giới và khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản. Nếu biết bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên này thì Việt Nam sẽ trở thành một lợi thế trong cạnh tranh quốc tế cả trong hiện tại và tương lai. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, bền vững các tài nguyên khoáng sản là một nội dung cần được đặc biệt ưu tiên. Nội dung này bao gồm các hoạt động về khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, trong đó sử dụng tiết kiệm là chủ đạo.

Bảo vệ và phát triển rừng: rừng là một tài nguyên, là một nguồn lực quan trọng cho PTKT. Rừng Việt Nam có đặc trưng cơ bản là rừng nhiệt đới, rất phong phú chủng loại thực vật, động vật, giá trị đa dạng sinh học cao. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đảm bảo giữ gìn môi trường nước, môi trường đất. Vì vậy, cần tiếp tục nghiêm cấm, ban hành các chính sách phát triển và bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.

BVMT, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển

Nước ta có 3.260 km bờ biển, trên cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam; có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trải rộng trên diện tích hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng ven biển là nơi tập trung gần 30% dân số của cả nước, khoảng 50% đô thị lớn và hầu hết các KCN lớn của cả nước. Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển, đảo của nước ta, tuy không được coi là vào loại giàu có của

thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Việc thực hiện những mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những nhiệm vụ được xác định trong Chương trình hành động của Chính phủ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 một cách nhất quán, nghiêm túc và hiệu quả là việc làm thiết thực góp phần đảm bảo PTBV đất nước trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 143 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w