II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết
10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ
3.2.1. Thay đổi tư duy phát triển và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường
bảo vệ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2014-2020
Các giải pháp nhằm đảm bảo PTKT gắn với BVMT cần được xây dựng trên các nguyên tắc giảm thiểu mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường thông qua việc thực hiện mục tiêu hài hòa giữa tăng trưởng, PTKT và BVMT.
Yêu cầu của PTBV là phải đảm bảo một sự cân bằng giữa yêu cầu TTKT nhanh với đòi hỏi bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không phương hại đến nhu cầu và khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên của các thế hệ tương lai. Vì thế, PTBV về mặt kinh tế và PTBV về mặt môi trường, thực chất là phát triển "bình đẳng và cân dối" để duy trì sự phát triển dài hạn, để cân bằng lợi ích của các nhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ của đất nước.
3.2.1. Thay đổi tư duy phát triển và nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường vệ môi trường
Thay đổi thực sự có tính "đột phá" về tư duy, nhận thức đối với tăng trưởng và chất lượng TTKT là kiên quyết chấm dứt tư duy, quan điểm muốn tăng cao GDP thì cứ khai thác tài nguyên đem đi bán. Trong việc lựa chọn và triển khai các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đai, nước ngọt, rừng
phải thực sự nghiêm túc và khoa học trong việc đảm bảo sinh kế của người dân và BVMT. Theo chúng tôi, đã đến lúc cần chấm dứt tư duy và quan điểm đề cao và chạy theo tốc độ tăng trưởng mà phải coi trọng chất lượng tăng trưởng; chấm dứt tình trạng phát triển bằng mọi giá và phải "giảm nhiệt" đối với sự đam mê thành tích, hạn chế, chấm dứt tình trạng khai thác và xuất khẩu tài nguyên khoáng sản thô. Khi đưa ra một quyết sách phát triển nào đó, Nhà nước cần cân nhắc nghiêm túc cái được và cái mất, cái giá phải trả trong hiện tại và tương lai.
Đặc biệt là thay đổi tư duy và hành động "kinh tế trước, môi trường sau" sang tư duy và hành động "đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường" vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển.
Hiện nay, ở nước ta, trong đó có bộ phận không nhỏ những người hoạch định và quyết định chính sách phát triển, vẫn còn coi TTKT mới là mục đích thực sự cần được ưu tiên nhằm vào trước hết, còn tài nguyên và môi trường chỉ là phương tiện cho việc đạt mục tiêu kinh tế. Khoảng cách ngày càng xa giữa tăng trưởng, PTKT và bảo vệ tài nguyên và môi trường thời gian qua cho thấy sự ưu tiên cho lĩnh vực kinh tế, phản ánh tư duy phát triển theo kiểu "Kinh tế trước, môi trường sau" như Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15- 11-2004 của Bộ chính trị ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X đã nhận xét "Chưa đảm bảo sự hài hòa giữa PTKT với BVMT, thường chỉ chú trọng đến TTKT mà ít quan tâm đến việc BVMT".
Sự điều chỉnh, thay đổi tư duy và hành động "kinh tế trước, môi trường sau" sang tư duy và hành động "đặt các vấn đề tài nguyên và môi trường" vào vị trí trung tâm của các quyết định phát triển chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại, mà khó khăn lớn nhất chính là suy nghĩ rằng chi phí BVMT là chi phí "tiêu tốn" chứ không phải là chi phí "sinh lợi". Hệ quả là người ta thường hạn chế hay tiết giảm chi phí bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trên thực tế, đầu tư của Nhà nước và xã hội vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường ở nước ta
thường được đánh giá là thấp hơn nhiều không chỉ so sánh với quốc tế, khu vực hay so sánh với nhu cầu thực tế mà còn cả trong so sánh với các lĩnh vực khác (kinh tế- xã hội, giáo dục-đào tạo, khoa học - công nghệ). Nguồn lực đầu tư cho BVMT từ ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) chỉ dao động từ 1%-2% tổng chi ngân sách, tức khảng 0,5-1% GDP [41, tr.148]. Vấn đề cần thiết cấp bách để thay đổi tư duy phát triển gắn với nền kinh tế xanh ở Việt Nam là nhận thức đúng rằng: chi tiêu của Nhà nước và xã hội cho bảo vệ tài nguyên và môi trường không phải là "tiêu tốn" mà là để sinh lời, để phát triển. Tài nguyên và môi trường cần được "gắn các giá trị" (tức lượng giá) sao cho chúng phản ánh được lợi ích trước mắt và cả lợi ích tương lai. Và việc khai thác lợi ích tương lai cần được đặt trên cơ sở tư duy "vay mượn" tài nguyên và môi trường của thế hệ tương lai và cần được trả lại cả gốc lẫn lãi [41, tr.154].
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức tự giác BVMT trong nhân dân. Đưa công tác BVMT vào nội dung sinh hoạt thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể xã hội. Chương trình giáo dục cho học sinh, sinh viên trong nhà thường; trong chương trình hàng ngày của các phương tiện thông tin đại chúng; đưa yêu cầu BVMT vào công tác thi đua, khen thưởng, đánh giá thành tích cá nhân, tổ chức; đưa việc BVMT vào hương ước của bản làng, nội quy cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, xã hội.
Hiện nay, người dân và các tổ chức xã hội là "trụ cột" trong việc tham gia quản lý xã hội, trong đó có vấn đề giảm thiểu ONMT. Mỗi người dân cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề ONMT và sự tác động của nó đối với cuộc sống của chính mình, từ đó có ý thức BVMT. Sự liên kết phối hợp từ mỗi người dân, mỗi tổ chức xã hội sẽ tạo thành sức mạnh to lớn trong việc đấu tranh phong chống ONMT. Để thực hiện được điều đó, người dân phải có quyền được tiếp cận thông tin, ví dụ như về các dự án đầu tư và một địa
phương nào đó cần được công khai thời gian hoàn thành, thời gian đi vào sử dụng, các sản phẩm đầu vào, đầu ra, cũng như cam kết về xử lý ONMT của doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính quyền sở tại để người dân biết và giám sát. Đồng thời, cần có cơ chế khuyến khích người dân phát hiện, tố cáo doanh nghiệp nhà đầu tư… gây ONMT.