Môi trườn, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 39 - 46)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

1.1.2. Môi trườn, ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường

1.1.2.1. Môi trường và chức năng, vai trò của nó

(1) Khái niệm môi trường, Luật BVMT của Việt Nam sửa đổi năm 2014, Điều 3, chương I ghi: "Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật". Song, mỗi vật thể, sinh vật hoặc sự kiện tồn tại và phát triển trong một môi trường nhất định. Nên khi nghiên cứu về cơ thể sống người ta thường quan tâm đến "môi trường sống". Môi trường sống của con người nói một cách tổng quát là vũ trụ bao la. Trong hệ mặt trời có trái đất là ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người.

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành 3 loại:

Một là, môi trường tự nhiên (Natural environment)

Môi trường thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của giới tự nhiên, nó bao gồm: các thảm thực vật, vi sinh vật, đất, đá, không khí và các hiện tượng tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, biển và các hiện tượng vật lý mà không có ranh giới rõ ràng, không có nguồn gốc từ hoạt động của con người như: khí hậu, bức xạ, diện tích. Môi trường tự nhiên cho chúng ta không khí để thở, đất để xây

dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi; cung cấp cho con người những loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho chúng ta những cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú.

Hai là, môi trường xã hội (Social environment) là tổng thể các mối quan hệ xã hội giữa người với người tạo nên những thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển cá nhân và cộng đồng người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy ước… ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, làng xã cơ quan, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tôn giáo, đoàn thể… Môi trường xã hội định hướng cho hoạt động của con người, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống con nười khác với các sinh vật khác.

Ba là, ngoài ra, người ta nói đến môi trường nhân tạo (artificial environment), bao gồm các nhân tố do con người tạo nên hoặc chịu sự chi phối của con người, như: các yếu tố vật lý, hóa học sinh học và xã hội…

Tuy nhiên, trong thực tế cả 3 loại môi trường đều cùng tồn tại, xen kẽ lẫn nhau, tương tác nhau rất chặt chẽ.

Do tính phức tạp và đa dạng của môi trường nên các nhà nghiên cứu còn phân biệt môi trường theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như: tài nguyên, thiên nhiên, không khí, nước, đất, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

- Môi trường theo nghĩa hẹp, chỉ tính đến các yếu tố tự nhiên và xã hội trực tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống của con người, mà không tính tới yếu tố tài nguyên thiên nhiên.

(2) Chức năng và vai trò của môi trường (+) Các chức năng của môi trường

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:

(i) Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật (ii) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người như: tài nguyên khoáng sản, đất đai, nước tài nguyên rừng… song, nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn, nhiều tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được, trữ lượng giảm dần, thậm chí cạn kiệt. Vì vậy, con người phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời phải sử dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật để chế tạo các nguồn nguyên liệu, năng lượng tái tạo thay thế…

(iii) Môi trường là nơi chứa đựng, làm sạch, đồng hóa các chất thải sản sinh ra từ hoạt động của con người và các loài sinh vật. nhưng khả năng cung cấp và hấp thụ của môi trường không phải là vô hạn. Sự khai thác, sử dụng quá mức, không hợp lý sẽ làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, suy thoái! Khả năng tiếp cận và làm sạch chất thải của môi trường cũng có hạn độ của nó, nếu chất thải chưa qua xử lý vào môi trường quá nhiều, thì chắc chắn rằng môi trường bị ô nhiễm. Hậu quả của nó là sức khỏe của con người bị đe dọa, con người mất dần những điều kiện để tồn tại và PTBV.

(iv) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người [29, tr.88] Trái đất là nơi cung cấp và lưu giữ các nguồn gen đa dạng của động, thực vật để giúp con người nghiên cứu, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu tồn tại, phát triển của xã hội loài người.

* Vai trò của môi trường

Thứ nhất, môi trường không chỉ cung cấp "đầu vào" mà còn chứa đựng "đầu ra" cho các quá trình sản xuất và đời sống.

Các yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm : đất nước, không khí… sinh vật và các yếu tố vật chất khác là đầu vào của sản xuất và đời sống. Môi trường tự nhiên là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của các quá trình sản

xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường nhiều chất thải như: khí thải, nước thải, chất thải rắn... Trong các chất thải này có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái hoặc gây ra sự cố môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử lý tốt đúng quy trình kỹ thuật thì cũng sẽ gây ONMT nghiêm trọng.

Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự PTKT-XH PTKT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tính thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như của toàn nhân loại trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.

Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ONMT tự nhiên hay nhân tạo.

Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự PTKT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự PTKT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực.

1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường và các biến thái của nó - Ô nhiễm môi trường

Theo Luật BVMT của Việt Nam năm 2014, Điều 3, chương I, ghi "ONMT là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật". Các dạng ô nhiễm:

+ Ô nhiễm không khí là việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào không khí.

thải, rác thải công nghiệp các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước nguồn. Ô nhiễm nguồn nước bao gồm: nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

+ Ô nhiễm đất, xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại do các hoạt động của con người như: khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều hoặc bị rò rỉ từ các thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu…

+ Ngoài ra còn có ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng…

ONMT gây tác hại đối với con người và sinh vật.

ONMT có thể do nhiều nguyên nhân, song suy cho cùng đều do hoạt động sản xuất đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người gây ra.

Ở các quốc gia có trình độ PTKT khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm khác nhau. Ví dụ:

Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các giàu hiện nay sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động quá nhiều của các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải).

Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, nhưng những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất đai, rừng…) mà không có khả năng hoàn phục. Diễn đàn Hợp tác Á - Âu về môi trường họp vào tháng 1/2002 tại Trung Quốc đã cho rằng nghèo đói là thách thức lớn nhất đối với công tác BVMT hiện nay. Do vậy, để giải quyết vấn đề môi trường, các nước giàu có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo giải quyết nạn nghèo đói.

Suy thoái môi trường là sự giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và sinh vật.

người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

- Khủng hoảng môi trường

"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất. Những biểu hiện của khủng hoảng môi trường, như: Tầng Ôzôn bị phá hủy: Ô nhiễm không khí (bụi, các khí SO2, CO2) vượt mức chuẩn cho phép ở các đô thị, khu công nghiệp; Nguồn nước bị ô nhiễm, ô nhiễm biển ngày càng tăng; Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu; Rừng bị suy giảm về số và chất lượng; Sa mạc hóa đất đai do bạc màu, mặn hóa, phân hóa, khô hạn… ; Số chủng loại động, thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng; Rác thải, chất thải… đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại [6, tr.13-14].

1.1.2.3. Bảo vệ môi trường

BVMT đó là hoạt động có ý thức nhằm giữ gìn và BVMT trong sự PTBV và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Theo Điều 3, chương I, Luật BVMT năm 2014 của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "Hoạt động BVMT là hoạt động gìn giữ, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

BVMT là mục tiêu đặt ra cho tất cả các quốc gia, các tổ chức trên hành tinh chúng ta. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định BVMT là nhiệm vụ, quyền lợi của toàn dân.

Để BVMT, Luật BVMT của Việt Nam năm 2014, Điều 7, chương I, nghiêm cấm các hành vi sau đây:

môi trường, làm mất cân bằng sinh thái (trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống).

+ Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh.

+ Thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước.

+ Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép.

+ Khai thác, kinh doanh các loại động thực vật quý hiếm trong danh mục quy định của chính phủ.

+ Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải.

+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động thực vật.

+ Sản xuất kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa các yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động BVMT… + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Như vậy, BVMT chính là giúp cho sự PTKT cũng như xã hội được bền vững. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao hơn là nó có ý nghĩa cho trương lại. Nếu một sự phát triển có mang lại những lợi ích kinh tế trước mắt, mà khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường làm cho các thế hệ sau không còn điều kiện để phát triển mọi mặt (cả về kinh tế, xã hội, thể chất, trí tuệ con người…) thì sự phát triển

đó không có ý nghĩa, có ích gì. Nếu hôm nay thế hệ chúng ta không quan tâm tới, không làm tốt công tác BVMT, làm cho môi trường bị hủy hoại, thì trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w