Các hình thức chủ yếu thể hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 53 - 58)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

1. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố

1.2.2. Các hình thức chủ yếu thể hiện sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường

tế và bảo vệ môi trường

1.2.2.1. Gắn tăng trưởng phát triển kinh tế với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường

- Tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, khoáng sản, rừng nguyên sinh…) là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên. Nó là món quà vô cùng quý giá do thiên nhiên ban tặng cho loài người, là vật chất tồn tại độc lập với con người và chỉ có con người lệ thuộc vào thiên nhiên, chứ thiên nhiên không lệ thuộc vào người. Con người phải nhận thức được quy luật vận động và phát triển của tự nhiên để bảo vệ khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội loài người [29, tr.49].

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở, là tiền đề cho sự PTKT. Có thể nói, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất và là yếu tố nguồn lực quan trọng cho TTKT. Tuy nhiên, đối với quá trình tăng trưởng và phát triển, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Tài nguyên thiên nhiên chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết tổ chức khai thác hợp lý và sử dụng nó có hiệu quả.

- Nếu chỉ chú trọng đến tăng trưởng PTKT, ít chú ý đến BVMT, khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên sẽ gây ra suy thoái môi trường và làm mất cân bằng sinh thái để lại nhiều hậu quả cho hiện tại và tương lai.

- PTKT gắn với BVMT đòi hỏi phải: Chống thoái hóa và bảo đảm bền vững sử dụng tài nguyên đất; BVMT nước và sử dụng bền vững tài nguyên

nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; BVMT biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; bảo tồn đa dạng sinh học.

1.2.2.2. Phát triển kinh tế gắn với thân thiện môi trường Thứ nhất, là PTKT xanh

Xu hướng PTBV ở các quốc gia trên thế giới hiện nay là hướng vào tăng trưởng xanh, phát triển xanh, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế/xã hội Các bon thấp… Đây là những khái niệm mới của PTBV ngày càng được chú ý đưa vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển. Nội hàm của các khái niệm này có điểm chung là sự ra đời gắn với bối cảnh biến đổi khí hậu, phục vụ cho mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong PTBV, trong đó bảo vệ tài nguyên và môi trường, giảm phát thải nhà kính là trọng tâm cốt lõi [41, tr.132].

Theo Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), nền kinh tế xanh là nền kinh tế tạo ra, phân phối sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo, giao thông, nhiên liệu sạch và công trình xanh, giảm mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước thông tin qua chiến lược hiệu quả năng lượng, tài nguyên, chuyển đổi từ các cấu phần các bon sang không các bon.

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc UNDP, nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.

Như vậy, có thể nói rằng trong nền kinh tế xanh, thay vì nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa 3 trụ cột của PTBV là kinh tế, xã hội, môi trường thì đặt sử dụng tiết kiệm, thông minh, bền vững tài nguyên và môi trường là trung tâm

và được coi là tâm điểm của kinh tế xanh.

Thứ hai, phát triển các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng

(1) Phát triển công nghiệp theo hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững, đó là: Việc sản xuất và tiêu thụ đáp ứng được nhu cầu cơ bản và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các chất độc hại, giảm thiểu lượng chất thải và các chất ô nhiễm phát thải trong suốt vòng đời của một sản phẩm.

Sản xuất, sử dụng sản phẩm và cuối cùng là loại bỏ sản phẩm đã sử dụng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong đó các nhà sản xuất tác động đến tiêu thụ thông qua việc thiết kế và cải tiến sản phẩm theo yêu cầu thân thiện với môi trường (sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, phòng, chống ONMT…), qua đó giảm mức tiêu hao, năng lượng, nguyên liệu, giảm phát thải các chất ô nhiễm, tiết kiệm chi phí…

- Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng công nghệ thân thiện với mô trường, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng thủy điện, mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh học, năng lượng đại dương), trên cơ sở phát triển khoa học - công nghệ và tăng cường đầu tư.

- Gắn phát triển khai thác với chế biến nguyên liệu bằng công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị sản phẩm và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên. Phát triển các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, mức độ ô nhiễm môi trường thấp. Đồng thời giảm thiểu các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp khai thác khoáng sản… là ngành có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường… qua các chất thải rắn, chất thải lỏng, bụi khí, tiếng ồn…

- Phát triển mạnh ngành công nghiệp môi trường nhằm mục tiêu giải quyết tối đa, càng nhiều càng tốt nguồn chất thải phát sinh từ công nghiệp và

tiêu dùng của dân cư.

(2) Phát triển nền nông nghiệp sinh học hay nông nghiệp sinh thái

- Nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, nó không chỉ khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ nhu cầu tối cần thiết cho con người (cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông sản…) mà còn góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên: góp phần quan trọng trong việc giữ ẩm, điều hòa khí hậu, chống xói mòn, đặc biệt là việc trồng rừng, canh tác hợp lý trên đất dốc, đất bồi ven biển đã hạn chế tối đa hiện tượng lũ lụt, hạn hán, sự xâm nhập của cát, nước mặn… Thông qua quá trình trao đổi chất của cây xanh và nhờ hoạt động của cây xanh mà những khí thải được cây xanh thu nạp, môi trường trở nên trong sạch hơn

Nông nghiệp sinh thái thường được hiểu là nông nghiệp mà ở đó đi đôi với việc sản xuất nhiều nông sản hàng hóa cần bảo vệ và duy trì môi trường đảm bảo cơ sở cho nông nghiệp phát triển. Hay có thể hiểu nông nghiệp sinh thái là mô hình nông nghiệp hữu cơ cổ truyền với các yêu cầu cao về bảo tồn môi trường sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ theo quan điểm hiện đại không chỉ gắn liền với sử dụng các chất hữu cơ mà còn bao hàm cả mối quan hệ gắn bó với hệ sinh thái nói chung. Tuy nhiên nếu chỉ chú ý đến môi trường sinh thái thì năng suất nông nghiệp sẽ thấp. Vì vậy cần có sự kết hợp yếu tố sinh thái và yếu tố bền vững. Do đó, cần chống thiên tai giảm tác động bất lợi về môi trường, tăng cường quản lý nước thải trong nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học. Cần quán triệt tư duy kinh tế xanh (green eonomy) trong phát triển nông nghiệp. Tư duy kinh tế xanh đòi hỏi phải thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh trong nông nghiệp. Áp dụng rộng rãi các biện pháp canh tác tiên tiến như: quản lý dịch hại tổng hợp (Inlegrated pest monagement - IPM), các biện pháp canh tác lúa cải tiến (System of rice Intensification - SRI), tuân thủ các

yêu cầu kỹ thuật, nhất là đối với việc áp dụng các giống mới và yêu cầu của quy trình Việt GAP (trong trồng trọt) và HACCP (trong chế biến và bảo quản thực phẩm) và bảo tồn đa dạng sinh học trong nông nghiệp.

(3) Sự hài hòa giữa phát triển thương mại (chủ yếu là xuất nhập khẩu hàng hóa) với BVMT

Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường vô cùng phức tạp, bản chất của nó là phản ánh sự tác động qua lại giữa mục tiêu của hoạt động thương mại và việc BVMT.

Trong điều kiện tự do hóa thương mại, hoạt động thương mại có thể gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Vấn đề cơ bản là phải có sự kết hợp hài hòa giữa hai mục đích để đạt được sự PTBV, như:

- Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường. Giảm dần các mặt hàng xuất khẩu dựa vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, điều kiện tự nhiên… Hạn chế, tiến tới cấm nhập khẩu những hàng hóa, máy móc, thiết bị… gây ONMT.

- Áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường - Áp dụng mô hình quản lý môi trường tiên tiến như: ISO 14.000, HACCP… - Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, về quy trình sản xuất thân thiện với môi trường (PPM), các tiêu chuẩn về bao bì, nhãn môi trường, và nhãn sinh thái.

1.2.2.3. Lồng ghép và gắn kết các vấn đề môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển các ngành và vùng lãnh thổ. Đó là:

Xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân ở cả vĩ mô và vi mô, dài hạn và ngắn hạn cần có sự kết hợp việc khai thác các tiềm năng PTKT-XH với việc giữ gìn BVMT đảm bảo PTBV.

chọn các giải pháp PTKT -XH của đất nước: thực sự coi BVMT là quốc sách cơ bản, sớm đưa BVMT thành ngành kinh tế, đảm bảo phát triển hài hòa kinh tế - xã hội - môi trường.

Các mục tiêu BVMT cần được lồng ghép với các mục tiêu PTKT - XH và phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi ngành và vùng lãnh thổ. Nội dung lồng ghép chủ yếu là căn cứ vào hiện trạng môi trường vùng, ngành và những thách thức về môi trường trong tương lai chịu sự tác động của các hoạt động kinh tế trong vùng, ngành và các mục tiêu kinh tế - xã hội được đặt ra.

Quy hoạch các vùng kinh tế, các vùng sản xuất cần gắn với quy hoạch BVMT. Ví như, quy hoạch mang lưới giao thông đồng bộ với quy hoạch các vùng sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên. Quy hoạch kết cấu hạ tầng ở các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư… gắn với quy hoạch xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí).

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 53 - 58)