KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 164 - 168)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

(1) Tăng trưởng và PTKT là thước đo chủ yếu về tiến bộ trong mỗi thời kỳ của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển.

PTKT được xem là quá trình gia tăng và tiến bộ về mọi mặt, mọi phương diện của nền kinh tế. PTKT là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện trên các phương diện kinh tế - xã hội - môi trường của mỗi quốc gia.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

Giữa môi trường và sự PTKT có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của môi trường. Tác động của sự phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi và cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng cũng có thể gây ra ONMT. Mặt khác, môi trường đồng thời cũng tác động đến sự PTKT-XH thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của phát triển hoặc gây ra thảm họa; thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

Trong thực tiễn, PTKT thường lệch pha với vấn đề BVMT, hoặc hệ thống kinh tế mâu thuẫn với hệ thống môi trường. Vì thế cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT theo các phương thức khác nhau, trong đó cốt lõi và cơ bản là:

- Tăng trưởng, PTKT gắn với khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chống ONMT.

- Định hướng tăng trưởng, PTKT theo hướng thân thiện với môi trường. Các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm về PTKT gắn với BVMT, Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng

(2) Ở nước ta sau gần 30 năm đổi mới, đặc biệt là từ khi đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, nền kinh tế đã thực sự khởi sắc, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt được nhiều thành tựu, quan trọng.

Nhờ TTKT cao, ổn định mà quy mô của nền kinh tế càng được mở rộng và thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. CCKT dịch chuyển theo hướng CNH, HĐH: gi¶m dÇn tû träng n«ng - l©m thuû s¶n trong GDP, t¨ng dÇn công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Tăng trưởng, PTKT đã giúp Việt Nam, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, thoát khỏi tình trạng nước nghèo, nước kém phát triển và bước vào hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

PTKT đã tạo ra những tiền đề, điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề xã hội và BVMT. Nhờ có sự tăng trưởng của nền kinh tế, Nhà nước có thêm nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho BVMT được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, các thành tựu về TTKT thời gian qua ở nước ta cũng đem đến nhiều hệ lụy cho môi trường. Mặt trái của kinh tế thị trường, tốc độ CNH, ĐTH diễn ra mạnh mẽ, gây áp lực lớn lên môi trường. Một thực tế cần phải nghiêm túc thừa nhận rằng, môi trường sinh thái ở nước ta đang chịu sự tấn công dữ dội từ chính sự tăng trưởng của nền kinh tế, ONMT hiện giờ đã gia tăng ở mức gấp nhiều lần so với mức tăng GDP.

Những hạn chế, yếu kém và công tác BVMT sinh thái ở nước ta đã được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.

(3) Thực trạng nói trên đang đòi hỏi khách quan là nước ta phải PTBV- phải gắn kết chặt chẽ giữa PTKT với BVMT, với các giải pháp cơ bản:

Thứ nhất, tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm BVMT cho các tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp; có sự phối kết hợp giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội về gắn TTKT, PTKT với BVMT.

Thứ hai, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế gắn với BVMT chú trọng nghiên cứu khoa học phục vụ cho sự nghiệp PTBV. Để TTKT và BVMT kết hợp chặt chẽ, tạo tiền đề thúc đẩy lẫn nhau trong tiến trình phát triển, Nhà nước cần chuyển đổi mô hình phát triển đồng thời chú trọng đến việc tái cấu trúc nền kinh tế mà trọng tâm là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tái cấu trúc đầu tư và tái cấu trúc thì trường tài chính, tái cấu trúc nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn

Thứ ba, nhóm giải pháp gắn tăng trưởng và PTKT với sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, chống ONMT, bao gồm:

(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật gắn TTKT với BVMT.

(2) Gắn kết vấn đề BVMT với các chiến lược, quy hoạch PTKT-XH. Như một yêu cầu tất yếu, để vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên cho TTKT, vừa để có những tiền đề vật chất cho BVMT, Nhà nước cần khẩn trương ban hành chiến lược, quy hoạch chuyên biệt cho gắn TTKT với BVMT.

Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, với các biện pháp cụ thể: - Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT là biện pháp hàng đầu để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT.

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát môi trường và tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) công nghệ xử lý chất thải.

- Sử dụng các công cụ xử lý chất thải cho công tác BVMT.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BVMT, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường, tăng cường thực thi chính sách và pháp luật về BVMT.

Thứ năm, thúc đẩy XHH công tác BVMT và đề cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và của lực lượng chuyên trách BVMT.

(1) BVMT là nhiệm vụ vừa phúc tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy

Đảng, sự thống nhất quản lý của Nhà nước, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, và các hiệp hội như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hội liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường…

(2) Để TTKT kết hợp chặt chẽ với BVMT thì trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, Nhà nước nên tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm doanh nghiệp; nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa con người - môi trường, mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cho các doanh nghiệp, buộc họ phải sản xuất ra những sản phẩm "sạch" đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên cả hai phương diện sức khỏe và BVMT, biến ý thức BVMT của họ từ chỗ tuân thủ theo pháp luật tới những đòi hỏi về đạo đức mà doanh nghiệp thường xuyên tự giác, tự nguyện hành động.

(3) Hoàn thiện và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan làm nhiệm vụ BVMT gắn với TTKT. Nhà nước cần có các chính sách để hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về gắn TTKT với BVMT từ Trung ương đến địa phương theo hai hướng chuyên môn, chuyên sâu theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Đặc biệt cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các lực lượng làm nhiệm vụ BVMT, đó là các lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát; lực lượng cảnh sát BVMT.

Thực hiện gắn kết giữa PTKT với BVMT là một trụ cột quan trọng trong PTBV. Ở tầm vĩ mô, đó còn là nội dung có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp đi lên CNXH ở nước ta hiện nay. Trong điều kiện thực tế về tăng trưởng, PTKT và BVMT đang hiện hữu ở Việt Nam hiện nay, thì việc sử dụng đồng bộ các giải pháp trên sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng dựa trên việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, giúp môi trường được tái tạo và phục hồi. Đó cũng là yêu cầu về PTBV mà thế giới đương đại đặt ra cho mọi quốc gia dân tộc.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 164 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(187 trang)
w