Tăng cường quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 150 - 157)

II. Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những "khoảng trống" luận án tập trung giải quyết

3.2.4.Tăng cường quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường

10 Tỷ lệ xử lý cơ sở ô nhiễm theo Quyết định số 64 của Thủ tướng Chính phủ

3.2.4.Tăng cường quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường

Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, BVMT và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp PTBV, đồng thời sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục…

Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.

Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,…

3.2.4.1 Mục tiêu quản lý môi trường

Mục tiêu của quản lý môi trường là PTBV, giữ được sự cân bằng giữa PTHT-XH và BVMT. Nói cách khác, PTKT-XH tạo ra tiềm lực kinh tế để BVMT, còn BVMT tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc PTKT-XH trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.

Quản lý nhà nước về môi trường nhằm tới các mục tiêu:

Khắc phục và phòng chống suy thoái ONMT phát sinh trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

PTBV kinh tế, xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio-92 đề xuất. Nội hàm của PTBV là: PTBV về kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao văn minh và công bằng xã hội.

Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải phù hợp với từng vùng, ngành và cộng đồng dân cư.

3.2.4.1 Các nguyên tắc chung về quản lý môi trường

Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự PTBV của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công tác quản lý môi trường bao gồm:

Hướng tới sự PTBV, nguyên tắc này cần được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp, chính sách nhà nước, ngành, địa phương.

Kết hợp các mục tiêu quốc tế- quốc gia- vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường

Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác. Để thực hiện được nguyên tắc này, các quốc gia cần tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng thời với việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định. Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề án hợp tác quốc tế và khu vực.

Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp, công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.

Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ… Mỗi loại biện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, để BVMT trong nền KTTT, công cụ kinh tế có hiệu quả tốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công cụ luật pháp và chính sách có các thế mạnh riêng. Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do vậy các biện pháp và công cụ BVMT cần đa dạng và thích hợp với từng đối tượng.

Phòng ngừa suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý hồi phục môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.

Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm. Ngoài ra, khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có thể xâm nhập vào tất cả các thành phần môi trường và lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh. Để loại trừ các ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với con người và sinh vật, cần phải có nhiều công sức và tiền của hơn so với việc thực hiện các biện pháp phòng tránh.

Người gây ô nhiễm phải trả tiền (Polluter Páy Principle –PPP)

Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế như thuế năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2… Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là vì các ví dụ về nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.

Đối với Việt Nam để thực hiện các giải pháp cần phải:

Một là, tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về BVMT: Tiến hành rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật PTKT-XH theo hướng đảm bảo hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh theo hướng đảm bảo hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, tăng trưởng xanh và PTBV.

Rà soát tổng thể hệ thống pháp luật, chính sách về BVMT, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đồng bộ phù hợp với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi MHTTKT, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển nguồn nhân lực.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật BVMT và các Luật có liên quan theo hướng quy định rõ về nguyên tắc, chính sách của nhà nước, nội dung, công cụ, cơ chế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí đánh giá, trách nhiệm BVMT phù hợp với BĐKH, chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới MHTTKT.

Xây dựng Bộ Luật môi trường theo hướng thống nhất công tác bảo vệ các thành phần môi trường và ứng phó với BĐKH, xây dựng Luật Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải; Luật Không khí sạch; Luật phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên.

Hai là, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát môi trường, và tăng cường hoạt động R&D công nghệ xử lý chất thải.

Xây dựng và giám sát hệ thống chỉ tiêu đánh giá BVMT cần được quan tâm đặc biệt, vì đó là công cụ quản lý và điều hành chính sách môi trường. Những chỉ tiêu BVMT của từng vùng cần đáp ứng các yêu cầu sau: Hệ thống các chỉ tiêu phải ngắn gọn, phản ánh được những khía cạnh quan trọng nhất của BVMT; Các chỉ tiêu phải có thể đo lường trực tiếp và dễ dàng; Các chỉ tiêu phải được cập nhật và cần hoàn chỉnh tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng môi trường.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, xí nghiệp,… theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000.

Tăng cường hoạt động R&D công nghệ xử lý chất thải: Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý và tái chế chất thải để BVMT. Thực tế cho thấy, tình trạng ONMT ở các KCN, khu đô thị,… chỉ có thể giải quyết triệt để bằng áp dụng công nghệ.

Ứng dụng các giải pháp kiểm soát ô nhiễm bằng cách sử dụng các công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, vật liệu và thân thiện với môi trường. Lựa chọn các công nghệ tiên tiến, ít hoặc không có chất thải. Khống chế ONMT tại các KCN, cụm công nghiệp bằng cách lựa chọn các công nghệ tiên tiến ít hoặc không có chất thải để đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp. Quy hoạch diện tích cây xanh trong các khu, cụm công nghiệp đạt tối thiểu 15% tổng diện tích. Áp dụng các biện pháp xử lý khí thải tại nguồn…

Ba là, sử dụng công cụ kinh tế tài chính cho công tác BVMT

- Thuế môi trường: Là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động BVMT quốc gia, bù đắp chi phí xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề môi trường như: chi phí y tế, nghỉ chữa bệnh, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm,… Thuế môi trường chia thành: (i) Thuế gián thu: đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất; (ii) Thuế trực thu: đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra.

- Phí môi trường: Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế, ví dụ như phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác,… Phí môi trường có vai trò quan trọng nhất trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Phí môi trường được tính dựa vào: lượng chất ô nhiễm thải ra

môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Lệ phí môi trường: Là khoản thu có tổ chức, bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp, ví dụ lệ phí vệ sinh môi trường, thu gom rác, giám sát thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,…

- Phạt ô nhiễm: Mức phạt hành chính đánh vào các vi phạm môi trường được quy định cao hơn chi phí ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm, nhằm mục tiêu vừa răn đe đối tượng vi phạm, vừa có kinh phí cho khắc phục ô nhiễm.

Biện pháp cụ thể:

- Tăng đầu tư và chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác BVMT từ 1% lên 2% tổng chi ngân sách hàng năm giai đoạn 2015-2020. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí hoạt động BVMT.

- Xử phạt nghiêm các hành vi, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ONMT. Hiện nay, trong việc xử phạt gây ONMT vẫn chưa có cơ chế chính sách, những quy định thống nhất nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý thỏa đáng, vì thế cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, chế tài xử lý, xử phạt những vi phạm gây ONMT theo hướng: mức tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm cần đủ cao để thể răn đe, cảnh cáo các cá nhân, tổ chức vi phạm phải lưu ý và không dám vi phạm. Đặc biệt, cần lưu ý các hành vi vi phạm chưa trực tiếp gây ô nhiễm nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm. Nếu siết chặt việc xử lý vi phạm ở các khâu này có thể sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu, từ gốc các tác động gây nguy hại tới môi trường.

- Các nhà kinh tế chỉ cho rằng đánh thuế vào các hoạt động gây ONMT là biện pháp hữu hiệu nhất để chống ONMT và hạn chế sự suy thoái tài nguyên. Việc đánh thuế này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sử dụng tiết kiện tài nguyên và nguyên vật liệu.

- "Trả tiền cho môi trường", "mua môi trường", tức là coi môi trường như là một vấn đề kinh tế. ONMT phải được quy thành những giá trị bằng tiền và người gây ô nhiễm phải trả tiền cho sự ô nhiễm do họ gây ra. Kinh nghiệm ở các nước phát triển Âu - Mỹ dù nhà nước có đề ra những quy định chặt chẽ đến đâu và giám sát thế nào cũng không thể giải quyết một vấn đề kinh tế bằng những biện pháp không kinh tế (coi vấn đề ONMT như là một vấn đề xã hội - dân sự, chứ không phải vấn đề kinh tế).

- Kiên quyết thực hiện Điều 13.1, Luật BVMT, tháng 4/2005 "Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường". Thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường bao gồm: Thiệt hại đối với môi trường tự nhiên, đó là sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, thể hiện ở: chất lượng các yếu tố môi trường bị giảm sút; khai thác quá mức tài nguyên so với mức được khôi phục và thải chất thải vào môi trường quá nhiều. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, tài sản và lợi ích cá nhân, tổ chức do hậu quả việc giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Bốn là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật BVMT, đấu tranh phòng chống tội phạm môi trường, tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về BVMT.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với lực lượng cảnh sát môi trường trong đấu tranh, phòng chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT. Có chính sách thúc đẩy sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp vào công tác BVMT.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên trách về BVMT.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường ở Việt nam (Trang 150 - 157)