Quê hƣơng bản quán và sự trở về

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 46 - 48)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Quê hƣơng bản quán và sự trở về

Năm 1978, Hà Nội phát hiện Bắc Kinh hậu thuẫn cho quân Pol Pot quấy phá biên giới Tây Nam Tổ Quốc. Hơn một triệu người Hoa sống ở Việt Nam lúc bấy giờ bị đặt vào giữa sự lựa chọn khó khăn. Trung Quốc cho rằng Việt Nam phân biệt đối xử, thù ghét, bách hại và xua đuổi người Hoa, đồng thời kêu gọi người Hoa về nước. Chính phủ Việt Nam phản bác lời tố cáo và cho rằng Trung Quốc đang “kích động”. Những diễn biến chính trị phức tạp khiến cho người Hoa lo sợ nếu ở lại Việt Nam sẽ bị quân đội Trung Quốc trừng phạt như một kẻ phản bội. Những người Hoa muốn ở lại Việt Nam họ lại lo sợ sẽ bị quân đội Việt Nam giết hại. Đứng trước sự lựa chọn, người Hoa ở Việt Nam đã có những vụ di cư nhỏ lẻ, sau đó là trào lưu ồ ạt người di tản đi đến những bờ biển của các nước láng giềng. Kết quả là số người di tản từ Việt Nam tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979. Trong những người di tản những năm 1978-1979, người Hoa chiếm số lượng rất lớn. Khoảng 250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979.

Đứng trước làn sóng người Hoa về nước một cách ồ ạt và không ai có thể kiểm soát. Bên cạnh những thông tin phong thanh không rõ ràng, những người Ngái

43

ở Bắc Giang đã không thể tránh khỏi vòng xoáy của sự biến động này khi họ cũng là cộng đồng người đến từ Trung Quốc. Chỉ trong vòng 7 tháng (từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1978), người Ngái ở Lục Ngạn và các huyện khác đã tiến hành di cư nhiều đợt ngược trở về Trung Quốc. Các gia đình người Ngái đã tìm mọi cách bán hết của cải, tài sản với hi vọng có chút tiền mang theo. Các đoàn xe tải Trung Quốc đến tận cổng làng để đón người Ngái, tất cả mọi người chỉ được đem theo vài bộ quần áo. Hầu hết các gia đình đều vô cùng sợ hãi, người ra đi, người ở lại chờ ngày được trở về. Với những gánh nặng trong tâm lý, những sợ hãi trong suy nghĩ và hành động người Ngái đã rời bỏ mảnh đất họ đã sống bao đời nay để trở về. Một số gia đình muốn trở về vào những đợt sau vì còn muốn hoàn thành một số công việc riêng như sang cát cho bố mẹ, mới sinh con chưa đầy tháng, chờ con trai đi bộ về…Tuy nhiên, tình hình không như mong đợi của họ, khi tháng 7 cửa khẩu Hữu Nghị Quan đã đóng. Hy vọng trở về đoàn tụ với họ hàng, anh, em đi trước đã không thể xảy ra. Chỉ có một số rất ít các hộ gia đình không muốn trở về bởi vì họ đã thấm thía nỗi khổ cực của cha ông họ ở Trung Quốc, họ không có một niềm tin về một tương lai sán lạn như chính quyền Trung Quốc hứa hẹn.

Kết quả của làn sóng “nạn kiều” này là gần một nửa số hộ gia đình đã rời bỏ ngôi làng của họ để trở về bên kia biên giới. Nhiều gia đình, họ hàng, anh, em, chồng, vợ ly tán. Tại địa phận thôn Vặt Ngoài xã Tân Hoa, có các dòng họ đã về Trung Quốc hết như họ Trinh, họ Diệp. Ngoài ra, các dòng họ còn lại hầu như đều có người thân trở về Trung Quốc như họ Vắn, họ Vi, Họ Leo, họ Hoàng,….

Những người ở lại chấn chỉnh tinh thần, lấy số tiền đã bán đồ đạc, tài sản để mua lại một số vật dụng phục vụ cho cuộc sống ở lại. Họ vẫn sống trên mảnh đất cũ của gia đình và tiến hành canh tác, trồng trọt xây dựng và phát triển cuộc sống cho đến ngày nay. Sau khi nhóm những người Ngái về nước, đến cuối năm 1979 nhà nước tiến hành đăng kí thông tin hộ tịch. Vẫn với quan điểm những người nào đến từ Trung Quốc đều là người Hoa. Chính vì thế những người Ngái ở Bắc Giang đã được gán cho một tộc danh không phải của họ.

Đối với nhóm người Ngái quay về nước, họ không được quay về quê hương cũ của họ tại Trung Quốc mà tùy theo các đợt di cư, chính quyền Trung Quốc đã

44

sắp xếp lại dân cư, trong đó người Ngái ở Bắc Giang chủ yếu trở về ba tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc kiến. Hầu hết người Ngái ở làng Vặt Ngoài, xã Tân Hoa khi trở lại Trung Quốc được đưa về nông trường chè số 3 thuộc địa phận các làng Phủng Tến, Soi Soóng, Phúng Thẻn thuộc tỉnh Phúc Kiến. Một bộ phận nhỏ được phân về khu vực ngư trường ven biển có tên Coóng Keng cũng thuộc tỉnh Phúc Kiến. Nhà nước Trung Quốc sắp xếp chủ yếu cho nhóm người Ngái làm việc cho các nông trường, công xưởng và ngư trường. Những người trong độ tuổi lao động trở thành công nhân lao động và được trả lương hàng tháng. Khi mới trở về, các gia đình được hỗ trợ lương thực trong sáu tháng đầu, quần áo mỗi người một bộ, nhà nước giúp xây dựng một căn nhà đất nhỏ để ở. Cũng giống những người Ngái ở lại bên Việt Nam, chính quyền Trung Quốc đăng kí hộ tịch cho người Ngái là Hoa Kiều. Mặc dù đã trở về Trung Quốc nhưng khoảng cách không làm phai mờ mối quan hệ thân tộc khăng khít bền chặt của người Ngái. Các mối quan hệ thân tộc người Ngái ở hai bên quốc gia vẫn được duy trì.

Sau khi trở về, do cuộc sống khó khăn, nhiều người Ngái đã tìm cách di cư sang các nước Châu Âu và Châu Mĩ. Họ di cư bằng thuyền đến Hồng Kông và tìm mọi cách để đến được các nước khác. Người Ngái ở Tân Hoa, sau khi trở về đã có một số người di cư sang Mỹ, Canada, Thụy Điển… Cho đến nay họ vẫn giữ mối quan hệ thân tộc mật thiết với nhóm người Ngái ở Bắc Giang cũng như những người Ngái ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 46 - 48)