Tổ chức lao động và quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 107 - 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Tổ chức lao động và quan hệ lao động

Hầu hết các nhóm lao động đi với nhau đều có mối quan hệ khá thân thiết, là bạn bè hoặc những người họ hàng. Những công việc trên chủ yếu đòi hỏi sức lực nhiều nên chỉ có nam giới tham gia. Mọi người đi làm cùng nhau đều có ý thức quan tâm và bảo vệ lẫn nhau. Đối với những lao động đi phụ đò và lái đò, nếu có ai đó bị ốm hoặc ai đó có công việc muốn về nhà thì họ sẽ nhờ những người bạn, người anh, em mình thực hiện giúp công việc hôm đó. Nếu như ai muốn gửi tiền về cho gia đình thì những người về sẽ cầm giúp. Họ vẫn thường tụ tập ăn uống, trò chuyện sau mỗi đêm làm việc.

Những chủ lao động khá quan tâm đến công nhân của mình. Những người làm việc tại các cánh rừng thường nhờ những người môi giới và chủ lao động đi mua

104

thức ăn, rượu, những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt. Ngoài ra họ còn hỗ trợ bạt để làm lán. Khi có lực lượng công an sắp đến kiểm tra họ lập tức đến báo cho nhóm lao động để nhóm chuẩn bị chạy trốn. Trong quá trình trốn chui lủi trong rừng họ đã mang cho bánh mỳ và nước uống. Những chủ tàu cũng khá thoải mái với những công nhân của mình. Tùy theo từng chủ đò có người có công nhân sinh hoạt ăn ở tại đò, nhưng có ông chủ tốt họ cho về ở cùng những ngôi nhà lớn ở trong thành phố Đông Hưng. Mọi sinh hoạt, ăn uống họ đều hỗ trợ hoàn toàn.

Những người lao động họ thích làm việc cho những chủ đò Trung Quốc hơn bởi vì họ thường phóng khoáng hơn nhất là về lương. Nếu chở đò cho các chủ Việt Nam chỉ nhận được lương bằng một nửa lương của chủ đò Trung Quốc. Không chỉ vậy, nếu như nhận làm theo chuyến, đò hỏng người lái đò cho chủ Việt Nam phải tự chịu trách nhiệm, gọi người đến sửa và trả tiền. Người lái đò cho người Trung Quốc thì ngược lại, họ chỉ cần báo với chủ, chủ sẽ gọi thợ sửa đến sửa và trả tiền.

Đối với nhóm thầu xây dựng, vai trò của người chủ thầu rất quan trọng. Họ là người sẽ nhận việc từ những nhà chủ bên kia biên giới, sau đó lựa chọn những người phù hợp, có kinh nghiệm để tham gia nhóm lao động của mình. Khi sang đến bên đó họ sẽ phân công công việc cho từng người, thống nhất lịch làm việc. Chủ thầu cũng chính là người đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn về công trình mình nhận. Các giao dịch liên quan đến mặt tiền bạc, thỏa thuận trong quá trình làm việc sẽ do người này quyết định. Bởi vì người chủ thầu cũng chính là những người sẽ trả tiền cho những nhân công của mình. Cũng giống như những chủ thầu Việt Nam, những người môi giới và chủ thầu Trung Quốc là người chịu trách nhiệm chình và trả lương cho nhân công của mình.

3.3.3. Thu nhập của ngƣời lao động

Đối với các nhóm ngành trên có hai hính thức trả lương đó là tính theo ngày công và khoán. Đối với những lao động làm việc trong nhóm ngành lâm nghiệp họ thường được trả công nhật cho công việc phát rừng. Năm 2012 số tiền này chỉ là 50 NDT/ngày, nhưng đến nay đã tăng lên 100 NDT/ngày. Việc bón phân cho cây trồng được tính theo ha, mỗi ha được trả khoảng 2000 NDT, khi nào hoàn thành hết công việc mới được trả tiền, nếu như bỏ dở về chủ lao động sẽ không trả. Vác gỗ thường

105

được tính lương theo khoán, một khối gỗ sẽ được tính 50 NDT. Nếu như một nhóm vác một ngày có thể nhận được số tiền khoảng 200 NDT/người/ngày. Tuy nhiên các chi phí sinh hoạt, ăn uống không được hỗ trợ, chủ lao động sẽ mua thức ăn và người lao động sẽ phải trả sau khi nhận được lương.

Đối với những công nhân lái đò và phụ đò lại có cách tính lương khác nhau. Thông thường phụ đò sẽ nhận lương khoảng hơn 1000 NDT/tháng vào thời điểm những năm 2010-2012. Lái đò, nếu như nhận khoán chuyến họ sẽ nhận được 120 NDT/chuyến. Mỗi tháng họ có thể chạy được trên 20 chuyến, nếu tính lương trung bình thì họ có thể nhận được số tiền khoảng hơn 3000 NDT/tháng. Nếu như lái đò muốn làm việc theo tháng thì sẽ nhận được mức lương 3000 NDT/tháng. Đây quả là một mức lương rất cao vào thời điểm khoảng 5 năm trở về trước.

Những nhóm thầu xây dựng họ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ thầu, mỗi mét vuông xây được chủ thầu sẽ nhận được từ 150 đến 180 NDT. Tuy nhiên, chủ thầu sẽ trả lương cho nhân công của mình theo ngày, mỗi ngày một lao động có thể nhận được từ 70 đến 80 NDT. Nếu như những lao động đi làm thuê cho các chủ thầu, người môi giới Trung Quốc họ có thể nhận được số lương cao hơn khoảng 110 NDT/ngày.

3.4. Cuộc sống của ngƣời lao động di cƣ tại nơi làm việc 3.4.1. Điều kiện ăn ở và các mối quan hệ nơi làm việc

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 107 - 109)