Công nhân trong các công xƣởng tƣ nhân

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 98 - 100)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Công nhân trong các công xƣởng tƣ nhân

3.2.1. Công việc

Bắt đầu từ năm 2003 người Ngái biết đi làm việc tại các công xưởng tư nhân Trung Quốc tại tỉnh Quảng Đông sau đó xưởng này rời về Phúc Kiến. Ban đầu chỉ là làm ở xưởng hoa giả của một gia đình người Ngái trở về nước năm 1978. Trong khoảng ba năm đầu tiên người Ngái ở Tân Hoa chủ yếu đi làm ở xưởng này. Nhưng về sau với sự phát triển của mạng lưới người môi giới lao động nên các loại hình công việc bắt đầu mở rộng với nhiều công xưởng khác nhau ở các khu vực khác nhau.

Người Ngái tham gia lao động chủ yếu ở một số xưởng sản xuất đồ công nghệ như: xưởng sản xuất linh kiện điện tử như tai nghe, dây sạc, usb, đồ chơi… Một số xưởng sản xuất hàng tiêu dùng: xưởng làm dây thắt lưng, xưởng giày, xưởng hoa giả, xưởng chế biến gỗ, xưởng làm giấy đỏ... Một số xưởng sản xuất hàng chế biến: xưởng gừng, xưởng tôm, xưởng nấm,…Trong các loại hình công việc này thì một số công việc khá độc hại như làm tại các xưởng giày và hoa giả, giấy đỏ thường rất hôi vì mùi của nhựa, hóa chất độc hại cho cơ thể. Một số công nhân đi làm xưởng tôm cũng không chịu được sự khác biệt giữa không khí trong phòng lạnh và bên

95

ngoài, sự tiếp xúc với đá lạnh thường xuyên khiến nhiều người bị cảm, bị sâu nước ăn tay, chân.

Các công việc tại các công xưởng không đòi hỏi mất nhiều sức như đi chặt mía nhưng lại đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỷ mỉ và khéo léo. Việc đứng hoặc ngồi một chỗ không di chuyển thường khiến nhiều lao động cảm thấy khó chịu khi họ ở nhà luôn vận động, làm nhiều công việc. Những người lao động cho rằng làm tại các công xưởng không khổ, chỉ biết làm một việc nhưng cũng khá mệt mỏi đối với những người mới đi làm lần đầu, vì nhiều lúc bị ép tăng ca, làm ca đêm.

Thời gian làm việc cho công nhân các công xưởng thường từ 10 đến 12 giờ/ngày. Công việc thường bắt đầu từ 8 giờ sáng và ăn trưa lúc 12 giờ nghỉ trưa khoảng 30 phút, sau đó làm tiếp đến 6 giờ tối, ăn cơm tối nghỉ 30 phút và làm đến 8 hoặc 10 giờ đêm. Tùy theo các xưởng, có một số xưởng thời gian nghỉ trưa có thể lâu hơn khoảng 1 đến 1,5 giờ và khung giờ làm việc có thể lệch đi 30 phút đến 1 giờ. Các xưởng thưởng yêu cầu các công nhân làm đêm khoảng một tuần trong vòng một tháng, các công nhân luân phiên nhau làm đêm, nếu như ai làm đêm sẽ được nghỉ vào ban ngày.

Các xưởng này chủ yếu là những xưởng tư nhân nhỏ và vừa, một số xưởng ở các khu thị trấn, khu công nghiệp cạnh các thành phố lớn. Các xưởng nhỏ chỉ có từ 200 đến 500 công nhân, những xưởng có quy mô lớn hơn có thể có vài nghìn công nhân. Tùy theo nhu cầu của chủ xưởng, họ có thể nhận từ vài chục công nhân cho những xưởng nhỏ, vài trăm công nhân là người Việt Nam cho những xưởng lớn hơn.

Các tỉnh người Ngái đã đi làm là ba tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Thượng Hải. Những người lao động được phỏng vấn đã có 34,% làm việc tại Quảng Đông, 32,2% làm việc tại Phúc Kiến và chỉ có 6,5% làm việc tại Thượng Hải. Con số này nhỏ hơn nhiều so với 90,3% người được hỏi đã đi làm thuê tại Quảng Tây. Trong khi đó có 65% những người được hỏi đã đi làm thuê tại các công xưởng Trung Quốc.

Việc lựa chọn công việc không phải phụ thuộc vào ý muốn của người lao động mà phụ thuộc vào những người môi giới. Hầu hết những người đi vào sâu trong nội

96

địa đều cần có sự hỗ trợ của môi giới. Vài năm trở lại đây, một số lao động đi nhiều, nói tiếng Trung Quốc giỏi đã tự tìm đường đi sang bên đó làm việc, bởi vì họ cho rằng cho người môi giới đưa đi thường bị họ ăn chặn nhiều tiền. Nhưng chủ yếu những lao động này quay lại những xưởng cũ năm trước họ đã làm nếu như xưởng đó không bị loạn, ăn toàn và lương cao.

Vào các tháng đầu năm, các xưởng thường chỉ làm với công suất trung bình do các đơn hàng không có nhiều, vì thế người lao động ít phải tăng ca hơn, lượng sản phẩm làm được cũng ít hơn, lương không cao bằng dịp cuối năm. Những tháng cuối năm công việc thường rất nhiều, người lao động thường phải tăng ca, bị ép sản phẩm để hoàn thành các đơn hàng trong năm. Điều này tương ứng với việc lương của người lao động sẽ cao hơn nhưng lại mất nhiều công sức hơn.

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)