Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thay đổi mức sống

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 125)

6. Cấu trúc luận văn

4.2. Đa dạng hóa hoạt động sản xuất và thay đổi mức sống

4.2.1. Đầu tƣ vào nhà ở

Để có được cuộc sống ấm no như hôm nay, không còn gia đình nào đói, thiếu ăn, kinh tế ngày càng tăng trưởng nhanh chóng thì không thể phủ nhận sự ham học

122

hỏi, cần cù của người Ngái. Ngoài ra, nhờ thời cơ may mắn đến với họ khi vài năm trở lại đây giá cả vải thiều lên cao, dẫn đến thu nhập các gia đình được cải thiện rất lớn. Tuy nhiên, khi nói về sự đổi thay của làng thì ông Phạm Văn Pồ khẳng định “Hầu như gia đình nào trong thôn làm đến nhà cũng phải nhờ đến ít tiền Tầu thì mới được như ngày hôm nay”. Ông Voỏng cũng cho biết: “Nhiều hộ trong làng này khấm khá, thay đổi cuộc sống, nhà cửa là do đi Trung Quốc làm thuê”. Như vậy có thể thấy được rằng nhiều ngôi nhà khang trang kiên cố kia, trong đó có một phần lớn nhờ vào việc đi làm thuê tại Trung Quốc. Tỷ lệ những người sử dụng số tiền đi làm thuê từ Trung Quốc để xây nhà chiếm 19,7% (bảng 4.2.1).

Bảng 4.2.1: Cách chi tiêu tiền lƣơng đem về từ Trung Quốc.

Mục đích Tỷ lệ lựa chọn (ĐVT:%)

Đầu tư vào vào giáo dục và chăm sóc con cái 62,0 Chi tiêu sinh hoạt phí hàng ngày 90,3 Mua sắm trang thiết bị trong nhà 41,9

Mua xe máy 6.5

Xây nhà 19,4

Trả nợ 41,9

Đầu tư vào sản xuất 48,3

(Nguồn: Kết quả điều tra thực địa, tháng 4/2016).

Có nhiều hộ gia đình không thể xây những ngôi nhà lớn ngay một lúc, mỗi năm họ tích góp một ít, khi đi làm được tiền về họ mua một số vật liệu xây dựng khác nhau. Gia đình ông P là một trong những gia đình như vậy: “Lần đầu tiên thằng út đi xưởng hoa làm cùng anh họ nó về cho được 2000 NDT mua gạch, đến năm sau số tiền này nhiều hơn khoảng 4000 NDT mua xi măng, cát cộng với tiền vải thiều, vay mượn thêm làm được cái nhà hơn một trăm triệu. Bây giờ vẫn còn nợ, lại vừa bắn mái tôn này hết 36 triệu, đợi vợ chồng nó đi làm ở bên đấy cuối năm về thì trả”. (PVS ông P, 60 tuổi). Nhiều gia đình cũng trong tình trạng vay mượn làm trước sau đó xác định sẽ đi làm tại Trung Quốc để trả nợ. Vợ chồng anh P cho biết:

123

Nhà anh làm hết 300 triệu nhưng chỉ có khoảng 160 triệu, số còn lại là đi vay mượn thêm. Mỗi năm đi làm về mình trả cái này một ít cái kia một ít, bây giờ cũng đỡ nhiều rồi”.

Vào thời điểm chúng tôi điền dã tại ngôi làng của người Ngái cũng là lúc căn nhà lớn của anh C vừa mới hoàn thành. Người dân trong làng cho biết anh C làm được nhà to là nhờ hoàn toàn vào việc đi làm thuê tại Trung Quốc. Ngôi nhà của anh khang trang, hai tầng với nhiều phòng, xây ngay tại ngã ba làng. Anh C cho biết anh xây ngôi nhà này hết hơn 600 triệu, anh còn nợ khoảng 200 triệu tiền xây nhà. Sau khi ngôi nhà hoàn thiện hai vợ chồng anh sẽ đi sang Trung Quốc là thuê tại các xưởng để lấy thêm tiền trả nợ. Ngôi nhà này được làm từ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng anh trong suốt 4 năm đi Trung Quốc. Tuy nhiên, do còn bố mẹ già và hai con nhỏ nên ngoài tiết kiệm để làm nhà anh C còn gửi tiền cho bố mẹ sinh hoạt cũng như chăm sóc cho con cái. Khi nói về vấn đề đi làm Trung Quốc ở đây ai cũng ái ngại, người ta thường ít nói thẳng, và có khi chỉ nói một nửa sự thật nhất là những con số tiền mà họ có được. Đó cũng là điều hiển nhiên khi tôi biết đây là vấn đề khá nhạy cảm đây. Anh C cho tôi biết anh chỉ có hơn 200 triệu xây ngôi nhà này từ tiền Tàu, nhưng người chị vợ của anh lại kể với tôi rằng vợ chồng anh đã gửi ông ngoại hơn 400 triệu trong ngân hàng, khi về nhà đã rút số tiền này ra để làm nhà. Vợ chồng anh G cũng vừa xây một ngôi nhà lớn trị giá 700 triệu đồng, ngôi nhà này được làm một phần trong đó có tiền đi làm thuê tại Trung Quốc. Anh G đi làm thầu xây dựng nên thu nhập cũng khá cao, mỗi đợt hai vợ chồng cùng đi khoảng hai tháng về có thể có được số tiền lương khoảng 50 triệu đồng. Năm 2015 kinh tế làm thuê của gia đình anh G chiếm 27% tổng thu nhập. Theo đánh giá chung của gia đình thì tiền làm thuê tại Trung Quốc có thể chiếm tỷ lệ từ 20 đến 40% tổng thu nhập gia đình.

Với quan niệm “có nhà mới vững” nên nhiều gia đình người Ngái đã sử dụng số tiền mình kiến được để đầu tư, nâng cấp, cải tạo nhà ở. Những nhà nào chưa xây kiên cố thì cố gắng đi làm dành dụm tiền để xây. Nhà nào xây rồi lại muốn sơn nhà, lát nhà, làm cổng, xây nhà bếp, xây nhà ngang để chứa đồ. Tuy không phải gia đình nào cũng tiết kiệm được nhiều tiền đi làm thuê như gia đình anh G và anh C nhưng những khoản thu nhập hàng năm từ làm mía, làm công ty Trung Quốc cũng giúp đỡ

124

họ đỡ vất vả một phần nào trong việc xây dựng, tôn tạo lại những ngôi nhà của mình.

4.2.2. Đầu tƣ vào sản xuất

Kinh tế chính hiện nay của người Ngái là sản xuất nông nghiệp, họ đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng. Các diện tích trồng lúa trước đây được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả. Các thửa ruộng được cẩu mương, khoét rãnh cho thoát nước sau đó trồng nhiều loại cây ăn quả. Việc chuyển đổi này đồi hỏi số vốn đầu tư khá lớn cho việc mua phân bón, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, tiền thuê máy cẩu… Chính vì thế nhiều gia đình đã sử dụng số tiền họ làm được để đầu tư vào sản xuất. Có đến 48,3% (bảng 4.2.1) số hộ gia đình được hỏi đã sử dụng tiền vào mục đích này.

Việc đầu tư vào sản xuất của người Ngái thường không ồ ạt, do các gia đình người Ngái có diện tích sản xuất không lớn nên tùy theo vụ, theo giai đoạn mà họ đầu từ vốn vào sản xuất khác nhau. Như chú S: “Năm vừa rồi, vải có nhiều hoa nhưng thằng con lại đi công ty Trung Quốc, cái bình phun thuốc hỏng nên chú bảo nó gửi về cho 5 triệu mua cái máy phun. Vừa rồi sau tết đi làm mía về được mấy triệu thôi nhưng mà dành để mua thuốc sâu một nửa rồi”. Nhiều gia đình cũng đánh giá rất cao vai trò của những đồng tiền mình kiếm được đối với các hoạt động sản xuất kinh tết nông nghiệp của gia đình. Chị B chia sẻ: “Nếu mang tiền về mình tiêu vào gì đó rất nhiều thì lại thấy ngay, nhưng đôi lúc mình chỉ mua vài ba hộp hạt giống dưa, mấy hôm sau mình lại đi lấy hai, ba bao phân, cứ lắt nhắt mỗi thứ một ít thôi nhưng mà không có tiền đi làm mía thì lấy gì mà mua”.

Hàng năm hầu như số tiền đi chặt mía vụ đầu năm được nhiều gia đình chi cho sản xuất nông nghiệp. Bởi vì sau tết khoảng thời gian vải thiều ra hoa, bưởi, cam cũng bắt đầu kết quả. Hầu như gia đình nào cũng cần phải có phân bón và thuốc sâu để chăm sóc cây trồng. Thậm chí trong năm nhiều gia đình đã đi lấy chịu phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, hay cẩu đất chưa trả tiền. Họ thường hẹn trả vào sau những vụ đi làm thuê Trung Quốc về.

Ngoài đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thì một số gia đình còn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Một số thanh niên sau khi đi làm thuê tại các công xưởng Trung

125

Quốc về góp với số tiền gia đình đã có để mua ô tô tải, chạy xe chở hàng, chở vật liệu xây dựng. Vài người lại đầu tư mua máy để đi khoan giếng cho những người dân trong làng và xung quanh. Các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh ít, việc đầu tư vào kinh doanh là một công việc đầy mạo hiểm và tốn nhiều tiền vốn. Chỉ có những gia đình nào đã có tiềm năng kinh tế tốt trước đó, sau đó cộng với một số tiền nhỏ kiếm được từ làm thuê tại Trung Quốc thì mới dám đầu tư vào kinh doanh.

Như đã nói ở trên những người tham gia lao động xuyên biên giới thường là những người đang trong độ tuổi lao động, những gia đình hạt nhân, đa phần những đứa con của họ đều đang trong độ tuổi cần đến trường. Hiện nay, các quan niệm và tư tưởng về việc giáo dục của người Ngái cũng thông thoáng hơn trước. Hầu hết các gia đình đều muốn con mình có thể học tập thật tốt. Đặc biệt những gia đình có con cái học ở các bậc cao hơn như đại học, cao đẳng thì cần phải chi nhiều tiền hơn. Có 62% các hộ gia đình cho biết họ đã chi số tiền đi làm thuê từ Trung Quốc về cho con cái. Như vậy, có thể thấy những người Ngái đã có những thay đổi trong nhận thức, họ thực sự quan tâm nhiều hơn đối với những thế hệ tương lai của họ. Chị K chia sẻ: “Đứa bé nhà này học mẫu giáo mà còn tốn tiền hơn thằng anh, sáng đưa nó đi học phải mất 10 nghìn tiền quà, chiều đi học về có khi cũng phải mua quà cho nó, không mua nó cứ đòi. Tiền ăn hàng tháng ở lớp hơn 300.000 nghìn. Một năm riêng tiền cho nó ăn học với quần áo cũng phải hết chục triệu. Thằng anh cũng đang học lớp 3, nó không tốn bằng đứa em vì đi học vùng ba được hỗ trợ, nhưng một năm cũng phải mất mấy triệu cho nó học hành. Cô bảo không đi làm mía thì cũng bí lắm, được ít tiền về thì lại lo cho hai đứa con, rồi cả chi tiêu cho cả nhà”.

Tiền đi làm về ngoài đầu tư vào những việc trên thì nhiều gia đình cũng sử dụng nó để chăm sóc sức khỏe như mua thuốc khi ốm đau, đi tiêm, chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình. Có những gia đình số tiền để chi cho sức khỏe một năm không cao nhưng cũng không thể phủ nhận việc đi làm thuê tại Trung Quốc góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của họ tốt hơn.

126

4.2.3. Cải thiện kinh tế hộ gia đình

Kinh tế là thuê không phải là kinh tế chính mang tính quyết định đối với đời sống người Ngái. Nhưng nếu không nhờ có đi làm thuê bên Trung Quốc và mang tiền về thì có thể cuộc sống của người Ngái cũng không khấm khá hơn ngày trước là bao. Khoảng mười năm trở về trước người Ngái sống phụ thuộc hoàn toàn vào canh tác lúa nước và trồng một số rau đậu ở trên những sườn đồi. Mặc dù vải thiều đã cho thu hoạch quả nhưng giái vải thiều những năm đầu thế kỉ XXI chỉ có giá từ 1000 VND đến 2000 VND, trừ các chi phí chăm sóc, phân bón và thuốc trừ sâu coi như không thu được gì từ việc trồng vải thiều. Vì vậy, tất cả các gia đình người Ngái chỉ mong mưa thuận gió hòa để đủ ăn, chưa dám nghĩ đến làm giàu. Nhớ lại những ngày tháng khó khăn thủa trước ông Phạm Văn Pồ chia sẻ: “Vặt Ngoài hơn 10 năm về trước nghèo lắm, chỉ mong đủ ăn thôi, làm gì có nhà xây đẹp như bây giờ, chỉ có nhà trình đất lợp ngói máng thôi” (Ảnh số 8. PL.3). Ông Vi Văn Mừng cũng nhớ lại “Tôi nhớ là năm 2003 làng này bắt đầu có một nhà xây bằng gạch, đến năm 2008 mới có thêm cái nhà nữa, bắt đầu từ năm 2009 trở đi có thêm vài nhà, các năm tiếp theo trở lại đây các gia đình trong thôn xây nhà kiên cố hết, nhà sau xây đẹp hơn nhà trước. Giờ nhiều nhà mái bằng, nhà tầng xuất hiện”.

Hiện nay, một bức tranh mới, đã được khoác lên khung cảnh nghèo đói ngày trước (Ảnh số 18. PL.3). Nhiều ngôi nhà mới xây kiên cố, khang trang xuất hiện. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Trong đó một phần không nhỏ chính là nhờ đi làm thuê tại Trung Quốc. Theo khảo sát kinh tế 31 hộ gia đình năm 2015 thì có 4 hộ gia đình tương ứng với 12,9% cho rằng tiền làm thuê tại Trung Quốc chỉ chiếm dưới 10% tổng thu nhập. Con số từ 10 đến 20% tương ứng 10 hộ gia đình chiếm 32,2%. Trong khi đó có 17 hộ gia đình tương đương với 54,9% có số tiền thu nhập tại Trung Quốc chiếm 20 đến 40%. Như vậy có thể thấy, số tiền thu nhập tại Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với kinh tế người Ngái. Con số này có thể chênh nhau nhiều hơn hoặc ít, tùy thuộc vào thu nhập từ kinh tế trồng cây ăn quả của người Ngái. Nếu như năm nào cây trái được mùa, giá cả lên cao thì con số này có thể ít đi một chút. Nhưng có những gia đình mất mùa thì kinh tế làm thuê mang tính quyết định lên đến khoảng 70% kinh tế của năm đó. Chính vì vậy mà theo đánh giá của các hộ gia đình thì có 41,9% cho rằng thu nhập từ lao động làm

127

thuê tại Trung Quốc có hỗ trợ kinh tế gia đình một phần nhỏ, nhưng có 58,1% cho rằng thu nhập từ việc lao động làm thuê tại Trung Quốc giúp cải thiện cuộc sống rất nhiều.

Thu nhập có được nhờ việc đi làm thuê còn được người Ngái sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có 90,3% (bảng 4.2.1) gia đình sử dụng số tiền này để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày trong đó bao gồm như chi cho việc ăn uống, chi cho cưới xin, may chay, hiếu hỉ, chi cho việc mua quần áo,… Theo kết quả (bảng 4.2.1) thì cũng có 41,9% các gia đình người Ngái chi cho việc mua các trang thiết bị trong nhà như ti vi, tủ lạnh, bàn ghế, bếp ga… Ví dụ: như gia đình anh P, anh đã dùng số tiền đi làm mía để mua một bộ bàn ghế 7,5 triệu, bếp ga 2,5 triệu, tủ thờ 3,7 triệu, tủ tivi 3,4 triệu, tủ lạnh 4,2 triệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang thiết bị đều được mua vào một lúc mà nó được mua vào những thời điểm khác nhau. Mỗi một vụ đi làm về sẽ sắm một hoặc hai món đồ đến khi nào hoàn thiện hoặc cảm thấy ưng ý. Nhiều cá nhân cũng như gia đình đã dùng số tiền này để mua xe máy chiếm 6,5% số gia đình được hỏi. Một số người sau khi đi làm tại các công xưởng về thường tiết kiệm được một số tiền tương đối lớn, họ đã mua những chiếc xe máy mới để thay thế cho những chiếc cũ trong nhà. Những thanh niên trẻ tuổi thường yêu thích công nghệ và cập nhật thông tin nên khi đi làm được tiền thường mua điện thoại đẹp để sử dụng.

Như vậy có thể thấy việc người Ngái sử dụng tiền làm thuê của mình để đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm trang thiết bị gia đình, cá nhân, đầu tư vào sản xuất góp phần để kinh tế gia đình có thu nhập cao hơn đã làm thay đổi mức hưởng thụ vật chất của các cá nhân và gia đình. Từ những gia đình nông dân thuần phác với những ngôi nhà nhỏ, làm bằng cay đất, lợp bằng ngói máng thì nay nhìn vào làng bản của người Ngái phải khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự đổi thay nhanh chóng của họ. Tất cả các giá trị vật chất cũ đã được thay mới hoàn toàn bằng những thứ tốt hơn, đẹp hơn và giá trị hơn.

Việc thay đổi các giá trị vật chất dẫn đến sự thay đổi trong việc hưởng thụ tinh thần. Các hình thức liên lạc trở nên dễ dàng giữa mọi người với nhau khi tất cả các gia đình đều có điện thoại di động, nhiều người có điện thoại để đọc báo, biết thêm

128

nhiều thông tin. Không chỉ vậy việc liên lạc với những người môi giới, những chủ lao động ở Trung Quốc dễ dàng hơn bao giờ hết. Họ có thể gọi qua hỏi về tình hình

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 125)