Di cư lao động xuyên biên giới

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 27 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1.2. Di cư lao động xuyên biên giới

Khái niệm di cư là một thuật ngữ bao hàm chung, trong đó còn được phân loại thành nhiều dạng khác nhau dựa vào một số yếu tố như về tính chất, có di cư tự nguyện và di cư cưỡng bức; về đặc trưng có di cư tự do và di cư có tổ chức; theo thời gian có di cư tạm thời, di cư ngắn hạn, di cư mùa vụ, di cư lâu dài, v.v. về góc độ pháp luật có di cư hợp pháp và di cư bất hợp pháp; theo nơi xuất phát và điểm đến (xuất cư và nhập cư) có di cư nông thông – đô thị, di cưtrong nước, di cư quốc tế, di cưnội vùng và di cư ngoại vùng, v.v.….

24

Di cư xuyên biên giới thực chất là một hình thức di cư quốc tế. Theo giải thích thuật ngữ của tổ chức ILO thì dicư quốc tế sự di chuyển của những người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập cuộc sống mới tại nước khác, kể cả tạm thời hoặc lâu dài. Vì thế họ phải vượt qua một biên giới quốc tế [18].

Biên giới là đường chia cắt lãnh thổ trên đất liền hay trên biển giữa hai quốc gia hoặc các phần lãnh thổ của quốc gia. Biên giới cũng có thể đề cập đến một khu vực bên rìa vùng lãnh thổ được khai thác hoặc dàn xếp với quốc gia khác [18]. Trong điều 1 của luật Biên giới quốc gia do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2003, biên giới quốc gia được định nghĩa là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ, đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất, vùng trời của một quốc gia.

Người di cư, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận chung trên cấp độ quốc tế về “người di cư”. Thuật ngữ người di cư thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá nhân tự quyết định vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can thiệp của nhân tố bắt buộc bên ngoài. Nó cũng được áp dụng đối với những người, và thành viên gia đình, di chuyển tới một nước hoặc vùng lãnh thổ khác để cải thiện điều kiện xã hội và vật chất của họ và mở tương lai cho họ và gia đình. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc thì người di cư là một cá nhân đã cư trú tại một nước hơn một năm, bất kể người đó di cư tự nguyện hay không, hay theo cách được phép hay trái phép. Với một định nghĩa như vậy, những người đi lại với thời gian ngắn hơn như khách du lịch, thương nhân không được coi là người di cư. Tuy nhiên, định nghĩa này không bao hàm các hình thức di cư ngắn hạn và tạm thời, trong đó người lao động di cư tìm kiếm việc làm trong khoảng thời gian ngắn, và phụ thuộc vào công việc sản xuất theo mùa vụ nông nghiệp. Một người di cư được cho là trái phép nếu họ cung cấp tài chính hoặc lợi ích vật chất cho một người khác để được nhập cảnh bất hợp pháp vào một quốc gia mà người đó không phải là công dân hoặc thường trú nhân.

Một người trung gian thực hiện việc đưa trái phép một người qua một biên giới quốc gia được quốc tế thừa nhận, nhằm kiếm lợi ích tài chính hoặc vật chất khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, qua việc đưa một người nhập cảnh bất hợp pháp vào

25

một quốc gia mà người đó không phải là công dân hoặc thường trú thì gọi đó là người có hoạt động đưa người vượt biên trái phép. Đưa người trái phép khác với buôn bán người ở chỗ không nhất thiết phải có yếu tố bóc lột, ép buộc hoặc vi phạm quyền con người.

Việc di cư bí mật hoặc che đậy không tuân thủ các yêu cầu về nhập cư được xem là hành vi di cư lén lút. Việc này xảy ra khi một người không phải công dân nước tiếp nhận vi phạm các quy định về nhập cảnh vào nước đó; hoặc sau khi vào một nước một cách hợp pháp nhưng ở lại quá hạn vi phạm các quy định về nhập cư.

Di cư trái phép là sự di chuyển không phù hợp với các quy định của nước gốc, nước quá cảnh và nước tiếp nhận. Không có định nghĩa rõ ràng được chấp nhận rộng rãi về di cư trái phép. Từ góc nhìn của nước tiếp nhận, đó là việc nhập cảnh, lưu trú hoặc làm việc tại một quốc gia mà không có giấy phép cần thiết hoặc giấy tờ yêu cầu theo các quy định nhập cư. Từ góc nhìn của nước gốc, di cư trái phép có thể được nhìn nhận trong trường hợp một người vượt biên mà không có hộ chiếu hay giấy tờ đi lại hợp lệ hoặc không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục hành chính để ra khỏi đất nước.

Theo các định nghĩa trên, di cư lao động có thể được định nghĩa là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc. Phần lớn các quốc gia đều quy định vấn đề di cư lao động trong luật di cư. Ngoài ra, một số quốc gia còn đóng vai trò tích cực trong việc điều tiết di cư lao động ra nước ngoài và tìm kiếm cơ hội việc làm cho công dân họ ở nước ngoài. Tuy nhiên, di cư lao động sẽ bị coi là trái phép hay bất hợp pháp nếu một người lao động dịch chuyển qua biên giới quốc gia tìm việc làm nhưng không tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh và quy định kiểm soát vùng biên giới của các quốc gia liên quan. Vận dụng khái niệm này vào trường hợp những người lao động tự phát sang Trung Quốc tìm việc làm đều được xem là di cư xuyên biên giới trái phép.

26

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 27 - 30)