Những ngƣời môi giới lao động

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 59)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Những ngƣời môi giới lao động

2.3.1. Môi giới lao động họ là ai?

Để có thể đi qua Trung Quốc làm thuê, những người Ngái ở Tân Hoa cần đến sự trợ giúp của một bộ phận trung gian. Họ là những người chuyên làm nhiệm vụ liên kết với nhiều người khác nhau để có thể đưa những người lao động vượt biên an toàn và dễ dàng tìm thấy các công việc ở biên kia biên giới, họ chính là những người môi giới lao động.

Các mối quan hệ thân tộc xuyên biên giới của người Ngái chính là cầu nối đầu tiên và quan trọng nhất giúp những người Ngái biết đến nhu cầu của thị trường lao động ở bên kia biên giới. Việc duy trì các mối quan hệ thân thích và thăm hỏi

56

thường xuyên giữa hai bên đã mở ra một cơ hội cho những người Ngái ở Bắc Giang đang trong giai đoạn thiếu việc làm, nghèo khó muốn vươn ra khỏi lũy tre làng để kiếm thêm thu nhập cải thiện cuộc sống. Tại địa bàn xã Tân Hoa đã ghi nhận được trường hợp đầu tiên sang Trung Quốc làm thuê nhờ sự trợ giúp của họ hàng. “Năm 2003, chị ở trên Sơn Động nhưng mẹ chị là người ở Vặt Ngoài lấy chồng lên trên đó nên có anh, em ở dưới làng này. Năm đó có bà K ở bên Trung Quốc về thăm họ hàng, mẹ chị xuống chơi có nói với bà ấy là có cô con gái muốn đi Trung Quốc lấy chồng. Lúc đó chị nghĩ mình xấu xấu, muốn sang đó tìm thấy ai tốt tốt thì lấy. Bà K bảo với mẹ chị là cứ bảo nó sang bên đó ở với gia đình em, tạm thời ban đầu làm công nhân cho xưởng em cũng được, sau đó em xem mối nào tốt em giới thiệu cho. Chị sang bên đó làm được mấy tháng, sau đó có hai em họ ở bên này sang nữa. Bà K thấy người Việt Nam mình khéo léo, ngoan ngoãn, chăm chỉ, không biết chê việc, bảo gì làm nấy nên đã điện về cho em gái bà ấy tìm người thêm để sang bên đó làm. Lúc chị sang bên kia làm chưa có một người Việt Nam nào biết đi làm công ty, họ chỉ mới đi làm chặt mía ở khu ngoài Quảng Tây thôi”. (PVS chị B, 36 tuổi). Theo chị B và một số người thuộc nhóm những người đi sang Trung Quốc làm việc tại các xưởng hoa thì bà K đã về Việt Nam vài lần để tìm người sang đó làm. Nếu bà không về bà nhờ em gái, và một số họ hàng ở một số thôn như Ao Tán, Phúc Kiến, xã Đồng Cốc tìm người sau đó liên hệ với những người bà đã móc nối, sắp xếp để đưa qua biên và di chuyển từ biên giới Việt Nam vào Phúc Kiến dễ dàng hơn. Về sau các mối quan hệ, mạng lưới người môi giới phát triển rộng khắp, người lao động dễ dàng tìm thấy các công việc ở nhiều xưởng khác nhau với nhiều địa bàn khác nhau như Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải.

Hiện nay, những người Ngái trở về Trung Quốc chủ yếu vẫn làm việc tại các nông trường nhưng đã được nhà nước giao khoán đất. Tầng lớp những người trẻ tuổi ở bên đó có xu hướng đi làm việc tại các xưởng sản xuất tại các khu công nghiệp chính vì thế họ biết nhiều mối công việc cũng như nhu cầu tìm lao động của chủ lao động. Đến những năm 2010, khi số người lao động sang Trung Quốc một cách ồ ạt, một số người đi lâu năm nhưng không gặp may khi không tiết kiệm được nhiều tiền do loạn đánh nhau thường xuyên phải luân chuyển xưởng nên đã trở về nhà. Khi trở về thăm quê một số anh, em họ hàng đã giới thiệu công việc ở các

57

xưởng mới cho người thân của mình. Ông TG chia sẻ: “Nhà tôi có ba cậu ở bên Trung Quốc, năm 2010 các cậu về thăm Việt Nam thấy nhà tôi còn khổ nên đã có ý bảo con tôi sang bên đó làm ở xưởng giày, lương cao mà không phải chạy loạn. Cậu ấy ở bên đó cũng chuyên đi tìm việc cho mọi người mà nên biết chỗ nào làm được chỗ nào không”. Sau khi đào sâu các mối quan hệ cũng như tìm hiểu về mạng lưới di cư lao động của người Ngái thì tôi có phát hiện rằng chính người cậu của gia đình ông TG này đã giúp một số người Ngái sống trong làng cùng những người Ngái ở các xã Tân Lập, Đồng Cốc tìm được công việc ở khu vực Thượng Hải lương rất cao. Tuy nhiên về sau, nhóm lao động và người môi giới lao động này đều bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ.

Ngày nay khi công nghệ thông tin liên lạc phát triển những người Ngái ở hai đất nước khác nhau có thể liên lạc bằng điện thoại dễ dàng hơn. Khi thấy cuộc sống của nhiều gia đình người thân sống ở Việt Nam còn nghèo khó nhiều người họ hàng người Ngái ở bên Trung Quốc ngỏ lời giúp đỡ bằng cách tìm cho họ một công việc tốt, lương cao ở tại Trung Quốc. “Nhà tôi có 4 cậu ở bên Trung Quốc, tết vừa rồi điện về hỏi thăm, chúc tết nhau các cậu có hỏi xem các cháu bên này có sang đó làm không thì họ tìm việc cho. Trước các cậu biết mấy đứa đi làm ở Quảng Đông nhưng không được tiền, nên bây giờ sang Phúc Kiến gần chỗ anh, em có mấy xưởng gừng, xưởng nấm làm được lương cao. Nhờ cậu giới thiệu nên vợ chồng thằng con tôi sang bên đó làm được hơn hai tháng rồi”. (PVS Ông P, 60 tuổi).

Người Ngái ở Tân Hoa không phải là những người đầu tiên sang Trung Quốc chặt mía ở khu vực Quảng Tây. Những người Ngái ở xã Đồng Cốc là nhóm người đầu tiên sang bên đó tìm việc làm. Ban đầu họ chỉ sang bên đó để phụ giúp họ hàng thu hoạch mía và được trả công, nhưng sau đó nhận thấy nhu cầu tìm lao động lớn ở bên Trung Quốc nên các năm trở về sau số người đi chặt mía tăng lên nhanh chóng. “Ở dưới Đồng Cốc đi chặt mía sớm hơn ở trên này, lúc năm 1996 hay 1997 gì đó bác tôi sang nhà tôi chơi, bảo bên đó trồng nhiều mía lắm mà chặt không kịp, bảo mấy anh, em nhà tôi sang đó làm ông ấy trả tiền cho. Lúc đầu sang chỉ làm cho nhà ông bác thôi nhưng về sau hết việc lại đi làm cho mấy nhà hàng xóm, người ta thấy mình làm được hết nhà này đến nhà kia đến bảo làm. Thấy họ cần nhiều người, mình lại nghèo không có tiền nên những năm sau chúng tôi lại đi tiếp, về sau càng

58

đi nhiều, bây giờ thì ai ai cũng biết đi. Mà chỗ tôi chưa phải là người đi chặt mía trước tiên đâu, hình như bọn làng Ao Mít đi chặt từ năm 1995 rồi”. (PVS anh Ch). Công việc bốc vác, vận chuyển hàng hóa trên sông Móng Cái về Đông Hưng cũng là do một người họ hàng người Ngái giới thiệu. Anh S cho biết: “Hình như thằng M hay thằng S đi làm công ty ở bên kia xong được anh, em ở bên đó giới thiệu cho việc bốc vác, lái tàu ở Đông Hưng lương cao hơn…”.

Như vậy, có thể thấy nhóm người môi giới lao động đầu tiên chính là những người Ngái ở bên kia biên giới. Với mục đích ban đầu là tạo điều kiện tìm việc làm giúp đỡ họ hàng ở bên Việt Nam, sau đó mới hình thành nên một chuỗi những người môi giới khác nhau.

Nhóm thứ hai chính là những người môi giới lao động Việt Nam. Sau những năm đầu tiên đi làm tại các xưởng sản xuất ở bên Trung Quốc một số người nhờ nhanh nhẹn đã học được tiếng Trung và thông thạo đường đi, lối về nên đã móc nối với những môi giới lao động Trung Quốc, chủ lao động Trung Quốc để đưa người Ngái và nhiều lao động ở nhiều địa phương khác sang Trung Quốc để làm việc. Theo báo cáo kết quả của Công an xã Tân Hoa thì từ năm 2010 đến nay đã tiến hành xác minh 3 vụ tổ chức đưa người địa phương vượt biên trái phép [9]. Tuy nhiên kết quả thực tế cho thấy số người Ngái là những người môi giới lao động lớn hơn nhiều. Tại địa bàn xã Tân Hoa, tôi khảo sát tại một làng của người Ngái đã có khoảng 6 người môi giới chuyên nghiệp, theo những người lao động đây là những người đưa được nhiều người đi, được nhiều lao động biết đến.

Ngoài những người môi giới chuyên nghiệp thì sau quá trình di cư lao động lâu dài đã hình thành nên nhiều môi giới lao động không chuyên nghiệp. Họ vẫn là những người đã đi Trung Quốc lao động nhiều lần, có khả năng sử dụng tiếng Trung hoặc các tiếng địa phương như tiếng Ngái, tiếng Pạc Và để giao tiếp với chủ lao động. Những người môi giới này không tổ chức thành những đường dây đưa người lớn, chủ yếu nhỏ lẻ, dạng như họ đi làm họ rủ thêm vài người, hoặc nhiều hơn là vài chục người sang cho chủ lao động và được chủ lao động trả công. Đặc biệt là với nhóm lao động đi làm mía, có những đội chỉ khoảng 10 người, họ đứng lên như là người trưởng nhóm thống nhất về việc đi lại, thời gian và địa điểm làm

59

việc cho cả nhóm đi nhưng sang bên đó họ vẫn được nhận hoa hồng từ chủ lao động.

Nhóm thứ ba là những người môi giới người Trung Quốc. Để đưa được công nhân vào các xưởng sản xuất thì đa phần những môi giới lao động Việt Nam có sự móc nối với những môi giới lao động tại Trung Quốc. Họ thường là những người nằm trong các nhóm, tổ chức môi giới, các băng đảng xã hội, có nhiều mối quan hệ với các cấp chính quyền cũng như khả năng thiết lập các đường dây đưa người, từ việc đưa đón người vượt biên, đến việc đi lại cũng như quản lý lao động ở bên đó.

2.3.2. Vai trò của môi giới trong tuyển dụng lao động

Người môi giới lao động có vai trò quan trọng trong việc đưa người lao động vượt biên trái phép tìm việc làm tại Trung Quốc. Hầu hết những người lao động là những người không biết đường đi, cách vượt biên, cũng như liên hệ với chủ lao động để tìm công việc ở bên kia biên giới. Thông thường tất cả các công việc, nội dung công việc cũng như mức lương dự kiến đều được biết trước sau đó người lao động mới quyết định đi hoặc không đi. Có thể nói với người lao động, những thông tin về việc làm ở bên kia biên giới đều mờ tịt, không nắm được nếu không có sự trợ giúp của những người môi giới lao động. Họ là những người cung cấp những thông tin cơ bản nhất về tình hình lao động việc làm, những ưu điểm, thuận lợi của công việc bên kia biên giới. Mặc dù những thông tin này chỉ là tương đối hoặc được phóng đại lên, thậm chí không hề chính xác nhưng đó cũng được coi là cơ sở đầu tiên để những người Ngái quyết định di cư.

Số lao động đưa đi sang Trung Quốc thành công tương ứng với số tiền hoa hồng, lợi nhuận người môi giới nhận được càng nhiều. Chính vì thế mà người môi giới lao động luôn tìm mọi cách để có thể tập hợp được nhiều người lao động sang một đợt. Nhiều môi giới lao động đến tận làng để tìm người, ban đầu họ chỉ gặp một vài người quen biết có nhu cầu đi làm và cho họ biết về thông tin việc làm ở bên đó. Bằng các mạng lưới quan hệ họ hàng, thân tộc, bạn bè, hàng xóm các thông tin này được phát đi nhanh chóng. Những người có nhu cầu tìm việc thường rất cao, họ thưởng rỉ tai nhau về những con số tiền lương, về công việc ở bên đó. Sau đó hình thành nên một nhóm những người muốn đi làm tại Trung Quốc, có thể những người

60

lao động sẽ chủ động liên lạc với người môi giới để hỏi thêm thông tin. Hoặc thậm chí có những người đi theo những người bạn bè, hàng xóm của mình không liên hệ trực tiếp với những người môi giới.

Sau khi đã tìm được những nhóm lao động có nhu cầu họ sẽ liên lạc với những người nằm trong chuỗi đường dây của họ như những lái xe Việt Nam và Trung Quốc, người đưa qua biên, người môi giới Trung Quốc, chủ lao động để thông báo về hành trình sẽ đưa một nhóm lao động sang đó để họ chuẩn bị tiếp nhận. Đối với người lao động họ sẽ lên lịch trình đi, thông báo một số thông tin về quá trình đi để người lao động chuẩn bị trước khi lên đường. Những người môi giới lao động họ thường thuê xe đi theo đoàn, không đi xe khách để thuận tiện cho việc quản lý cũng như đi lại dễ dàng hơn. Trước khi đi những người lao động thường phải trả chi phí đi lại quãng đường từ Tân Hoa lên cửa khẩu. Quãng đường từ biên giới vào đến nơi làm việc sẽ được người môi giới lao động chi trả bằng đồng NDT. Khi đến nơi làm việc chủ lao động sẽ trả cho người môi giới lao động số tiền đó, đến khi người lao động được nhận lương chủ lao động sẽ tự động trừ các khoản chi phí vào lương.

Người môi giới lao động là người trung gian, giữ vai trò liên kết giữa người lao động và chủ lao động. Đối với những người Ngái di cư vào khu vực sâu trong nội địa họ thường không thể giao tiếp với chủ lao động vì thế họ sẽ là người đứng ra phiên dịch hoặc thuê những người có khả năng sử dụng hai ngôn ngữ Ngái và Trung hoặc Việt Nam và Trung Quốc để làm “quản” chọ họ. Người quản này giống như dạng quản lý một nhóm công nhân đến từ Việt Nam cho chủ lao động, họ là người hướng dẫn công việc, phiên dịch, giúp đỡ người lao động Việt Nam. Trong những trường hợp người lao động muốn trở về thì người quản sẽ liên lạc với môi giới lao động chính để giúp họ về nước. Những người ốm đau, bệnh tật thường nhờ đến người môi giới lao động đến để đưa đi khám và chữa bệnh. Nếu xảy ra các trường hợp tranh chấp, đánh nhau trong nội bộ hoặc với các nhóm lao động khác người lao động sẽ gọi đến những người môi giới lao động để họ giải quyết. Đối với những nhóm lao động đi chặt mía và các công việc khác ở khu vực Quảng Tây, họ sẽ là người trao đổi thông tin với chủ lao động, đi cùng một người môi giới lao động khác tìm việc làm để người lao động có công việc thường xuyên. Họ còn là người

61

chuyên thực hiện công việc “chạy chợ” tức là chuyên mua thức ăn giúp người lao động.

Bên cạnh, một số xưởng công nhân được nhận lương trực tiếp từ chủ thì nhiều xưởng vào dịp cuối tháng, hoặc sau mỗi đợt lao động mùa vụ kết thúc chủ lao động Trung Quốc thường đưa tiền lương cho người môi giới để phân phát lại cho người lao động. Sau khi phát lương, nếu có lao động nào muốn gửi tiền về nhà sẽ gửi cho người môi giới mang về. Việc gửi tiền từ Trung Quốc về Việt Nam khá khó khăn, người lao động bất hợp pháp nên không thể đến các ngân hàng để chuyển tiền về. Đối với những lao động có việc đột xuất cần trở về, hoặc nghỉ giữa chừng chủ thường không thanh toán ngay lúc đó, mà đợi đến cuối đợt. Sau khi nhận được lương người môi giới lao động sẽ mang tiền về đến tận nhà cho người lao động. Đối với những nhóm cầm tiền về Việt Nam, thì người môi giới thường chịu trách nhiệm quy đổi tiền từ NDT sang VND cho những người lao động.

Đối với hành trình trở về quê nhà đều nhận được sự giúp đỡ của người môi giới. Người lao động cho biết “quân của ai người đấy đón”. Nghĩa là ai đưa đi thì người đó sẽ đưa về, trừ một số trường hợp bỏ về trước sẽ được những người môi giới gọi điện cho các môi giới lao động khác để hỗ trợ họ trở về trong việc bắt xe khách và vượt biên.

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 59)