Thu nhập của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 102 - 104)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Thu nhập của ngƣời lao động

Những công nhân đi làm xưởng thường được tính lương theo tháng hoặc theo sản phẩm, tiền cũng được trả vào cuối tháng. Tháng lương đầu tiên sẽ bị giữ lại, người lao động chỉ được nhận lương từ tháng thứ hai trở đi. Nếu như trong quá trình làm việc lao đông nào không làm đến tháng cuối cùng trước tết thì khi về sẽ không được nhận tháng lương đầu tiên, kèm theo nếu tháng đi về đang làm dang dở cũng sẽ không được tính tháng lương đó. Nếu tính lương theo tháng chủ lao động thường

99

yêu cầu lao động phải làm đạt một mức độ sản lượng sản phẩm nào đó, nếu như không đạt thì lao động phải làm thêm giờ. Những công nhân đi các xưởng tình theo sản phẩm thường cố gắng làm được nhiều nhất có thể, thậm chí có những công nhân nhận hàng mang về phòng làm thêm.

Tốp những người Ngái đi làm năm đầu tiên nhận được số tiền lương khoảng từ 400 đến 600 NDT/tháng. Những năm sau đó số tiền tăng lên theo các năm cũng như theo năng suất lao động của công nhân. Giai đoạn năm 2007 đến 2009 mức lương trung bình một công nhân nhận được khoảng từ 1,4 nghìn đến 1,7 nghìn NDT. Giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 số tiền lương trung bình là từ 2 nghìn đến 2,5 nghìn NDT. Từ năm 2012 đến nay số lương tăng lên nhanh chóng, những lao động làm được nhiều sản phẩm có thể nhận được số lương từ 2,8 nghìn đến hơn 3 nghìn NDT. Nếu một công nhân làm giỏi, tiết kiệm tại thời điểm này có thể nhận được số lương tương ứng là trên 10 triệu VND/tháng. Đây quả là số lương mơ ước của nhiều người, lương của các công ty Việt Nam cũng chỉ bằng khoảng một nửa con số đó, hoặc hơn nửa nếu như tăng ca thêm. Chị B cho biết: “Chị đi làm giày da, đi sáu tháng về cũng được hơn 1 vạn, được hơn 50 triệu tiền Việt Nam, mình làm theo sản phẩm mà, mình làm được nhiều ăn nhiều”. Một số lao động đi dài ngày thường tiết kiệm được số tiền lớn hơn rất nhiều. Chị P kể về trường hợp em gái của mình: “Năm đầu tiên đi về hai vợ chồng gì đi làm cũng được hơn trăm triệu nhưng về lại làm đám cưới cho cô em, tiền xe đi lại, mua sắm cho tết nữa nên cũng không còn bao nhiêu. Năm thứ hai, thứ ba này đi làm cũng được nhiều hơn, chúng nó làm công nhân lâu năm nên lương cao hơn được hơn 3 nghìn. Hai vợ chồng đi 4 năm, chồng nó khác đi trước đó nữa, đi mấy năm cũng tiết kiệm được khoảng hơn 400 triệu. Hai vợ chồng nó gửi tiền về cho ông ngoại, xong ông ngoại lại gửi vào ngân hàng cho, lúc chúng nó đi về ra rút tiền lãi còn được hơn chục triệu mà”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đi làm cũng được lương cao, một số công nhân mới sang làm, nên làm chậm, họ thường phân cho những công đoạn khó nên lương nhận được không cao. Những công nhân lâu năm sẽ nhận được lương cao hơn, một số công nhân thường xuyên phải thay đổi xưởng, mỗi lần đổi xưởng thường bị chủ lao động giữ lương tháng đầu tiên, lại là những công nhân mới nên lương thấp hơn những người khác. Những lao động đi theo người môi giới lương sẽ bị bớt xén nên

100

cũng thấp hơn, họ thường đưa đi những xưởng tính theo lương tháng để có thể ăn chặn dễ dàng hơn. Những lao động tự đi, không qua môi giới, liên hệ trực tiếp với chủ lao động sẽ được lương cao như những công nhân Trung Quốc nhưng với điều kiện là những người này phải biết nói tiếng Trung Quốc để họ tự giao dịch với chủ. Những chủ lao động thường thích những công nhân dạng này hơn khi họ ít bị công an phát hiện.

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 102 - 104)