Những ngƣời nông dân “biến chất”

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 140 - 142)

6. Cấu trúc luận văn

4.5. Những ngƣời nông dân “biến chất”

Vài năm trở lại đây số người đi lao động tại các công xưởng có xu hướng giảm sút nhiều. Một số lao động cho rằng đi sâu vào trong nội địa quá nguy hiểm khi các lực lượng cảnh sát Trung Quốc ngày càng mở rộng các khu vực càn quét người lao động nhập cư bất hợp pháp. Ngoài ra, hầu như những lao động đi làm công xưởng lương cao nhưng không tiết kiệm được tiền.

Những người đi lao động tại các công xưởng thường là những người thanh niên trẻ tuổi, chưa lập gia đình. Họ là những người dễ bị dao động trước những cám dỗ, dễ hưởng ứng theo các phong trào cũng như tính ngông cuồng của tuổi trẻ đã khiến họ như biên thành những người khác khi sang Trung Quốc làm thuê. Trước khi biết đến đi làm thuê tại Trung Quốc cả những người môi giới lao động, người lao động chỉ là những người nông dân thuần phác. Quanh năm họ chỉ giao lưu trong phạm vi làng, xã, họ luôn cởi mở thân thiện với nhau. Nhưng sau khi họ biết đi làm thuê tại Trung Quốc nhiều người đã biến thành một người khác. Họ đã trở thành những người nông dân “biến chất” khi nhiều người trở thành những kẻ lừa đảo, kẻ tội phạm. Những văn hóa, quan niệm tốt đẹp cũ đã được thay thế bằng một lối sống khác.

137

Những người môi giới lao động ban đầu họ cũng chỉ là những người nông dân với mong muốn có việc làm, kiếm được nhiều tiền, lương cao nhưng sau khi đi làm tại Trung Quốc họ biết nói thành thạo tiếng Trung, biết đường đi lối về, biết các mánh khóe trong làm ăn họ đã trở thành những kẻ đưa người vượt biên trái phép đồng nghĩa là một tên tội phạm. Đã có khá nhiều người Ngái phạm tội danh này và đã phải đi tù. Nhiều người từ những thanh niên hiền lành, nhưng sang đó họ đã trở thành những kẻ côn đồ khi tham gia những nhóm, băng đản chuyên đi đánh nhau, cướp giât, tống tiền chính những người đến cùng quê hương, đất nước với mình. Một nhóm thanh niên người Ngái gồm sáu người ở Tân Hoa đã phạm tội bắt cóc tống tiền người Trung Quốc, họ bị kết án và giam giữ nhiều năm tù. Tất cả họ đã không còn là những người nông dân thuần hậu, họ trở thành những kẻ gian ác, nhiều người đã phải bỏ mạng nơi xứ người. Những cám dỗ, sự bồng bột của tuổi trẻ đã khiến nhiều người phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.

Khi nói đến việc đi làm tại các công xưởng Trung Quốc ai cũng mường tượng khi họ trở về vào dịp cuối năm sẽ có hàng trăm triệu trong tay. Nhưng đó chỉ dành cho những người chăm chỉ và biết tiết kiệm. Nhiều thanh niên trẻ tuổi, đặc biệt là nhóm nam họ không hề tiết kiệm được tiền. Sau khi nhận lương nhóm này thường xuyên tổ chức ăn uống, nhiều thanh niên chỉ nhận lương sau ba ngày họ đã hết tiền, nhiều người còn vay bạn bè, kí nợ với chủ quán. Một số nam thanh niên lao động thường lui tới các tụ điểm vui chơi như sàn nhảy, câu lạc bộ. Những loại hình giải trí mà trước đây họ chưa bao giờ được thấy. Một số thanh niên trẻ tuổi thích thể hiện mình thì họ mua nhiều quần áo, giầy đẹp, mua điện thoại đắt tiền để sử dụng. Chính vì thế hầu như họ không thể tiết kiệm được tiền. anh T cho biết: “Làm gì tiết kiệm được, làm được bao nhiêu tiêu hết, ăn chơi hết, chỉ có tháng cuối cùng nhận lương, cộng với tháng đầu tiên đến chủ giữ về cuối năm chủ trả thì mới có đúng có số tiền đó để đi về, đi về lại mất tiền xe, về đến nhà chỉ còn ba, bốn triệu thôi”.

Đối với nhóm nữ thì họ ít đàn đúm, hơn. Nhưng nhiều cô gái về nước với hình ảnh tóc xanh, tóc đỏ, quần này, áo kia, son phấn đầy trên mặt. Họ không còn là những cô gái quê như ngày nào. Văn hóa, suy nghĩ, lối sống đã khác, quan điểm về thẩm mỹ, cái đẹp cũng đã thay đổi. Đối với nhóm nam thanh niên cũng vậy, những chàng thanh niên mới lớn với những bộ tóc thời trang, đủ các màu sắc được nhiều

138

người ưa chuộng. Khi tôi chỉ vào một cái ảnh của anh T, mái tóc dài vắt ngang một bên trán, những sợi tóc dài xuống đến già nửa mặt với một màu vàng chóe. Bên cạnh là người em trai họ bằng tuổi với mái tóc y hệt nhưng được nhuộm màu hồng nhạt. Tôi hỏi, sao lại để tóc như thế này, đẹp lắm sao?. Anh T cho biết: “Ấy, tóc đấy là mốt đấy chị ạ, lúc đó ai sang đó chả để tóc kiểu này, phải có tý màu mè nó mới đẹp”.

Khi những thanh niên trẻ mới lớn, rời khỏi vòng tay quản lý của cha mẹ, khi họ đã tự làm ra tiền,có thể ăn chơi theo cách họ muốn. Ngoài ra, những nhóm lao động trẻ tuổi này còn thường tự do yêu đương, nhiều cặp có thai ngoài ý muốn. Đã có những thời điểm nhiều người không muốn lấy những cô gái đi làm từ Trung Quốc về vì họ nghĩ những cô gái này đã không còn là những cô gái tốt đẹp. Anh T cho biết “Người ta cứ bảo cái bọn đi làm Trung Quốc về toàn hư người”. Nhiều người đã đánh mất những giá trị của bản thân khi bước vào một cuộc sống hoàn toàn mới lạ. Những người môi giới, hay những lao động có gia đình thường diễn ra tình trạng cặp bồ và sống với nhau như vợ chồng ở bên kia biên giới. Họ đâu biết gia đình, vợ con vẫn đang ngóng đợi họ trở về.

Sau nhiều đợt đi làm tại các công xưởng Trung Quốc trở về đã có rất nhiều thanh niên trẻ tuổi có thể nói tiếng Trung, có người nói tốt, có người chỉ nói bập bẹ. Nhiều người đã tìm thấy công việc ở các công ty Trung Quốc tại Việt Nam nhưng lương thấp họ lại trở về để đi làm tại Trung Quốc với hi vọng kiếm được nhiều tiền.

Nhiều lao động trẻ tuổi nay đã trở về lập gia đình và họ đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc gia đình và con cái. Chính vì thế mà nhiều lao động đã thôi không đi làm tại các công xưởng mà chuyển sang đi chặt mía theo thời vụ.

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 140 - 142)