Hành trình vƣợt biên tìm việc làm

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Hành trình vƣợt biên tìm việc làm

2.4.1. Những ngƣời lao động vƣợt biên

Từ lâu Lục Ngạn được coi là điểm nóng nhất về trật tự, an ninh xã hội với vấn đề người dân trong địa bàn huyện XCTP sang Trung Quốc chiếm 56%, đứng đầu tỉnh Bắc Giang. Trong giai đoạn 2011-2015 theo dõi tình hình XCTP trên địa bàn huyện đã phát hiện 17.739 trường hợp vắng mă ̣t nghi v ấn XCTP sang Trung Quốc lao động làm thuê. Con số này chiếm 8% dân số toàn huyện và chiếm tới 31% so

66

với số thanh niên trong độ tuổi lao động (năm 2011 có 1.088 trường hợp, năm 2012 có 3.864 trường hợp, năm 2013 có 2.562 trường hợp, năm 2014 phát hiện có 5.353 và 06 tháng đầu năm 2015 là 4872 trường hợp). Như vậy, từ năm 2011 đến 2015 số lượng người XCTP tăng khoảng 5 lần [72].

Theo số liệu của Công an xã Tân Hoa, năm 2010 có 127 trường hợp, năm 2011 có 257 trường hợp, năm 2012 có 322 trường hợp, năm 2013 có 237 trường hợp, năm 2014 có 385 trường hợp, sáu tháng đầu năm 2015 là 420 trường hợp người địa phương vắng mặt nghi vấn XCTP sang Trung Quốc làm thuê. Từ năm 2010 đến nay Công an xã Tân Hoa đã phối hợp với công an cấp trên tiến hành xác minh 3 vụ tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Từ năm 2010 đến nay có tất cả 34 người ở địa phương XCTP bị phía Công an Trung Quốc bắt giữ và trao trả cho địa phương [9].

Như vậy, có thể thấy rằng số lượng người di cư lao đông trái phép sang Trung Quốc ở khu vực Lục Ngạn, trong đó có xã Tân Hoa rất đông. Số lượng người lao động vượt biên không ngừng tăng lên qua các năm. Trong những con số này bao hàm cả nhóm người Ngái sống ở trên địa bàn Lục Ngạn. Các cơ quan chức năng không có những con số thống kê cụ thể theo từng nhóm người. Tuy nhiên, từ kết quả điền dã có thể thấy các con số đánh giá từ công an địa phương chưa thực sự phản ánh đúng con số này. Theo những người Ngái ở đây tự ước tính thì có đến 90% các hộ gia đình người Ngái đã có người tham gia lao động tìm việc làm tại Trung Quốc. Chỉ những người không thể đi như vướng bận công việc gia đình, không đủ sức khỏe thì ở lại. Chị K cho biết: “Mùa trước tết cũng không có gì làm nên mùa đấy cứ lôi kéo nhau đi, sang tháng giêng trở ra khoảng từ mùng tám trở đi đến hơn tháng hai mới về, lúc đó vắng teo chỉ có ông bà già ở nhà với các cháu, thậm chí có nhà chỉ có một ông với hai ba đứa cháu. Như nhà bác trong này mấy chị em, anh em rủ nhau đi để bác ấy trông 8 đứa trẻ con với một bà cụ nữa”. Vào những mùa thu hoạch mía ở bên các nông trường cũng như nhà dân ở các huyện của tỉnh Quảng Tây, không chỉ người Ngái mà người Việt Nam nói chung có mặt tại đó đông đúc. Anh P chia sẻ: “Ở bên kia một làng mà có đến 20 đội chặt mía vào chặt, đi đâu cũng gặp người Việt Nam, sáng mở mắt ra gặp ngay người Việt, đến mức đi vệ sinh còn gặp nữa là. Ra các quán bia chỉ có người Việt Nam ngồi uống, Trung

67

Quốc nó có mấy khi uống bia đâu. Nhiều khi tự nghĩ ghở, nếu như bây giờ Việt Nam với Trung Quốc đánh nhau thì ở bên kia Trung Quốc ít người hơn người Việt Nam là cái chắc. Họ chỉ có người già ở nhà làm thôi, bọn trẻ đi làm công ty, đi nước ngoài hết”. Những lời chia sẻ của những lao động người Ngái đã nói mức độ di cư của những người Việt sang đó tìm việc với số lượng rất lớn, họ là lực lượng lao động chính trong các nông trường, đồn điền mía.

Hình thức di cư của các lao động người Ngái chủ yếu là di cư theo mùa vụ và di cư tạm thời. Vào dịp nông nhàn trước tết khoảng hai tháng và sau tết hai tháng các gia đình người Ngái lại tranh thủ thời gian này để đi sang Trung Quốc chặt mía thuê. Những lao động đi làm ở các công ty tư nhân Trung Quốc thường có thời gian đi lao động lâu hơn có thể kéo dài từ vài tháng đến gần một năm. Thông thường sau khi ăn tết xong, khoảng tháng 2 âm lịch sẽ đi đến dịp cuối năm vào khoảng cuối tháng 11 mới trở về. Tất cả những người lao động đều xác định các công việc làm thuê tại Trung Quốc chỉ là những công việc mang tính tạm thời, họ chỉ đi làm trong khoảng thời gian ngắn và trở về khi họ muốn.

Tình hình đi làm thuê tại Trung Quốc hiện nay của người Ngái có nhiều thay đổi. Giai đoạn di cư mạnh nhất là khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012. Đặc biệt có sự thay đổi với nhóm đi làm tại các công xưởng đang có xu hướng giảm dần chuyển sang đi chặt mía cũng như tìm các công việc làm thuê tại Việt Nam. Trước đây, những thanh niên trẻ tuổi nhưng thường có trình độ văn hóa thấp, không có bằng cấp, ở quê thiếu việc làm nên di cư với số lượng lớn. Hiện nay, nhóm thanh niên trước kia hầu hết đã lập gia đình, họ có xu hướng đi làm thuê ngắn hạn sau đó trở về chăm sóc gia đình. Nhóm thanh niên trẻ tuổi hiện nay thường có bằng cấp cao hơn. Các khu công nghiệp Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, họ dễ dàng tìm thấy nhiều công việc hơn. Những người đi làm tại công xưởng lương cao nhưng số tiền tiết kiệm được không nhiều, chủ yếu đổ dồn vào việc ăn chơi, tiêu sài. Những lao động đi sâu vào trong nội địa có nguy cơ bị công an bắt nhiều hơn, nguy hiểm hơn nên nhiều gia đình không còn ủng hộ con cái đi sang bên đó làm việc. Ngoài ra, hiện nay tại địa phương đang chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, các gia đình đã không còn trồng lúa, tiến hành cải tạo đất để trồng cây ăn quả như cam, bưởi, nhãn và trồng hoa màu, việc này đòi hỏi cần nguồn lao động nhiều hơn.

68

Về độ tuổi, đối với nhóm lao động đi làm thuê tại các công xưởng chủ yếu là những thanh niên trẻ tuổi, độ tuổi khoảng 17 đến dưới 30 tuổi, đa số những người này chưa lập gia đình, con số những người có gia đình có tham gia nhưng với số lượng ít. Đối với nhóm lao động đi chặt mía và các công việc khác thì nhóm người có độ tuổi từ 18 đến dưới 60 tuổi.

Bảng 2.4.1: Tỷ lệ về độ tuổi của ngƣời lao động.

Độ tuổi Tỷ lệ phần trăm (%) 15 – 18 3,2 18 – 25 29,1 25 – 35 38,8 35 – 49 25,9 >50 3,2

(Nguồn: Điều tra thực địa tháng 4/2016).

Từ kết quả khảo sát bảng hỏi với 31 lao động tương ứng với 31 hộ gia đình cho thấy độ tuổi 25 đến 35 có số lượng người đi nhiều nhất chiếm 38,7%. Tiếp theo đó là độ tuổi từ 18 đến 25 với 29%, độ tuổi từ 35 đến 49 có tỷ số thấp hơn đôi chút là 25,8%. Như vậy, có thể thấy những người Ngái tham gia lao động tại Trung Quốc có tuổi đời khá trẻ, chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động. Những người dưới và ngoài độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 3,2% trong đó người cao tuổi nhất là 57 tuổi và người ít tuổi nhất là 17 tuổi. Những người dưới 18 tuổi hiện nay chủ yếu vẫn đang theo học trung học phổ thông, một số người nghỉ học thường tìm các công việc ở Việt Nam để làm. Những người trên 50 tuổi chủ yếu là những người đã lên chức ông, chức bà thường ở nhà trông nhà, trông cháu và phụ giúp thêm gia đình, sức khỏe không đảm bảo làm những công việc mất nhiều sức. Chính vì vậy mà hai nhóm này di cư với số lượng ít hơn.

Nam giới là người có số lượng di cư nhiều hơn, chiếm 64,5%, nữ giới chiếm 35,5%. Theo kết quả điều tra khảo sát vào năm 2016 thì người Ngái chủ yếu đã chuyển sang làm công việc chặt mía nhiều hơn. Đây là một công việc vất vả, tốn nhiều sức lực, chính vì thế nam giới có xu hướng đi lao động nhiều hơn. Những người trong độ tuổi lao động thường là những gia đình hạt nhân, khi người chồng rời nhà đi làm thuê người vợ thường ở nhà chăm sóc con cái.

69

Về trình độ học vấn của những người Ngái lao động trái phép tại Trung Quốc có 38,7% có trình độ tiểu học, 54,8% có trình độ trung học cơ sở, 6,4% người được khảo sát có trình độ trung học phổ thông. Như vậy có thể thấy người lao động chủ yếu là những người có trình độ học vấn thấp, chỉ ở mức tiểu học và trung học cơ sở. Trước đây những người Ngái thường học thấp do không có điều kiện về kinh tế cũng như khả năng nhận thức về giá trị của học thức chưa thực sự cao. Anh P năm nay 33 tuổi chia sẻ rằng: “Ngày xưa làm gì có tiền mà đi học, đến lớp thầy giáo cứ bắt đi về nhà xin bố mẹ để đóng, ai không có tiền thì đuổi ra ngoài không cho học, nhưng về nhà làm gì có tiền, có thì đã đóng rồi, thầy cứ bắt về mãi lại còn chửi nên chán thì bỏ học sớm thôi”. Những người đang trong độ tuổi lao động lại chính là những người không được học nhiều từ trước. Chính vì vậy nhóm những người này có tỷ lệ di cư tìm việc làm cao nhất.

Vấn đề kết hôn, hầu như những người di cư là những người đã kết hôn chiếm 83,9% số người được khảo sát, số người chưa kết hôn chỉ chiếm 16,1%. Những người đã có gia đình cần nhiều tiền để trang trải cho cuộc sống hơn, họ cần chăm lo cho gia đình với rất nhiều việc cần chi đến tiền như tiền học cho con, tiền sinh hoạt phí, tiền sửa sang, xây dựng mới nhà cửa….

Về nghề nghiệp, toàn bộ những người được khảo sát đều có nghề nghiệp là làm nông nghiệp. Như đã nói ở trên những người Ngái có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, những ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ khác chỉ là kinh tế bổ trợ.

Tỷ lệ nam giới đi lao động nhiều hơn nữ giới nhưng về phân công công việc ít có sự khác biệt. Hầu như nam giới và nữ giới đều thực hiện các công việc như nhau. Các công việc tại các xưởng sản xuất sẽ do người quản phân công, họ không được lựa chọn. Một số công việc vất vả cần nhiều sức lực hơn sẽ được phân cho nam giới, nữ giới sẽ đảm nhiệm các khâu dễ hơn. Tuy nhiên, không phải người quản nào cũng có sự phân công rạch ròi như vậy, nhiều nữ giới vẫn phải làm các công việc nặng nhọc. Chị M kể lại: “Lần đầu mới sang nhưng mà nó cho chị đứng máy để dập, máy thì nặng mà mình thì yếu nên mình không làm được. Hết tháng đầu tiên chị đã xin người quản cho chị lên tầng 3 làm ở đó công việc nhẹ hơn”. Đặc biệt đối với công việc chặt mía tấn, người lao động phải vác mía lên xe tải, khi tham gia một đội không phân biệt nam nữ đều phải thực hiện công việc như nhau. Nếu như đội

70

nào đó có nhiều nam, hoặc những người nữ đi cùng họ hàng của mình sẽ được ưu tiên hơn. Họ có thể về nấu cơm, hoặc chỉ phụ khuôn mía, không phải vác lên xe, nếu có vác thì vác với số lượng ít hơn. Những người lao động nữ cho rằng chặt mía, vác mía là một công việc vô cùng vất vả, phù hợp với đàn ông nhiều hơn nhưng do không có tiền nên họ vẫn cố gắng đi làm. Nhiều người đàn ông cũng không muốn vợ mình phải vất vả nên không đồng ý cho vợ đi. Như trường hợp gia đình anh T cho biết: “Vợ em cứ đòi đi làm mía cùng nhưng mà em bảo vất vả lắm, mệt lắm không cho đi, cho ở nhà trông con thôi”. Nhưng nhiều ông chồng lại suy nghĩ khác, khi gia đình có thêm một người đi nghĩa là họ sẽ kiếm thêm được nhiều tiền hơn, nếu có thể thì cả hai vợ chồng sẽ cùng đi.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa nam giới và nữ giới chính là cách chi tiêu cũng như tham gia các trò tiêu khiển ở bên kia biên giới. Hầu hết những người phụ nữ thường có xu hướng tiết kiệm nhiều nhất có thể, nhất là nhóm phụ nữ đã có gia đình. Họ suy nghĩ rằng chỉ có một khoảng thời gian ngắn sang Trung Quốc để làm nên cố gắng kiếm thật nhiều tiền. Nhưng đối với nhóm nam giới thường phóng khoáng hơn trong cách chi tiêu. Họ thường đổ dồn tiền vào các trò tiêu khiển như game, cờ bạc, dịch vụ giải trí, ăn uống… Chị M cho biết: “Đi làm công ty mình chỉ dám mua quần áo mùa đông mặc thôi, buổi tối chỉ dám ăn một đồng, chỉ ăn được cái rẻ rẻ. Một đồng mua được hai cái bánh dán, bánh bao. Đi làm mía bao nhiêu ngày cũng chẳng tiêu một đồng nào, chỉ mua gang tay, giày đi làm, dao… Mình đi làm khổ vất vả như thế, ai dám tiêu, ở đấy đói như thế nhưng mà có dám ăn đâu”. Những người phụ nữ thường “ngoan” hơn khi họ chủ yếu tập trung vào công việc và ít xảy ra va chạm, trong khi một số nam giới thường tụ tập, đánh nhau và dễ sa vào các tệ nạn nghiện hút, mại dâm, cướp bóc, tống tiền,….

2.4.2. Hành trình vƣợt biên

Các con đường xuyên biên giới

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.

Bắc Giang là tỉnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc

71

Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang được chú trọng cải thiện, nâng cấp với các tuyến đường quốc lộ 1A chạy thẳng từ Hà Nội lên Lạng Sơn, các tuyến đường liên tỉnh, nội tỉnh như quốc lộ 31, 37, 293, 398, 295B, 296, 297, 298, 299.... Bắc Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.

Lục Ngạn và xã Tân Hoa đều nằm trên trục đường quốc lộ 31, tuyến đường chạy thẳng từ huyện Sơn động xuống tỉnh Bắc Giang. Việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông đến trung tâm tỉnh sau đó chạy theo trục đường Quốc lộ 1A lên các huyện có cửa khẩu giao với Trung Quốc rất dễ dàng. Ngoài ra, trên địa bàn xã Tân Hoa có trục đường 297 giao cắt với quốc lộ 31 tại trung tâm xã Tân Hoa, con đường này chạy thẳng từ Tân Hoa đến thị trấn Đồng Mỏ của Lạng Sơn. Như vậy, có thể thấy hai trục đường 31 và 297 kết hợp với các tuyến đường liên tỉnh, đường quốc lộ 1A có thể giúp các tuyến xe khách, xe chở hàng chạy thẳng lên khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc dễ dàng. Hàng năm cũng từ các tuyến đường này mà người Ngái cùng một số dân tộc sống trên địa bàn huyện Lục Ngạn chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ để có thể di chuyển đến các khu vực đường dân sinh cạnh cửa khẩu trước khi có thể lén lút vượt biên sang Trung Quốc tìm việc làm.

Bảng 3.4.1: Các con đƣờng dân sinh đƣợc ngƣời lao động lựa chọn.

Đường dân sinh Mức độ di chuyển (ĐVT: %)

Chi Ma 68 Hữu Nghị 3,2 Móng Cái 58 Cao Lộc 12,9 Đồng Đăng 9,8 Tân Thanh 16,1 Thác Bản Dốc – Cao Bằng 6,7

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 69)