Giải khuây nơi đất khách

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 116)

6. Cấu trúc luận văn

3.4.2. Giải khuây nơi đất khách

Hầu hết những người lao động đi làm đều có thể tạm ứng lương với chủ lao động hoặc người môi giới tiền khi họ mới bắt đầu sang làm việc để mua đồ cùng cá

113

nhân cũng như chi tiêu cho ăn uống. Nhưng thường người lao động chỉ tạm ứng được số tiền nhỏ khoảng 100 đến 200 NDT. Nếu trong quá trình họ chưa nhận được lương, những trong nhóm đã tạm ứng nhưng chưa dùng hết tiền thì họ có vay mượn. Những lao động trẻ làm việc tại các công xưởng của Trung Quốc thường vay mượn lẫn nhau, nhất là đối với nhóm thanh niên nam giới, họ có thể vay của người môi giới, của những lao động còn tiền chủ yếu là những lao động nữ vì họ tiết kiệm, hoặc thậm chí họ có thể kí nợ với những ông chủ quen. Anh T chia sẻ: “Trung Quốc nó không giống như đất mình, đó là đất chơi, nhiều chỗ để chơi, ăn uống, nhiều chỗ đẹp. Vì thế nhiều người chỉ sau khi nhận lương 3 ngày coi như là đã hết sạch, sau đó họ lại vay bạn bè nhưng chủ yếu thường vay bọn con gái. Sau khi nhận lương là nhóm con trai lại đi ăn uống tưng bừng ở các quán, những tụ điểm ăn uống ở chợ, gần ngã tư. Uống bia và ăn đồ nướng trong đó chân gà nướng là món nhiều người ăn nhất. Mấy cái bọn đưa người đi nó bảo với các chủ quán gần xưởng là chỉ cho công nhân Việt Nam kí nợ nhiều nhất là 200 NDT. Nhưng hầu như ai cũng phải kí hơn con số đó, sau khi biết một ít tiếng Trung Quốc họ năn nỉ những ông chủ quán cho lên đến 500, 600 NDT. Nếu một người kí gửi quá nhiều và không được chủ quán cho nợ thêm thì một người khác trong nhóm sẽ đứng ra kí nợ tiếp, cứ lần lượt thay phiên nhau như vậy”.

Những người làm việc như chặt mía, phát rừng thường tiết kiệm được tiền hơn do họ chú tâm làm, không có chỗ để vui chơi. Chỉ có một số nam giới sau những giờ làm họ thường tụ tập đánh bạc vào buổi tối, hoặc những ngày mưa. Nhưng đối với nhóm lao động làm việc lái đò vận chuyển hàng hóa họ có nhiều cách để tiêu tiền hơn. Họ thường tụ tập ăn uống sau mỗi ca làm kết thúc, tổ chức hát hò, đánh bạc, đánh mạt trượt với nhau, hoặc với chính chủ lao động. Nhiều thanh niên còn bỏ tiền để giải quyết các nhu cầu tình dục cá nhân trong đó chủ yếu là tìm đến những gái điếm. Do việc chi tiêu không có kiểm soát nhiều người trong nhóm lao động này không tiết kiệm được tiền mặc dù lương cao.

Do nơi làm việc chủ yếu là các thị trấn, thành phố lớn của Trung Quốc nên có thể thấy nhóm lao động ở sâu trong nội địa thường có nhiều hoạt động ăn uống, giải trí, vui chơi hơn. Vào những ngày nghỉ cuối tuần những người lao động có thể đi thăm thú ở những địa danh gần, một số công nhân đi tắm biển, đi vãn cảnh chùa…

114

Họ ít đi chơi xa vì mất nhiều tiền cũng như không được nghỉ nhiều. Những thanh niên trẻ tuổi thường đến các tụ điểm ăn chơi dành cho giới trẻ như các sàn nhảy, câu lạc bộ đêm. Mỗi vé vào trong sàn nhảy khoảng 10 NDT, nếu như ai đó muốn uống gì thêm sẽ phải trả thêm. Những thành phố lớn, lung linh ánh đèn vào buổi đêm, nhiều thanh niên lao động trẻ lắc lư theo những điệu nhạc ồn ã từ những sàn nhảy sau một ngày làm việc. Chính vì thường xuyên lui tới những tụ điểm này nên nhiều người mắc phải nhiều tệ nạn xã hội như hút ma túy đá, mại dâm và đánh bạc. Đặc biệt là nhóm những người môi giới họ có nhiều tiền hơn, mặc dù đã có gia đình ở Việt Nam nhưng khi sang đó họ thường tìm đến mại dâm hoặc cặp bồ. Có những môi giới sống ở bên đó vài năm không về, họ chỉ gửi tiền về nhà và điều khiển đưa người từ xa. Họ cũng thường xuyên tổ chức đánh bạc với những lao động Việt Nam hoặc với những người Trung Quốc.

Khi sang Trung Quốc họ có một cuộc sống khác hẳn, được tiếp xúc với những văn hóa mới mà trước đây họ chưa bao giờ thấy. Tất cả những thú vui mới lại cám dỗ họ, nhiều lao động đã sử dụng toàn bộ số tiền mình kiếm được cho các hoạt động vui chơi. Nhóm nữ có vẻ ít hơn nhưng họ lại đầu tư nhiều tiền vào việc mua quần áo, điện thoại, những mái tóc xanh, tóc đỏ được nhuộm thường xuyên.

Tiểu kết chương 3

Người Ngái ở Tân Hoa tham gia lao động xuyên biên giới chủ yếu tìm đến công việc ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến và thậm chí có người đến tận Thượng Hải. Trong đó hai loại hình công việc người Ngái tham gia nhiều nhất đó là chặt mía và làm công nhân cho các công xưởng quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra còn có một số công việc khác như phát rừng, bón phân cho cây rừng, bốc vác, vận chuyển hàng hóa và thầu xây dựng.

Hầu hết các nhóm lao động đều được các chủ lao động tạo điều kiện để làm việc như hỗ trợ nhà ở, ăn uống và cho tạm ứng tiền trong thời gian đầu làm việc. Những lao động, bị chủ, người môi giới lao động bóc lột, ăn chặn, bớt xén sức tiền lương diễn ra phổ biến. Những lao động tự đi, không qua tay người môi giới có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

115

Để có thể lấy được đồng tiền từ Trung Quốc về thì người lao động phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc, làm việc nhiều giờ trên ngày. Họ luôn sống trong trạng thái lo âu, sỡ hãi vì sợ sẽ bị các lực lượng chức năng Trung Quốc phát hiện. Những người bị phát hiện nhập cư trái phép thường bị giam dữ sau đó trục xuất về Việt Nam. Bên cạnh đó còn có nhiều tệ nạn xã hội khác xảy ra chủ yếu là giữa những nhóm lao động Việt Nam như đánh nhau, bóc lột, tống tiền.

Hầu hết những người lao động đều nhận được mức lương khá cao so với mặt bằng lương ở Việt Nam. Tuy nhiên, tùy vào mức chi tiêu cũng như tiết kiệm của từng người mà số tiền họ mang về thường không giống nhau. Các nhóm lao động sâu trong nội địa thường chi tiêu vào các hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn nên số tiền tiết kiệm được thường không nhiều.

116

CHƢƠNG 4

TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG XUYÊN BIÊN GIỚI 4.1. Động cơ di cƣ

Từ trước đến nay Vặt Ngoài vốn là một làng với kinh tế thuần nông, canh tác theo mùa vụ. Hàng năm thời gian mùa vụ từ Tháng Ba đến Tháng Mười âm lịch. Trong khoảng thời gian này người Ngái tập trung lao động, sản xuất, canh tác lúa nước hai vụ. Vụ lúa Xuân - Hè bắt đầu vào cuối tháng hai, đầu tháng ba, vụ lúa Hè - Thu bắt đầu từ tháng sáu đến tháng mười. Ngoài ra còn chăm sóc cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều, vải thiều thường ra hoa vào khoảng tháng giêng, tuy nhiên thời gian đó cây chưa cần chăm sóc nhiều và thu hoạch quả vào cuối tháng năm âm lịch. Mùa nông nhàn từ cuối tháng mười đến tháng hết tháng hai năm sau. Đây là thời gian mùa đông lạnh nên việc trồng cây cối, rau màu không phát triển, ít công việc. Trước đây vào vụ nông nhàn người Ngái chỉ đi hái củi, chất thành những đống to để dành làm chất đốt cho cả năm. Nhưng vài năm gần đây khi nhiều gia đình đã có bếp ga sử dụng, tỉa các cành vải thiều có thể sử dụng làm chất đốt dẫn đến dư thừa lao động, không có việc làm. Chính vì thế rất nhiều người Ngái đã di cư vượt biên sang Trung Quốc để làm. Bởi vì mùa nông nhàn nên cả những người cao tuổi nhưng có sức khỏe nên vẫn đi làm. Bá Đ (57 tuổi) chia sẻ: “Trước tết thì mình cũng không có gì làm nhiều, ở nhà mãi cũng chán, đi làm thì lại có thêm tiền. Sau tết vải ra hoa rồi nhưng lúc ấy chưa cần chăm sóc nhiều nên vẫn đi được, đi về mình mới chăm”.

Bảng 4.1: Lý do di cƣ tìm việc làm bên Trung Quốc của ngƣời Ngái

Lý do di cư Tỷ lệ (%)

Tận dụng thời gian nhàn rỗi 41,9

Tăng thêm thu nhập 22,6

Lương ở bên TQ cao hơn VN 49,3 Có bạn bè, người thân giới thiệu 9,8 TQ dễ tìm việc làm hơn VN 35,4

Ở quê thiếu việc làm 45,6

Thích đi cho biết 3,2

117

Theo kết quả phỏng vấn bảng hỏi thì lý do thời gian nhàn dỗi nhiều là một trong những lý do khiến người Ngái di cư đông, chiếm 41,9%. Thời gian nhàn dỗi nhiều cũng đồng nghĩa với người Ngái không có việc làm, có đến 45,6% những người di cư vì không có việc làm. Đây được coi là hai lý do khiến người Ngái ra đi khỏi lũy tre làng, vượt biên nguy hiểm để tìm công việc ở nơi đất khách quê người.

Người Ngái đã canh tác nông nghiệp truyền thống từ bao đời nay sống trong một cộng đồng khép kín, tất cả mọi sinh hoạt văn hóa, hoạt động kinh tế giao lưu chủ yếu gói gọn trong phạm vi của lũy tre làng. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc trưng canh tác mùa vụ đã làm cho tỷ lệ thiếu việc làm trong cộng đồng người Ngái tăng cao. Đặc biệt khi nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi học ngày càng được chú ý hơn trước thì nhu cầu cần có tiền, có việc làm để có thu nhập giải quyết được các vấn đề của cuộc sống.

Khoảng chục năm trở về trước (những năm 2007, 2008) để tìm thấy một công việc ở địa phương là vô cùng khó khăn. Không có người thuê, không có việc gì để làm. Nếu có việc chỉ là đi làm thuê cho các hộ gia đình có điều kiện hơn, làm các công việc như cấy lúa, gặt, bẻ vải thuê… Tuy nhiên các công việc này chỉ mang tình thời vụ, số lượng người thuê rất ít, lương nhận được chỉ khoảng 30.000 VND/ ngày. Đến nay giá thuê lao động ở địa phương cũng chỉ khoảng 150.000 VND/ngày. Những gia đình khó khăn, tranh thủ mùa vụ, đi làm thuê để kiếm thêm chút tiềm trang trải sinh hoạt. Để tìm thấy một công việc thường xuyên, ổn định thì quả là quá khó khăn trong giai đoạn này. Vì thế có rất nhiều người Ngái đã tìm những công việc ở xa nhà hơn như đi chặt tre, vác gỗ ở bên Quảng Ninh, công việc vất vả nhưng cũng chỉ nhận được mức lương rất rẻ mạt. Những người đi ra ngoài làm thuê chủ yếu là những thanh niên trẻ tuổi. Đối với thanh niên là nam giới chủ yếu là đi làm thuê các công việc như phụ vữa, thợ xây, đầm đất,… “Năm 2007 ở quê có gì làm ngoài cấy lúa, khi nhà máy nhiệt điện Đồng Gì xây dựng anh đi làm thuê đóng cọc nhồi mỗi ngày được 50.000 VND, tính ra mỗi tháng được hơn triệu nhưng còn phải tự lo ăn uống, chỗ ở, anh làm thế lương còn cao so với những người làm tạo vụ chỉ có 20.000 VND một tháng thôi. Về sau, hết việc anh đi xuống Hà Nội khoan lỗ nhồi được 70.000 VND/ ngày. Nói chúng lương rẻ mà tìm việc thì khó”. (PVS anh S, 36 tuổi). Đối với nhóm nữ, một bộ phận rất nhỏ bắt đầu biết tìm đến các công xưởng,

118

công ty tư nhân, quán ăn, nhà hàng làm thuê nhưng xa nhà. “Năm 2008 mình đi làm thuê ở Hải Phòng, làm công nhân may lương được 450.000 VND/ tháng, tự lo ăn ở, chẳng còn được gì nên mình đi về nhà, sau đó đi Trung Quốc làm với mọi người”.

(PVS chị P, 26 tuổi).

Những người Ngái trong độ tuổi từ 25 trở lên đều có trình độ văn hóa thấp, không có bằng cấp cao. Vì thế để tìm được việc làm ở Việt Nam cũng rất khó khăn, mặc dù làm các công việc nặng nhọc nhưng lương vẫn thấp. Chị B cho biết: “Mình không đi làm Trung Quốc thì đi làm ở đâu, đi làm ở Việt Nam không có bằng cấp ai nó nhận”. Năm 2012, khi các khu công nghiệp cũng như thị trường lao động Việt Nam khởi sắc hơn nhưng nhiều người có bằng cấp thấp vẫn không thể tìm thấy việc làm. Vợ chồng anh P chỉ học hết tiểu học nên rất khó tìm một công việc tốt ở Việt Nam: “Năm 2012, anh chị có đi vào Đắk Lắk làm thuê, nhưng vào có mấy ngày công việc không như ý nên lại đi xuống Bình Dương làm ở khu công nghiệp, nhưng mà khổ lắm, nó bắt làm từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, trưa chỉ cho ăn hai cái bánh mỳ ai chịu được. Đã thế, phòng trọ thì toàn chuột, đêm ngủ nó còn cắn vào chân cho. Thế là anh chị đi về đi làm mía với mọi người, cũng may cuối tháng 10 vẫn có người đi”.

Trước đây tất cả các hoạt động kinh tế nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Làng Vặt Ngoài có hai cái đập nhân tạo để lấy nước cho tưới tiêu. Tuy nhiên những năm cuối thế kỉ XX, lãnh đạo thôn không hiểu vì lý do gì đã cho một người thầu quỹ đất chung của làng, người này đã tiến hành lấp đất lên đập chứa nước để mở rộng diện tích trồng cây ăn quả. Vì vậy làng đã đói nước nay lại càng đói hơn.

Kể từ năm 1998 làng bắt đầu có điện lưới và sau đó khoảng từ những năm 2000 trở đi dân làng bắt đầu biết khoan giếng để tưới vải, tưới lúa. Diện tích lúa chủ yếu phụ thuộc vào nước trời cũng như nước giếng khoan. Vì vậy, năng suất cây trồng thấp, bấp bênh, chất lượng kém. Tính đến thời điểm hiện tại thì tỷ lệ nghèo và cận nghèo của làng vẫn rất cao chiếm gần 50% tổng các hộ trong làng.

Nhiều người muốn kiếm thêm tiền để trả nợ, trang trải cuộc sống, đầu tư thêm trang thiết bị trong nhà. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ khi mới được cha mẹ

119

cho ra ở riêng, hoặc những cặp vợ chồng mới làm nhà họ cần có tiền để trả nợ. Vợ chồng anh S chia sẻ: “Năm đấy anh chị mới làm nhà xong, nợ gần 50 triệu bảo đi làm lấy tiền về trả nợ. Hai đứa con của chị còn bé tý, đều đi học cũng cần tiền nên đã đi là đi hai vợ chồng với hi vọng làm được nhiều tiền mang về. Bây giờ khá hơn rồi thì vẫn cần tiền tiêu vặt, tiên mua cây giống, tiền sinh hoạt, có bao giờ thừa tiền đâu chỉ có thiếu tiền thôi”. Vợ chồng nhà chị T cũng chia sẻ: “Chị có thằng con học đại học dưới Hà Nội mỗi tháng nó cần 3 triệu, đứa em thì học cuối cấp ba cũng tốn nhiều tiền. Mỗi tiền làm vườn thì được bao nhiêu, nhiều thứ cần phải tiêu lắm”.

Năm 2002 ý tưởng về chiến lược “hai hành lang, một vành đai” được hai Thủ Tướng Chu Dung Cơ và Phan Văn Khải khởi xướng. Với chiến lược hai vành đai, một hành lang kinh tế, bắt đầu từ Côn Minh (thủ phủ Tỉnh Vân Nam) đến Hải Phòng đi ngang qua Lào Cai và Hà Nôi, và một từ Nam Ninh đến Hải Phòng xuyên qua Lạng Sơn và Hà Nội, đồng thời phát triển vành đai Phòng Thành (Đông Hưng) sang Hạ Long và Hải Phòng. Nhưng về sau Trung Quốc với tham vọng lớn hơn khi đưa ra một chiến lược khác “một trục hai cánh” với tham vọng kết nối đến khu vực Asian. Đến cuối thập niên 2000 họ đã tích cực triển khai chiến lược này. Cụ thể hóa chiến lược này hai nước đã xúc tiến xây dựng đường cao tốc, đường sắt và thủ tục hóa các của khẩu để việc di chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn [50]. Ngoài ra, Trung Quốc còn rất rất nhiều chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế các tỉnh vùng biên giới như: biên mậu, hưng biên phú dân… Tất cả các chiến lược và chính sách này đã thúc đẩy kinh tế các tỉnh vùng biên cũng như các tỉnh ở khu vực phía Nam

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 116)