Đầu tƣ vào sản xuất

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 128 - 130)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.2. Đầu tƣ vào sản xuất

Kinh tế chính hiện nay của người Ngái là sản xuất nông nghiệp, họ đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng. Các diện tích trồng lúa trước đây được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả. Các thửa ruộng được cẩu mương, khoét rãnh cho thoát nước sau đó trồng nhiều loại cây ăn quả. Việc chuyển đổi này đồi hỏi số vốn đầu tư khá lớn cho việc mua phân bón, cây giống, thuốc bảo vệ thực vật, tiền thuê máy cẩu… Chính vì thế nhiều gia đình đã sử dụng số tiền họ làm được để đầu tư vào sản xuất. Có đến 48,3% (bảng 4.2.1) số hộ gia đình được hỏi đã sử dụng tiền vào mục đích này.

Việc đầu tư vào sản xuất của người Ngái thường không ồ ạt, do các gia đình người Ngái có diện tích sản xuất không lớn nên tùy theo vụ, theo giai đoạn mà họ đầu từ vốn vào sản xuất khác nhau. Như chú S: “Năm vừa rồi, vải có nhiều hoa nhưng thằng con lại đi công ty Trung Quốc, cái bình phun thuốc hỏng nên chú bảo nó gửi về cho 5 triệu mua cái máy phun. Vừa rồi sau tết đi làm mía về được mấy triệu thôi nhưng mà dành để mua thuốc sâu một nửa rồi”. Nhiều gia đình cũng đánh giá rất cao vai trò của những đồng tiền mình kiếm được đối với các hoạt động sản xuất kinh tết nông nghiệp của gia đình. Chị B chia sẻ: “Nếu mang tiền về mình tiêu vào gì đó rất nhiều thì lại thấy ngay, nhưng đôi lúc mình chỉ mua vài ba hộp hạt giống dưa, mấy hôm sau mình lại đi lấy hai, ba bao phân, cứ lắt nhắt mỗi thứ một ít thôi nhưng mà không có tiền đi làm mía thì lấy gì mà mua”.

Hàng năm hầu như số tiền đi chặt mía vụ đầu năm được nhiều gia đình chi cho sản xuất nông nghiệp. Bởi vì sau tết khoảng thời gian vải thiều ra hoa, bưởi, cam cũng bắt đầu kết quả. Hầu như gia đình nào cũng cần phải có phân bón và thuốc sâu để chăm sóc cây trồng. Thậm chí trong năm nhiều gia đình đã đi lấy chịu phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, hay cẩu đất chưa trả tiền. Họ thường hẹn trả vào sau những vụ đi làm thuê Trung Quốc về.

Ngoài đầu tư vào sản xuất nông nghiệp thì một số gia đình còn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Một số thanh niên sau khi đi làm thuê tại các công xưởng Trung

125

Quốc về góp với số tiền gia đình đã có để mua ô tô tải, chạy xe chở hàng, chở vật liệu xây dựng. Vài người lại đầu tư mua máy để đi khoan giếng cho những người dân trong làng và xung quanh. Các hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh ít, việc đầu tư vào kinh doanh là một công việc đầy mạo hiểm và tốn nhiều tiền vốn. Chỉ có những gia đình nào đã có tiềm năng kinh tế tốt trước đó, sau đó cộng với một số tiền nhỏ kiếm được từ làm thuê tại Trung Quốc thì mới dám đầu tư vào kinh doanh.

Như đã nói ở trên những người tham gia lao động xuyên biên giới thường là những người đang trong độ tuổi lao động, những gia đình hạt nhân, đa phần những đứa con của họ đều đang trong độ tuổi cần đến trường. Hiện nay, các quan niệm và tư tưởng về việc giáo dục của người Ngái cũng thông thoáng hơn trước. Hầu hết các gia đình đều muốn con mình có thể học tập thật tốt. Đặc biệt những gia đình có con cái học ở các bậc cao hơn như đại học, cao đẳng thì cần phải chi nhiều tiền hơn. Có 62% các hộ gia đình cho biết họ đã chi số tiền đi làm thuê từ Trung Quốc về cho con cái. Như vậy, có thể thấy những người Ngái đã có những thay đổi trong nhận thức, họ thực sự quan tâm nhiều hơn đối với những thế hệ tương lai của họ. Chị K chia sẻ: “Đứa bé nhà này học mẫu giáo mà còn tốn tiền hơn thằng anh, sáng đưa nó đi học phải mất 10 nghìn tiền quà, chiều đi học về có khi cũng phải mua quà cho nó, không mua nó cứ đòi. Tiền ăn hàng tháng ở lớp hơn 300.000 nghìn. Một năm riêng tiền cho nó ăn học với quần áo cũng phải hết chục triệu. Thằng anh cũng đang học lớp 3, nó không tốn bằng đứa em vì đi học vùng ba được hỗ trợ, nhưng một năm cũng phải mất mấy triệu cho nó học hành. Cô bảo không đi làm mía thì cũng bí lắm, được ít tiền về thì lại lo cho hai đứa con, rồi cả chi tiêu cho cả nhà”.

Tiền đi làm về ngoài đầu tư vào những việc trên thì nhiều gia đình cũng sử dụng nó để chăm sóc sức khỏe như mua thuốc khi ốm đau, đi tiêm, chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình. Có những gia đình số tiền để chi cho sức khỏe một năm không cao nhưng cũng không thể phủ nhận việc đi làm thuê tại Trung Quốc góp phần hỗ trợ cho cuộc sống của họ tốt hơn.

126

Một phần của tài liệu Di cư lao động xuyên biên giới của người ngái ở lục ngạn, bắc giang (Trang 128 - 130)