6. Cấu trúc luận văn
3.4. Cuộc sống của ngƣời lao động di cƣ tại nơi làm việc
Điều kiện ăn, ở
Hầu hết có thể thấy các điều kiện ăn ở của các nhóm lao động vượt biên tìm việc làm tại Trung Quốc được phân chia làm hai loại. Nếu như các công việc được tính lương theo tháng, theo ngày, hầu hết các chủ lao động sẽ bao, hoặc hỗ trợ nơi ăn ở. Nhưng đối với những lao động làm theo năng suất, sản lượng thì vấn đề ăn, ở do họ tự chịu trách nhiệm.
Nhìn chung, các khu nhà ở cho người lao động chỉ ở mức cơ bản, nhiều nơi còn tạm bợ, bẩn, ẩm thấp, thậm chí là không an toàn. Theo đánh giá của người lao động thì có 68% gặp phải những ngôi nhà kiểu này, có 22,3% những người được
106
hỏi phải sống trong những chỗ không có nhà tắm, nhà vệ sinh, những khu vực không sạch sẽ chiếm 9,7%.
Trong đó nhóm phải chịu tình trạng chung này nhiều hơn cả chính là những công nhân thu hoạch mía và trồng mía họ thường được chủ cho ở những ngôi nhà ngang, nhà cũ, nhà bỏ hoang của họ, rất ít công nhân được ở cùng nhà chủ. Những ngôi nhà này ẩm thấp, ít khi có giường, chủ yếu được kê bằng phản, vào mùa đông thường rất lạnh. Chị K cho biết: “Họ làm gì có giường cho mà ngủ, kê mấy miếng phản lên sau đó lót ít chăn xuống dưới, mùa đông gió lùa từ dưới vào lạnh lắm. Chỗ ở làm gì có nhà vệ sinh, ai muốn đi thì đi ra bãi, bẩn lắm ”. Chị M đi làm mía lại ở những khu nhà ở không có nhà tắm: “Ban ngày đi làm còn chịu được chứ buổi tối về lạnh lắm, cái nhà tắm lại không kín mình đi sang mình mới lấy mấy cái bao quây vào ấy, đi làm chỉ mong nhà nào có cái nhà tắm kín kín. Ngày làm mía dặm nữa, ngày làm bẩn như con trâu, tối về tắm thôi cũng ngại”. Những ngôi nhà mà dành cho người lao động có diện tích khoảng 20 mét vuông, đó sẽ là nơi ăn, ở của một đội lao động khoảng 10 người. Thức ăn của họ được chủ lao động mua giúp, thường một ngày sẽ phân công từ một đến hai người nấu ăn cho cả nhóm. Tùy theo sự hào phóng hay tiết kiệm của các nhóm lao động mà họ sẽ ăn khác nhau. Mỗi ngày trung bình một người làm mía ăn hết khoảng từ 10 đến 15 NDT. Các món ăn của họ chủ yếu là thịt lợn, cá, và các loại rau xanh. Bữa sáng được ăn từ rất sớm, khi trời còn chưa sáng rõ, họ mang theo thức ăn ra đồng, nếu như mùa đông lạnh họ sẽ hâm thức ăn cho nóng lên sau đó mới dùng bữa trưa. Mỗi người sẽ cầm một bát lớn sau đó múc cơm, rau trộn lẫn vào và ngồi riêng một chỗ để ăn, không bày mâm. Buối tối trở về sau một ngày mệt mỏi, họ phân công đun nước tắm, nấu cơm và ăn cơm vào khoảng 8 giờ tối.
Những lao động làm tại các công xưởng chủ yếu được chủ bao ăn, ở. Nơi ở của họ thường là những kí túc xá dành cho công nhân, mỗi phòng rộng khoảng 20 mét vuông trong đó chứa từ 4 đến 6 chiếc giường đôi là nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ từ 8 đến 12 người. Các cặp vợ chồng sẽ được phân chia nơi ở riêng. Nhìn chung nơi ở không quá thoáng đãng nhưng nó ở mức cơ bản để người lao động có thể ở được. Một số xưởng họ tách biệt công nhân Việt Nam và công nhân Trung Quốc. Đối với nơi ở của công nhân Việt Nam họ thường kiểm soát bằng cách cho bảo vệ canh cửa,
107
họ yêu cầu hạn chế ra ngoài, thậm chí có những xưởng không cho công nhân ra ngoài nhất là nhóm công nhân sang lần đầu tiên. Hầu hết các xưởng đều đặt khu nhà ăn, nhà nghỉ và khu sản xuất gần nhau, chỉ có một số ít tách ra khỏi khu vực sản xuất, nhưng không xa để người công nhân không mất nhiều thời gian đi lại. Một số xưởng có khu tắm riêng dành cho công nhân, sau khi tan làm, việc chờ đợi nhau tắm, đợi nước nóng để đến lượt mình khiến nhiều người cảm thấy ngột ngạt.
Các món ăn dành cho công nhân các xưởng đều không ngon hoặc ở mức có thể ăn tạm. Một đặc trưng trong các món ăn của Trung Quốc là họ thường cho ớt vào trong thức ăn. Người Việt sang đó ăn không quen nên nhiều người không ăn được. Có một số chủ xưởng nói với công nhân của mình rằng ăn ớt nhiều sẽ tăng sức đề kháng, tốt cho sức khỏe những công nhân Việt Nam. Nhưng đa phần các công nhân nói đó chỉ là một lý do ngụy biện cho việc họ không cho ăn ngon. Các món ăn tại các xưởng khá đạm bạc, không nhiều chất dinh đưỡng, các món không được đổi thường xuyên. Cô S nhớ lại lần đầu tiên đi làm của mình: “Ăn thì cho ăn khổ, nó cho mình ăn rau, các thứ lặt vặt thôi, thịt chỉ thái mấy miếng nhỏ tý vào cùng để lấy mỡ thôi, mọi người còn bảo nhau chúng nó cho ăn như chăn chó ấy, toàn rau bắp cải, rong biển, sáng ra ăn cháo với su su sào ớt, thi thoảng có cháo đường thì nó chia phần cho mình lưng bát con, còn cháo ăn với su su sào ớt nó cho ăn thoải mái nhưng mà cay quá mình không ăn được, mình không ăn quen ớt đâu. Trưa ăn cơm với rau bắp cải sào, su su, đỗ tương làm canh, tối cũng thế”. Chị M cũng đồng cảnh ngộ với cô S: “Nó cho ăn cơm, nhưng sào cái gì nó cũng cho đầy ớt vào. Hôm thì rau bí, hôm thì dưa chuột sào, hôm thì củ đậu sào, hôm thì đỗ sào. Một tháng nó cho ăn một cái còng gà chiên”. Có những xưởng họ lại phân thành hai nhóm, một bên ăn mất tiền và một bên ăn không mất tiền. Bên không mất tiền chủ yếu các món rau xanh sào ớt, một chút thịt vụn thái mỏng xào thập cẩm. Nếu ăn bên mất tiền thức ăn sẽ ngon hơn nhưng mỗi tháng sẽ bị trừ vào lương khoảng 200 NDT. Hầu hết những người lao động đến từ Việt Nam chỉ ăn bên phía thức ăn không mất tiền. Một số xưởng có quy mô lớn lại có hình thức cho tiền ăn vào trong thẻ, sau đó công nhân lấy thẻ đó để quẹt mua đồ ăn. Anh S chia sẻ: “Mỗi ngày công ty cho 5 đồng để ăn, họ bắn vào thẻ cho sau đó tự lấy tiền đó đến mua đồ ăn tại công ty, ai muốn ăn thêm thì phải tự bỏ thêm tiền. Ăn uống cũng tạm được, mới đầu
108
ít người khoảng hơn 20 chục người Việt Nam nên được ăn tốt, đủ ăn, về sau đưa sang hơn trăm người, đông người sang nó cho ăn không tốt”. Chính vì ăn uống không đảm bảo nên vào ngày nghỉ cuối tuần nhiều nhóm lao động thường mua thức ăn về phòng tự nấu, bổ sung dinh dưỡng cho cả tuần ăn cơm đạm bạc ở xưởng. Các công xưởng ít khi cho ăn sáng, chỉ có bữa trưa và bữa tối. Những công nhân muốn ăn sáng có thể tự nấu mì tôm hoặc mua bánh bao về ăn.
Một số công nhân do không thích cuộc sống cũng như ăn uống ở trong xưởng nên họ đã thuê nhà ở riêng và tự nấu ăn. Tuy nhiên con số này không nhiều và chủ yếu là ở các khu vực xưởng nhỏ, ở gần khu vực nông thôn nên tiền thuê phòng không quá đắt. Một phòng thường ở ba, bốn người chỉ hết vài chục NDT/người/tháng. Tiền thức ăn một tháng hết khoảng hơn 100 NDT. Cuộc sống ở ngoài thoải mái hơn về mặt không gian và ăn uống đầy đủ chất hơn.
Vào các buổi tối sau khi kết thúc công việc tại xưởng các nhóm lao động thường rủ nhau đi ăn uống, tham gia các hoạt động giải trí nhất là đối với nhóm nam lao động. Các nhóm lao động nữ thích đến các siêu thị để mua sắm. Tuy nhiên, có nhiều lao động luôn ý thức việc mình là lao động bất hợp pháp nên cũng hạn chế ra ngoài. Nếu như đi có việc cũng chỉ đi ít người không đi theo tốp, không cười nói rôm rả.
Trong các công việc có lẽ đi phát rừng, bón phân, và vác gỗ có điều kiện ăn ở nhiều khó khăn và nguy hiểm nhất. Khi họ phải sống trong rừng sâu, ngày đầu tiên đến họ chặt cây, san đất rừng thành một nơi bằng phẳng sau đó phủ bạt lên để ngủ và làm nơi sinh hoạt. Cuộc sống về ban đêm thường kèm theo nhiều nỗi sợ hãi, sợ sự tĩnh mịch của buổi đêm trong rừng vắng, sợ các con rắn, rết có thể bò lên người khi ngủ. Việc ăn uống ở trong rừng sâu thường không đảm bảo do xa đường lớn, xa chợ nên, các thức ăn thường được các chủ lao động mua nhiều để dự trữ. Nhưng ở trong rừng sâu lại không có nơi để bảo quản nên các thức ăn thường nhanh hỏng. Anh P chia sẻ: “Rừng toàn cây, mở mắt ra toàn thấy cây chứ có thấy nhà đâu, cây cao ngút. Làm cái khung như cái lều dựng như thế, lấy bạt che, 4 người ở trong cái lều như thế, nấu ăn thì ở ngoài, sáng 5 rưỡi mới dậy, làm gì có ai dám dậy sớm vì sợ. Tối ngủ còn toàn chen nhau vào góc, anh với anh X nhát non không dám ngủ
109
ngoài. Có 4 người mua hàng 10 cân thịt chao vào để ăn dần, khổ lắm có được ăn tươi đâu, rau muống mua về để vàng hết lá. Nấu xong phải lấy hòn đá thật to đè lên vung nồi không sợ chó ăn, lúc đó ở đấy nhiều chó lắm”.
Những người đi lái đò thường đêm làm ngày nghỉ. Có một số chủ cho người lái đò ở ăn, ngủ nghỉ ở trên thuyền. Hầu hết những người lái đò là những thanh niên trẻ tuổi, chưa lập gia đình nên thường đi ra ngoài ăn uống, tụ tập nhau sau những giờ làm việc. Một số chủ đò cho những những lao động về nhà họ ở, tất cả mọi sinh hoạt ăn uống đều do họ lo.
Nhóm lao động đi làm xây làm theo công khoán chính vì thế việc ăn uống do họ tự quyết định. Nơi ở sẽ do nhà chủ sắp xếp, nhưng thông thường họ cũng dựng những chiếc lán cạnh nơi những công trình được xây dựng để việc đi lại thuận tiện hơn.
Các mối quan hệ nơi làm việc
Các công việc được làm ở tỉnh Quảng Tây cạnh biên giới Việt Nam thường không có sự kiểm tra, tuần soát của lực lượng Công an Trung Quốc. Nhiều lao động cho biết Trung Quốc không giống như ở Việt Nam khi có người lạ đến công an sẽ lập tức đến tra hỏi. Họ ở Trung Quốc vài tháng, thậm chí đi từ năm này qua năm khác không có bất kỳ công an, trưởng thôn hay ai đến hỏi thông tin về họ. Đây cũng được coi là một lợi thế giúp những người lao động yên tâm làm việc hơn. Tuy nhiên chỉ có những trường hợp hi hữu xảy ra, nhất là vào những thời điểm căng thẳng chính trị giữa hai nước lên cao. Anh P đi phát rừng chia sẻ: “Ba giờ sáng ông chủ đã chạy đến gọi bảo mình giấu nồi niêu rồi lấy lá đậy, quần áo thì vứt chỗ nào mà nó không thấy được. Ông ấy bảo bọn anh chạy lên rừng trốn, trời vừa nóng vừa hôi, muối đốt, không được ngủ. Đến trưa ông chủ mua cho mỗi người hai cái bánh bao, rồi một chai nước trà xanh không độ của Tàu nữa, nó vẫn sợ nó bảo mình trốn thêm một đêm nữa. Thế mình nghĩ nó bắt thì bắt, cứ chạy về lán ở không ở trong rừng mãi muỗi đốt chết…”.
Nguy hiểm nhất có thể nói chính là đối với nhóm lao động đi sâu vào bên nội địa Trung Quốc, sự tuần tra của các lực lượng cảnh sát, công an thường xuyên hơn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều các cuộc ẩu đả, đánh nhau xảy ra, cướp bóc, tống tiền,
110
bắt nạt. Những xung đột và tệ nạn này chủ yếu xảy ra bởi các nhóm lao động người Việt Nam với nhau. Hầu hết các xưởng ở Trung Quốc họ bảo lãnh được người Việt ở trong xưởng thì họ mới nhận công nhân. Theo điều tra của Reuters chủ lao động sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD) hoặc nhiều hơn cho việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp [43]. Vì vậy giữa chủ lao động Trung Quốc đã có những thỏa thuận ngầm với an ninh chính quyền của họ cũng như có sự bảo trợ của những băng đảng địa phương. Mặc dù vậy, các lực lượng cảnh sát vẫn thường xuyên đột nhập các xưởng kiểm tra, có thể vào các dịp họ tổ chức càn quét những người nhập cư bất hợp pháp. Hoặc họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ để che đi những thỏa thuận ngầm giữa họ và những chủ lao động. Chị B cho biết: “Bọn chị đi làm cái xưởng đấy một tháng phải chạy công an 2, 3 lần, công an nó đến kiểm tra xưởng, nó có hẳn cái nhà ở gần đấy để nó chứa người Việt, cả những người Trung không đủ tuổi nó cũng phải trốn. Tầm trưa 11 giờ, 12 giờ nó đến kiểm tra mình chạy, chạy đi đến tối lại về. Nó biết rõ là xưởng này có người Việt Nam rồi, chủ bao rồi nhưng nó vẫn đến kiểm tra, mình vẫn phải chạy nếu mình vẫn ngồi đấy thì chướng mất quá, nó sẽ bắt ngay”. Mặc dù vẫn làm việc hàng ngày nhưng trong lòng họ không thể tránh khỏi những lo sợ, một ngày sẽ bị công an Trung Quốc bắt, nhiều lao động đi làm đã phải va chạm với công an tới vài ba lần. Chị Mi chia sẻ: “Em đi làm bị công an đột nhập xưởng ba lần rồi, hai lần trong một tháng nhưng mà chạy được, ông chủ nó cho chạy cửa sau đi ra ngoài, mình thích đi đâu thì đi, đến tối mới quay lại. Lần thứ ba nó đến canh xung quanh xưởng, không biết chạy đi đâu, thi nhau chạy toán loạn, mấy người chạy ra cửa chính, em cũng chạy theo, một thằng cảnh sát nó túm được đuôi tóc em, nhưng dây buộc tóc tuột ra, trời mưa lại trơn nên nó bị trượt, thật may lần đó em thoát”. Tuy nhiên may mắn đã không mìm cười với chị Mi thêm lần nữa: “Lần đấy có mấy thằng nó đánh nhau công an bắt đi tù xong nó khai ra trong xưởng còn người Việt, nó đến nó bắt hết về đồn, nó cũng hỏi là ở đâu, ai đưa đến, mình cứ bảo mình tự đi thôi. Về sau nó giam ba tháng, ở đấy nó bắt làm các công việc như gắn hoa, làm vòng để chúng nó bán ấy mà. Sau đó nó thả ra, em lại vẫn ra xưởng cũ làm”.
Càng đi sâu vào trong khu vực nội địa thì sự kiểm soát của Công an Trung Quốc càng cao, nhất là những nhóm lao động làm việc tại Thượng Hải. Nếu như các
111
lao động bị bắt giữ thường bị giam từ hai đến ba tháng. Trong thời gian giam giữ các lao động thường bị chích lấy máu để kiểm tra thường xuyên, bị tra hỏi các thông tin cá nhân cũng như các thông tin liên quan đến vấn đề vượt biên trái phép. Nhiều lao động bị ngược đãi trong ăn uống cũng như bị đánh khi tra khảo.
Để đảm bảo an toàn, che dấu các công nhân nhập lậu từ Việt Nam và các nước khác các chủ lao động thường làm các chứng minh thư giả cho người lao động. Một người đàn ông chuyên làm giấy tờ giả cho biết “một số lượng lớn” các giấy tờ giả cho người lao động nước ngoài bất hợp pháp từ Myanmar và Việt Nam. Tất cả ông cần là một cái tên giả và một bức ảnh của người lao động để làm ra một thẻ căn cước. Thẻ có giá khoảng 100 nhân dân tệ, hoặc 16 USD [43]. Khi những lao động đến xưởng sẽ được chủ cho người đến chụp ảnh, hỏi tên. Thông thường thì các chứng minh thư giả được phiên dịch từ tên Việt Nam sang tên Trung Quốc. Các lao động được căn dặn cần mang theo chứng minh thư giả khi ra ngoài, nhớ tên gọi của