Hoàn thiện chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo cho công

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 114 - 117)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Hoàn thiện chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo cho công

công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS phù hợp với thực tiễn của địa phương

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, đầu tư cho giáo dục, đặc biệt chú trọng đến đội ngũ cán bộ quản lý, Nghị quyết số 29/NQ-TW đã chỉ rõ: “Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.[5].

Do đó việc thực hiện tốt chính sách, chế độ, khen thưởng, kỷ luật đối với CBQL ở các trường THCS nhằm mục tiêu tạo điều kiện để họ yên tâm, phấn

khởi công tác, phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Chính sách, chế độ đãi ngộ là "đòn bẩy", là động lực để đẩy mạnh nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ CBQL. Chế độ, kỷ luật nghiêm minh giúp cho đội ngũ CBQL luôn luôn làm việc đúng pháp luật, gương mẫu chấp hành kỷ luật, chỉ đạo, lãnh đạo nhà trường đi đúng hướng. Đây là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay, trước những thời cơ, thách thức vô cùng to lớn, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật là vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật không đúng hoặc chưa tốt sẽ gây hậu quả xấu trong giáo dục, ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học.

Để phát huy tốt vai trò người CBQL ở các trường THCS của huyện Kim Động trong giai đoạn hiện nay, ngoài chính sách, chế độ chung cần phải có những chính sách địa phương hỗ trợ riêng cho công tác này.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện a) Đối với các chính sách, chế độ đãi ngộ

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách của Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBQL ở các trường THCS. Kịp thời giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của đội ngũ CBQL ở các trường THCS trong việc thực hiện chế độ chính sách. Thực tế cho thấy cần phải ban hành chính sách, chế độ đãi ngộ của huyện như:

- Hỗ trợ kinh phí cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ưu tiên xem xét đề bạt, bổ nhiệm những giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên trong đội ngũ, đặc biệt là giáo viên chưa đạt thành tích để họ tích cực phấn đấu.

- Xây dựng và tổ chức tốt đời sống tinh thần cho CBQL ở các nhà trường nói chung, ở các trường THCS nói riêng. Phát huy vai trò của công đoàn trong việc động viên đối với những CBQL giỏi, có thành tích xuất sắc như tổ chức đi tham quan, du lịch, nghỉ mát trong dịp hè.

Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ làm cho đội ngũ CBQL có thêm động cơ trong công tác, trong học tập và rèn luyện, tạo tâm lý thoải mái trong công việc. Vì vậy phòng GD&ĐT cần tiến hành các việc sau đây:

- Xây dựng quy chế và tiêu chuẩn riêng về lĩnh vực này; Tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt.

- Xây dựng những tiêu chí cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm những chức vụ quản lý; tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt.

- Phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục huyện tìm hiểu hoàn cảnh của đội ngũ CBQL để thực hiện chế độ đãi ngộ cho phù hợp.

- Hàng năm tham mưu UBND huyện hỗ trợ kinh phí để thực hiện. Phòng GD&ĐT tham mưu với Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện có văn bản vận động các lực lượng trong xã hội ủng hộ kinh phí cho công tác này.

- Thành lập Hội đồng bình xét các tiêu chuẩn theo quy chế đã đề ra.

b) Đối với công tác thi đua, khen thưởng

Ngoài các hình thức khen thưởng như: Lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua các cấp, nhà giáo ưu tú, ... cần có hình thức khen thưởng riêng cho từng lĩnh vực công tác trong năm học như: Khen, thưởng cho CBQL có công tác tham mưu giỏi trong công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, vận động các nhà tài trợ, hảo tâm ủng hộ cho giáo dục; CBQL làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; CBQL có biện pháp quản lý giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường mang tính đột phá; CBQL có tinh thần tự học, sáng tạo, vượt khó; CBQL có sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học hay các công trình nghiên cứu khác được áp dụng rộng rãi trong huyện ...

Phòng GD&ĐT xây dựng tiêu chuẩn khen, thưởng, phù hợp với tình hình địa phương, tham mưu, trình UBND huyện phê duyệt. Cuối năm học tổ chức Hội đồng bình xét khen, thưởng và đề nghị cấp trên khen, thưởng.

c) Đối với việc xử lý kỷ luật

Phòng GD&ĐT thực hiện kỷ luật theo quy định hiện hành. Phải thực hiện kỷ luật nghiêm minh nếu CBQL vi phạm khuyết điểm. Thực hiện đúng những quy định về kỷ luật, không nể nang, buông lỏng, đảm bảo khách quan, công bằng đối với tất cả CBQL vi phạm, không nâng quan điểm với đối tượng quản lý này mà coi nhẹ đối tượng quản lý khác. Song với mục tiêu: Kỷ luật để CBQL sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ, làm gương cho người khác, để đội ngũ CBQL ngày càng phát triển về phẩm chất và năng lực.

d) Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính cho công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Cũng như các hoạt động khác, công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện Kim Động không thể hô hào, động viên chung chung về mặt tinh thần. Đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo có tinh thần trách nhiệm, có lòng yêu nghề, có tinh thần vượt qua khó khăn, nhưng cũng không vì thế mà duy ý chí, không tạo điều kiện đảm bảo cho công tác này phát triển một cách bền vững.

Vì vậy, để công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở huyện Kim Động thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu về “Đổi mới căn bản, toàn diện”, thì cần phải đầu tư cơ sở vật chất (trang thiết bị làm việc), đầu tư tài chính (kinh phí đào tạo, bồi dưỡng), tài liệu giáo trình (cập nhật các tri thức, kỹ năng quản lý), cũng như việc thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia các đợt tìm hiểu, tập huấn tại các điển hình tiên tiến trong và ngoài nước, để giao lưu học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 114 - 117)