Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kim Động

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 54)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Kim Động

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên:

Kim Động là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hưng Yên, giáp với thành phố Hưng Yên, được tái lập tháng 1/1996. Diện tích tự nhiên 114,74 km2, dân số 127.988 nhân khẩu. Huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 01 thị trấn. Kim Động nằm ven trục đường Quốc lộ 39A nên có điều kiện thuận lợi về trong việc lưu thông, trao đổi với các huyện, tỉnh xung quanh.

Là một huyện đồng bằng, với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên thuận lợi đã tạo điều kiện cho Kim Động trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá với các huyện, tỉnh bạn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân huyện Kim Động với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường trong lịch sử đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Người dân Kim Động cần cù sáng tạo, có ý chí tự lực tự cường, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất chính là giá trị văn hoá để Kim Động có động lực phát triển mạnh nền kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ và nhân dân Kim Động ra sức phấn đấu góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nền kinh tế của huyện có sự tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng

trưởng kinh tế năm 2013 là 12,8%. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng từ 4,5% - 5,5%/năm. Sản xuất nông nghiệp đã có chiều hướng phát triển tốt, coi trọng việc tăng giá trị sản phẩm hàng hoá, sự chuyển dịch cơ cấu giữa cây trồng - vật nuôi cũng như sự thay đổi mùa vụ, áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, đổi mới cây con giống... ngày càng được chú trọng, không những đã khai thác được tiềm năng đất đai, sức sản xuất của nhân dân mà còn bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho ngành. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh sang kinh tế công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có tới 114 doanh nghiệp đang kinh doanh và sản xuất thu hút gần 3000 lao động. Tuy nhiên Huyện Kim Động vẫn là một huyện nông nghiệp, sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chưa nhiều, chất lượng nông sản chưa cao; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, số lượng ngành nghề, kỹ thuật công nghệ còn ở mức nhất định, chưa tận dụng khai thác thế mạnh dịch vụ - du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Do vậy cần phải có sự đầu tư và quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các ban ngành của tỉnh, huyện nhằm đưa nền kinh tế Kim Động ngày càng phát triển ổn định.

Sự nghiệp giáo dục, y tế được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học trong đó có 04 trường đạt mức độ 2, bỏ qua mức độ 1 và phổ cập giáo dục THCS tiếp tục được duy trì; công tác triển khai phổ cập trẻ Mầm non 5 tuổi đảm bảo đồng bộ, kịp thời. 100% các xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc, điện, đường, trường học, trạm y tế đã cơ bản được hoàn thiện.

Sự nghiệp văn hoá thu được nhiều thành tựu, phong trào xây dựng gia đình, làng, xã văn hoá được đẩy mạnh. Toàn huyện có trên 70% số làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá. Đời sống nhân dân Kim Động được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo chỉ còn dưới 1%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

Kim Động còn là mảnh đất có truyền thống hiếu học. Phát huy truyền thống ấy, con em Kim Động không ngừng tu dưỡng, phấn đấu và học tập nâng cao trình độ học vấn, góp phần xây dựng quê hương. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến năm 2014 toàn huyện có 35 tiến sỹ, 157 thạc sỹ là người Kim Động đang học tập và công tác trên mọi miền đất nước.

Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục huyện Kim Động phát triển.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (Trang 52 - 54)